- Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.
c. Kết quả thực hiện chính sách xã hội thời kỳ đổi mới (SV tự nghiên cứu)
tự nghiên cứu)
• Thành tựu
- Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào nhà nước và tập thể, trông chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động, chủ động và tích cực của tất cả các tầng lớp dân cư.
- Công bằng xã hội trong thực hiện chế độ phân phối được thể hiện ngày một rõ hơn.
- Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ tương tác với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội.
- Từ chỗ nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm
- Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hoá giàu – nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo
- Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội “thuần nhất” chỉ còn có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức đã đi đến quan niệm cần thiết xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng.
- Sự phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại. - Tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế và an sinh xã hội.
- Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân, phòng chống các tệ nạn xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
- Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục tăng thêm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá.
- Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập, sự phát triển của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị trí quốc sách hàng đầu của lĩnh vực này trong giai đoạn mới; an sinh xã hội chưa được đảm bảo.
• Nguyên nhân
- Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội.
- Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội.
HỌC LIỆU
1. Đại học quốc gia Hà Nội (2008), Một số chuyên đề Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, tr. 271-
321.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 109-123.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 80-91.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 129-135.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 124 - 129.
7. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008),
Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, tr. 146-164.
8. Doãn Hùng, Nguyễn Ngọc Hà, Đoàn Minh Huấn (Chủ biên, 2006),
Đảng Cộng sản Việt Nam – những tìm tòi và đổi mới trên con đường đi lên CNXH (1986- 2006), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, tr. 305-332.
9. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Quá
trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr. 347- 476.
10. Nguyễn Duy Quý (2008), Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở
Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 114-222.
Chương VIII. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI