Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tỏ rõ thiện

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 34)

chí, cố gắng làm những việc có thể nhằm đẩy lùi chiến tranh, nhưng với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp thi hành chính sách việc đã rồi, tăng cường khiêu khích và lấn chiếm.

+ Ngày 20-11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng thành phố Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng.

+ Ngày 16-12-1946, những tên trùm thực dân Pháp ở Đông Dương đã họp tại Hải Phòng bàn triển khai kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực Bắc vĩ tuyến 16.

+ Ngày 17 và 18-12-1946 tại Hà Nội, quân Pháp tàn sát thảm khốc đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún. Chúng ngang ngược đòi tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô.

- Trong thời điểm lịch sử đó, Trung ương Đảng đã kịp thời hạ quyết tâm phát động toàn dân kháng chiến và chủ động mở cuộc tổng giao chiến lịch sử trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội vào ngày 20-12-1946 như chúng đã nêu lên trong tối hậu thư gửi cho Chính phủ ta trong những ngày 18, 19. Vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, Mệnh lệnh kháng chiến đã được phát đi, tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng.

Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

Nhân dân cả nước đã đứng lên theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch.

b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến

Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh qua thực tiễn:

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn đầu

được thể hiện tập trung trong ba văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng (12/12/1946) + Lời Kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh (3/1947).

- Nội dung:

+ Mục đích của kháng chiến là "đánh phản động thực dân Pháp xâm

lược; giành thống nhất và độc lập";

+ Tính chất của cuộc kháng chiến: Dân tộc giải phóng và dân chủ mới. + Phương châm tiến hành kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính.

+ Triển vọng của cuộc kháng chiến: kháng chiến lâu dài, gian khổ

nhưng nhất định thắng lợi.

Về đường lối xây dựng chế độ dân chủ nhân dân:

Tháng 2-1951,Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã thông qua nội dung cơ bản của Chính cương Đảng Lao động Việt Nam:

-Tính chất xã hội: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến - Đối tượng của cách mạng Việt Nam: có hai đối tượng, đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.

- Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội".

Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Nhiệm vụ chính lúc này là hoàn thành giải phóng dân tộc. Lúc này phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến để quyết thắng quân xâm lược...

-Lực lượng của cách mạng Việt Nam gồm có: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Ngoài ra, còn có những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp lại thành nhân dân mà nền tảng là công, nông và lao động trí thức. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.

-Tính chất của cách mạng Việt Nam là: cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân. Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhất

định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, và đại thể trải qua ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.

Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.

Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.

Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau mà mật thiết liên hệ xen lẫn với nhau. Nhưng mỗi giai đoạn có nhiệm vụ trung tâm.

Đường lối, chính sách của Đại hội hai đã được bổ sung phát triển qua các Hội nghị Trung ương tiếp theo: Hội nghị Trung ương lần

thứ nhất (tháng 3-1951); Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 9-

1951); Hội nghị Trung ương lần thứ ba (tháng 4-1952); Hội nghị

Trung ương lần thứ tư (tháng 1-1953); Hội nghị Trung ương lần thứ năm (tháng 11-1953)

3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử (SV tự nghiên cứu) sử (SV tự nghiên cứu)

a. Kết quả và ý nghĩa lịch sử

Kết quả của việc thực hiện đường lối

Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ

chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền năm cấp được củng cố, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên một bước mới. Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.

Về quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có 6 đại đoàn

bộ binh, 1 đại đoàn công binh – pháo binh. Thắng lợi của các chiến dịch Trung Du, Đường 18, Hà – Nam – Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào… đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng vùng giải phóng của Việt Nam và cho cách mạng Lào, chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một

Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.

Về ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự

và ngoại giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm phán, thương lượng với ta ngày 27-12-1953, Ban Bí thư ra Thông tư nêu rõ: “Lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Xong nhân dân và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hoàn bình vấn đề Việt Nam”. Ngày 8-5-1954, Hội nghị Quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính thức khai mạc ở Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sỹ). Ngày 20-7-1954, các văn bản của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.

Ý nghĩa lịch sử

- Chúng ta đã bảo vệ được chính quyền cách mạng, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.

- Nhân dân ta cùng với nhân dân Lào và Campuchia đã đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương.

- Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, trước hết là hệ thống thuộc địa của Pháp, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

b. Nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử

Nguyên nhân thắng lợi

- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính, có sức mạnh động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc.

- Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt - được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và trí thức vững chắc.

- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc.

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.

- Có sự liên minh chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; có sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.

Kinh nghiệm

1. Xác định đúng và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

2. Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ chống đế quốc.

3. Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến. 4. Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài chủ động đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo.

5. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 34)