Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 33)

C HƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÔNG BẰNG XÃ HỘI

1.3.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Sau một thời gian dài phát triển đất nước theo mô hình tập trung bao cấp, Trung Quốc quyết định thực hiện cải cách quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường, mở cửa ra bên ngoài.

Hiện nạy, Trung Quốc trở thành một quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh trên thế giới. Để có những thành tựu đó kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực hiện công bằng xã hội là gì?

Một thực tế đã diễn ra ở Trung Quốc trong quá trình đổi mới để có được sự phát triển kinh tế thần kỳ, Trung Quốc đã tập trung được mọi năng lực để tăng

trưởng kinh tế và chính điều này đã làm cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc thời gian qua là “quá nóng” và đẩy Trung Quốc tới những khó khăn nan giải như:

Một là: Do ưu tiên tăng trưởng GDP quá mức, xem nhẹ sự phối hợp phát triển kinh tế và xã hội, phần lớn nhân dân ít được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế, thiếu sự chăm sóc sức khoẻ và y tế, thiếu điều kiện tiếp cận với giáo dục, làm cho năng lực con người bị giảm sút, cản trở quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay, năng lực con người giữ vị trí trọng yếu trong phát triển.

Hai là: Sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các nhóm xã hội, các vùng miền ngày càng tăng vì thời kỳ đầu của cuộc cải cách Trung Quốc thực hiện chính sách cho phép một bộ phận dân cư và một số khu vực giàu lên trước nhằm mục đích giải phóng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo của lực lượng sản xuất, không quan tâm cải thiện điều kiện sống và lao động cho những người nghèo. Do đó, chênh lệch giàu - nghèo giữa các tỉnh bờ miền Đông - Nam với các tỉnh miền Tây lên tới 6 lần.

Sự phân biệt giàu - nghèo ngày càng sâu sắc, nếu số người nghèo trong xã hội mà chiếm tỷ lệ cao thì tất yếu dẫn đến tiêu dùng xã hội giảm, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế đồng thời còn tích tụ những rủi ro về mặt xã hội.

Ba là: Vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã đi sâu cải cách nền kinh tế theo hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đa dạng hoá sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế theo hướng tăng tính cạnh tranh và hiệu quả. Tỷ trọng kinh tế Nhà nước giảm xuống đáng kể nhưng không có giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho số lao động bị mất việc ở khu vực này nên nạn thất nghiệp tăng cao. Và khi nạn thất nghiệp cao sẽ dẫn đến giảm cầu về sản phẩm hàng hoá, ảnh hưởng xấu đến sản xuất., mặt khác gây bất ổn xã hội. Đình công,

biểu tình ngày càng diễn ra thường xuyên hơn trong các xí nghiệp có khi lên đến hàng chục nghìn người, gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Bốn là: Môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng do tài nguyên, thiên nhiên bị khai thác quá mức. Điều này gây sự bất công bằng trong hiện tại và cướp đi nguồn sống của các thế hệ tương lai, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước [51, tr.62-66].

Đứng trước những thách thức nêu trên, Trung Quốc đã có những cố gắng trong đổi mới phương thức phát triển kinh tế - xã hội bằng cách kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

Nghị quyết Trung ương Ba khoá XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh phương trâm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội là phải coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển; phải xuất phát từ lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội . Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những giải pháp nhằm giảm bớt mâu thuẫn gay gắt giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, tập trung ở những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất: Chuyển từ chính sách ưu tiên cao độ cho tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên bảo đảm công bằng xã hội, thực hiện phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Ví dụ: Chính phủ Trung Quốc chuyển trọng tâm từ phát triển kinh tế sang giải quyết những vấn đề xã hội như khắc phục tình trạng nghèo đói, sự tụt hậu về y tế, giáo dục, nạn thất nghiệp, ngân sách Nhà nước trước đây phần lớn đầu tư cho phát triển kinh tế nay chuyển sang đầu tư chủ yếu cho các dịch vụ công cộng, cho hệ thống an sinh xã hội.

Thứ hai: Giảm khoảng cách thu nhập giữa các vùng, miền giữa nông thôn và thành thị

Ví dụ: Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn. Từ năm 2004 thực hiện mỗi năm giảm 1% thuế nông nghiệp và xoá bỏ thuế nông nghiệp sau 5 năm, tức là 7% năm 2003 xuống còn 0% năm 2009.

+ Cải thiện môi trường chuyển dịch việc làm, tạo điều kiện để người lao động ở nông thôn tự do di chuyển ra khu vực thành thị như cải cách chế độ hộ tịch, hộ khẩu, hình thành chế độ việc làm bình đẳng giữa những người lao động nông thôn và lao động thành thị.

Thứ ba: Thực hiện chiến lược phát triển bền vững, bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển dân số, tài nguyên, môi trường, phát triển xã hội khá giả, toàn diện, đời sống giàu có với môi trường sinh thái nhân văn tốt đẹp. Ví dụ: Trung Quốc chủ trương thực hiện tuyên truyền trong toàn xã hội để mọi người dân nhận thức được ý nghĩa của việc tiết kiệm tài nguyên,bảo vệ môi trường sinh thái. Nghiêm cấm mọi hành vi cướp đoạt tài nguyên, huỷ hoại tự nhiên gây ô nhiễm môi trường sống…

Vậy có thể thấy, quan điểm kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một chủ trương đúng và cấp bách để thiết lập lại sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội ở Trung Quốc.

Nói như vậy không có nghĩa là triệt tiêu tăng trưởng kinh tế và chú trọng quá mức đến công bằng xã hội, và ngược lại, vì tập trung thái quá cho tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến thảm hoạ về môi trường sống, nhưng nếu ưu tiên quá mức đến bảo đảm công bằng xã hội sẽ dẫn đến triệt tiêu động lực tăng trưởng kinh tế như đã từng xảy ra ở một số nước trên thế giới. Vì vậy, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ưu, tiên cho tăng trưởng kinh tế hay công bằng xã hội là một vấn đề không đơn giản. Để có kinh nghiệm trong thực hiện vấn đề công bằng xã hội, các quốc gia cần nghiên cứu sự tác động qua lại giữa

tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Xem xét các lý thuyết và thực tiễn các mô hình phát triển trên thế giới để đi đến thực tiễn áp dụng cho sự phát triển kinh tế của quốc gia mình một cách có hiệu quả.

1.3.3. Kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á

Thứ nhất: Kinh nghiệm của Việt Nam

Nội dung cơ bản trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội. Do đó, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế và phát triển xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tuy nhiên, việc đảm bảo cả tăng trưởng kinh tế lẫn công bằng xã hội không phải là dễ dàng. Làm thế nào để vừa có tăng trưởng kinh tế vừa thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

Để làm được việc đó, kinh nghiệm của Việt Nam trong thời gian qua là:

Một là: Thực hiện phân phối công bằng, hợp lý tư liệu sản xuất và các điều kiện của sản xuất như đất đai, nhà máy, tài nguyên, kết cấu hạ tầng, vốn, thị trường, thông tin… vì đây là cơ sở để tạo ra thu nhập cho các thành viên trong xã hội. Giải quyết vấn đề này là tạo ra được công bằng, hợp lý ngay từ gốc, từ cơ sở sản xuất chứ không phải chỉ giải pháp ở ngọn theo kiểu dùng chính sách để điều tiết thu nhập thực tế của người lao động.

Hai là: Thực hiện phân phối kết quả sản xuất một cách công bằng, hợp lý. đây là điều kiện, động lực thúc đẩy người lao động hăng say, tích cực sản xuất, khai thác mọi tiềm năng của đất nước phục vụ quá trình phát triển kinh tế đồng

thời thực hiện công bằng xã hội, phát huy tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ba là: Đảm bảo điều kiện phát triển năng lực của mọi người dân để họ cùng có cơ hội vươn lên trong cuộc sống. Vì con người là nhân tố trung tâm của mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội. tạo điều kiện cho con người phát huy năng lực lao động sáng tạo sẽ đẩy nhanh được quá trình tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và giúp họ có cơ hội được hưởng sự công bằng.

Phát huy nhân tố con người thông qua phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng bằng cách giúp họ được hưởng một nền giáo dục cơ bản, được đào tạo nghề nghiệp, tìm được việc làm, chăm sóc y tế… qua đó giúp mọi người có cơ hội tự lo liệu cuộc sống cho mình ngày càng tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai: Kinh nghiệm của Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia.

Các nước ở vùng lãnh thổ Châu Á được coi là nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Từ những năm 1960 đến những năm 1990, các nước như Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Trung Quốc, Đại Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đạt được mục tiêu tăng trưởng và giảm bất bình đẳng xã hội trong suốt 3 thập niên.

Từ những năm 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân ở các nước kinh tế năng động này rất cao, đạt từ 4-6 lần. Mặc dù các nước này bị cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1987 tàn phá, song không thể phủ nhận những thành tựu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đi liền với việc cải thiện căn bản các chỉ số phát triển xã hội.

Theo một số nhà nghiên cứu, để giải quyết tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội các nước này đã thực hiện những chính sách sau đây: Dân chủ hoá kinh tế. Đây là tiền đề cơ bản đầu tiên đảm bảo cho công bằng. Dân chủ hoá kinh tế đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế trước đây vốn là thuộc địa.

+ Cải cách ruộng đất và phát triển nông thôn. Đây là yếu tố ban đầu tạo ra sự công bằng.

+ Phát triển kinh doanh vừa và nhỏ để tạo việc làm cho người lao động, xã hội ổn định, các nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả.

+ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tạo lập thị trường lao động kinh doanh.

Đầu tư cho giáo dục và phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất, cơ hội cho mọi người phát huy tài năng và khả năng của mình. Đây là yếu tố bảo đảm tăng trưởng nhanh, bền vững và giảm bớt bất bình đẳng.

+ Chính sách phúc lợi xã hội về nhà ở.

Các nước Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia không hướng chính sách phúc lợi vào việc thoả mãn một cách bình quân chủ nghĩa những nhu cầu cơ bản của con người. Tuy nhiên, họ chú trọng đến những nhu cầu về nhà ở, dịch vụ, y tế, chăm sóc sức khoẻ cũng như giáo dục con cái của các tầng lớp có thu nhập thấp trong xã hội.

+ Xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch và hiệu quả.

Kinh nghiệm của Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia cho thấy: một bộ máy Nhà nước quan liêu, tham nhũng tự nó đã là hiện thân của sự bất bình đẳng và cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước. Tạo ra năng lực xã hội, đó là sự tác động hợp tác thuận chiều giữa nhà cầm quyền, giới kinh doanh, học giả và công chúng. Sự phù hợp năng lực tạo ra khả năng tự kiểm soát lẫn nhau và năng lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển xã hội.

Từ kinh nghiệm của các nước Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia cho thấy, không thể thực hiện tăng trưởng bằng mọi giá và công bằng chỉ là kết quả một chiều của tăng trưởng. Trái lại, mức độ bất bình đẳng thấp cũng là điều kiện và

kích thích tăng trưởng. Kinh nghiệm của các nước Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia cũng cho thấy, không nên và không thể tách rời các chính sách khuyến khích tăng trưởng với các chính sách tạo lập công bằng. Điều quan trọng nhất là tạo ra một cơ chế mà tăng trưởng kinh tế và giảm bớt bất bình đẳng là kết quả thuận chiều, và điều hiện hỗ trợ lẫn nhau.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

2.1. Những thành tựu cơ bản về thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trình phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.1.1. Kinh tế thị trường tạo điều kiện để thực hiện công bằng trong phân phối

Từ trước đến nay, vấn đề phân phối luôn giữ vai trò quan trọng trong lý luận kinh tế. Từ các nhà kinh tế học cổ điển như Ađam Smith tới Các Mác đều nghiên cứu sâu sắc về vấn đề phân phối, thậm chí D. Ricardo còn cho rằng nhiệm vụ chủ yếu của kinh tế chính trị là tìm ra quy luật chi phối sự phân phối. Tầm quan trọng của vấn đề phân phối không chỉ ở chỗ nó nói lên quan hệ lợi ích giữa các lợi ích kinh tế trong nền kinh tế mà còn phản ánh những nhân tố quyết định ẩn dấu đằng sau các quan hệ lợi ích đó, giúp người ta hiểu được quá trình vận hành kinh tế thực tế.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài nói và viết rất quan trọng, trong đó Người rất quan tâm đến vấn đề phân phối thu nhập.

Trong Bài nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được” [34, tr.572]

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển sản xuất là điều kiện để nâng cao đời sống nhân dân. Phải ra sức sản xuất và thực hành tiết kiệm. Nhưng phải phân

phối cho công bằng, hợp lý. Trong Bài nói tại hội nghị rút kinh nghiệm công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp toàn miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Sản xuất được nhiều, đồng thời phải chú ý phân phối cho công bằng. Muốn phân phối cho công bằng, cán bộ phải chí công, vô tư, thậm chí có khi cán bộ vì lợi ích chung mà phải chịu thiệt một phần nào. Chớ nên cái gì tốt thì dành cho mình, xấu để cho người khác” [36, tr.537].

Tư tưởng phân phối phải công bằng được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và luôn nhắc nhở cán bộ đảng viên, những người có chức, có quyền phải chăm lo thực hiện. Người viết:

“Hết sức chăm lo đời sống nhân dân. Phải ra sức phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, lại phải phân phối cho công bằng hợp lý, từng bước cải thiện việc ăn, mặc, ở, học, phục vụ sức khoẻ và giải trí của nhân dân. Đặc biệt chú trọng các vùng bị chiến tranh tàn phá, các cháu mồ côi, các cụ già yếu và gia

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 33)