ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 72)

Khái niệm “Văn hoá”(SV tự nghiên cứu)

1. Xây dựng nền văn hóa trước đổi mới ( sv tự nghiên cứu)a. Quan điểm, chủ trương xây dựng nền văn hóa mới a. Quan điểm, chủ trương xây dựng nền văn hóa mới

* Đề cương văn hóa 1943

* Đường lối văn hoá kháng chiến (1945-1954)

- Thể hiện qua các văn kiện:

+Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” (25-11-1945).

+ Báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam” (Trường Chinh, 7-1948).

* Tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá (1954-1986)

Tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá đồng thời với cuộc cách mạng về QHSX và cách mạng về khoa học- kỹ thuật, xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, con người mới.

b. Kết quả xây dựng nền văn hóa trước đổi mới (Sv tự nghiên cứu)

Thành tựu

- Đã xoá bỏ dần những mặt lạc hậu, lỗi thời trong di sản văn hoá phong kiến, văn hoá nô dịch của thực dân Pháp, bước đầu xây dựng nền văn hoá dân chủ mới.

- Văn hoá cứu quốc đã động viên nhân dân tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, cổ vũ quần chúng trong chiến đấu và sản xuất.

Hạn chế

- Công tác tư tưởng và văn hoá thiếu tính sắc bén, thiếu tính chiến đấu. Việc xây dựng thể chế văn hoá còn chậm. Đời sống văn học nghệ thuật

còn những bất cập. Một số công trình văn hoá vật thể và phi vật thể truyền thống không được quan tâm bảo tồn, lưu giữ, thậm chí bị phá huỷ, mai một.

Nguyên nhân

- Đường lối xây dựng, phát triển văn hoá giai đoạn 1954-1986 bị chi phối bởi tư duy chính trị “nắm vững chuyên chính vô sản”.

- Mục tiêu, nội dung cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá giai đoạn này cũng bị quy định bởi cuộc cách mạng.

- Chiến tranh cùng với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp và tâm lý bình quân chủ nghĩa đã làm giảm động lực phát triển văn hoá, giáo dục; kìm hãm năng lực tự do sáng tạo.

2. Đường lối xây dựng văn hóa thời kỳ đổi mới

a. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển văn hóa hóa

* Một là, Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

*Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

*Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong

cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

*Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

*Năm là,văn hóa là một mặt trận, Xây dựng và phát triển văn hóa là

một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

b. Kết quả xây dựng nền văn hóa thời kỳ đổi mới (SV tự nghiên cứu)

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền văn hóa đã được tạo dựng. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được đề cao và phát huy.

- Nhận thức về giá trị di sản văn hóa và truyền thống văn hóa ngày càng được nâng cao, tạo được sự đồng thuận và nguồn lực xã hội trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới. Khoa học và công nghệ có bước phát triển.

- Giao lưu văn hóa với nước ngoài từng bước được mở rộng cùng với quá trình đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế của Nhà nước ta

Hạn chế và nguyên nhân

Những yếu kém

- Những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ mạnh.

- Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế.

- Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm, thiếu đồng bộ

- Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn và lạc hậu về đời sống văn hóa – tinh thần ở nhiều vùng nông thôn, vùng khó khăn.

Những nguyên nhân chủ yếu

- Về khách quan:

+ Những thành tựu to lớn và sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội có tác động nhiều chiều, dẫn tới sự bỡ ngỡ, lúng túng trong lực lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ.

+ Các thế lực thù địch ráo riết chống phá ta trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.

+ Sự bùng nổ về thông tin, truyền thông đi kèm với làn sóng giao thoa, du nhập văn hóa với nhiều yếu tố văn hóa mới, có mặt tích cực nhưng cũng không ít những tiêu cực.

- Về chủ quan:

+ Trong khi tập trung sức vào nhiệm vụ kinh tế, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa chưa đúng tầm, chưa coi phát triển văn hóa là trách nhiệm của toàn xã hội.

+ Sự chỉ đạo của các cấp từ Trung ương đến địa phương còn bộc lộ sự bất cập, hạn chế, phương thức lãnh đạo còn chậm được đổi mới.

+ Đầu tư cho lĩnh vực xã hội nói chung và văn hóa nói riêng, chưa tương xứng với yêu cầu mới. Chưa có nhiều cơ chế và chính sách cụ thể phát huy nội lực của nhân dân.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w