- Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.
a. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối Hoàn cảnh lịch sử
Hoàn cảnh lịch sử
• Những thay đổi to lớn trên thế giới, thời cơ và thách thức
Ảnh hưởng của cách mạng khoa học – công nghệ
- Từ giữa thập kỷ 80, cuộc cách mạng khoa học công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia dân tộc.
Diễn biến mới trong quan hệ quốc tế
- Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Năm 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ, dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế mở ra một trật tự thế giới mới
- Những cuộc chiến tranh cục bộ xung đột, tranh chấp vẫn còn, nhưng xu thế của thế giới là hòa bình hợp tác và phát triển.
- Trước diễn biến mới của tình hình thế giới, các quốc gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ bên trong và xu hướng phát triển của thế giới.
- Các nước đấu tranh mạnh mẽ nhằm xác lập vai trò, vị thế của mình đối với khu vực và thế giới. Xu hướng đa cực hoá chính trị đang trở thành phổ biến của thế giới đương đại.
Xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó
- Nghị quyết ĐHĐBTQ lần thứ XI (tháng 1-2011) nhận định: “Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học-công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức”.
- Toàn cầu hóa tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực đòi hỏi các nước phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua.
- Nghị quyết ĐHĐBTQ lần thứ XI (tháng 1-2011) dự báo tình hình thế giới trong những năm tới: “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường…”
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- Trong khu vực tuy vẫn tồn tại những bất ổn như: vấn đề hạt nhân,
tranh chấp chủ quyền biển đảo…nhưng vẫn được đánh giá là khu vực ổn định.
- Châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực có tiềm lực lớn và
năng động nhất về phát triển kinh tế.
- Xu thế hòa bình và hợp tác trong khu vực phát triển mạnh.
• Tình hình đất nước và yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
Tình hình đất nước
- Đất nước đang ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
- Sự đối đầu, thù địch của Mỹ và một số nước khác trong khu vực đối với Việt Nam gây khó khăn nghiêm trọng cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
- Từ năm 1979, xuất hiện vấn đề Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung với nhiều nước trên thế giới và với ASEAN giảm xuống mức thấp nhất.
Yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam
- Giải tỏa tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung xây dựng kinh tế là nhu cầu cấp thiết và cấp bách đối với nước ta.
- Tăng cường hợp tác đa phương với khu vực sẽ tạo nên sự đan xen quyền lợi, sự phụ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các nước với nhau và giữa các nước với Việt Nam.
Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối (sinh viên tự nghiên cứu)
• 1986-1996: Phá thế bao vây, cấm vận, đa dạng phương hóa,
đa dạng hóa các quan hệ quốc tế
- Đại hội VI (tháng 12/1986)
-Nghị quyết 13 BCT về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới (tháng 5/1988) đánh dấu sự đổi mới tư duy quan hệ quốc tế và sự chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của Đảng ta. :
- Các Hội nghị Trung ương khóa VI, ĐHĐBTQ lần thứ VII (tháng 6/1991) và các Hội nghị Trung ương khóa VII về đối ngoại:
+ Chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Nguyên tắc triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ đối ngoại là giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và CNXH, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng ta có quan hệ.
+ ĐHĐBTQ lần thứ VII (tháng 6/1991) đề ra phương châm đối ngoại
“Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
.1996 - 2011: Nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển;đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
+ ĐHĐBTQ lần thứ IX (tháng 4/2001): “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
+ ĐHĐBTQ lần thứ X (tháng 4/2006): thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
+ ĐHĐBTQ lần thứ XI (tháng 1/2011): triển khái đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.