1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá
a. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nghĩa
Đường lối công nghiệp hoá đất nước đã được hình thành từ Đại hội III của Đảng (9-1960). Thời kỳ trước đổi mới, nước ta đã có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa theo hai giai đoạn: từ 1960 đến 1975 triển khai ở miền Bắc và từ 1975-1985 thực hiện trên phạm vi cả nước.
* Giai đoạn từ 1960-1975
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền: miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Đại hội khẳng định:
- Tính tất yếu của công nghiệp hoá: “Muốn cải biến tình trạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của nước ta, đưa nước ta từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên chế độ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
- Vị trí của CNH: công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ
trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Mục tiêu: công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cơ bản cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi.
- Chủ trương tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là: “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại” ( Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.21, tr. 545-546).
* Giai đoạn từ 1975 đến 1985
Sau thắng lợi mùa Xuân năm 1975, cả nước độc lập, thống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976) trên cơ sở phân tích một cách toàn diện đặc điểm, tình hình trong nước và quốc tế, đã xác định đường lối công nghiệp hoá trong thời kỳ quá độ ở nước ta là:
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành cơ cấu công - nông nghiệp.
- Vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (tháng 3/1982) xác định “chặng đường trước mắt bao gồm thời kỳ 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến năm 1990 là khoảng thời gian có tầm quan trọng đặc biệt”. Nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt là:
- Cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
- Ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng.
- Kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý.
b. Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới
- Công nghiệp hoá theo mô hình truyền thống với nền kinh tế khép
kín, thiên về phát triển công nghiệp nặng.
- Chủ yếu dựa vào lợi thế về tài nguyên, lao động và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa; chủ lực thực hiện công nghiệp hoá là Nhà nước; việc phân bổ các nguồn lực để thực hiên công nghiệp hoá chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp.
- Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả KT-XH.
2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a. Kết quả, ý nghĩa
+ Công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới diễn ra trong điều kiện đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nhưng vẫn thu được những kết quả quan trọng:
- Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, nhiều công trình lớn của đất nước về thuỷ điện, thuỷ lợi, xi măng, dầu khí, cầu đường, công nghiệp cơ khí, luyện kim, hoá chất... được xây dựng đã tạo ra những cơ sơ vật chất - kỹ thuật ban đầu cho chủ nghĩa xã hội.
- Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề bước đầu đáp ứng được yêu cầu công
nghiệp hoá. Các trường này là những cơ sở tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá sau này.
+ Những thành tựu trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo nên chiến thắng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đồng thời tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
b. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế