Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt Nam thực trạng và định hướng chiến lược phát triển (Trang 26)

Đối với các nước kém và đang phát triển, để phát triển kinh tế, bước đi ban đầu là cần phải tiến hành công nghiệp hoá. Trong cơ cấu kinh tế của các nước này đều có một đặc điểm chung là: nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng sản phẩm quốc dân. Khi tiến hành công nghiệp hoá để phát triển kinh tế, một xu hướng mang tính quy luật là: tất cả các ngành kinh tế đều có sự gia tăng hàng năm về quy mô tuyệt đối, còn về quy mô tương đối thì nông nghiệp có tỷ trọng ngày càng giảm, công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu nhập quốc dân.

Trong quá trình vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoạt động thương mại quốc tế với vai trò đặc biệt quan trọng của nó đã tác động đến toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội: từ sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu dùng. Đặc biệt, đối với các

ngành sản xuất cơ bản như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại quốc tế đã tác động trực tiếp tới cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, do đó đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá về cả ba mặt: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.

Trong những năm vừa qua, nhất là từ khi thực hiện cải cách kinh tế của Việt nam theo hướng phát triển nền kinh tế mở, Việt nam đã có quan hệ ngoại giao và sẵn sàng có quan hệ kinh tế với hầu hết các nước trên thế giới. Các quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Nhờ vậy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam không ngừng tăng lên. (xem biểu 1)

Biểu 1: Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1985 - 2003

ĐVT: triệu USD 1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003 Tổng kim ngạch ngoại thương 2556 5496 13604 3020 310169 36400 44815 Trong đó:  Xuất khẩu  Nhập khẩu 699 1857 2404 2752 5449 8155 14483 15637 15027 16162 16700 19400 19870 24954

Cán cân thương mại -1159 -348 -2707 -1154 -1135 -1700 5075

Nguồn: Tổng cục thống kê; Bộ Thương Mại

Đến năm 2003, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam đạt 44.815 triệu USD, so với 1985 tăng 17,5 lần, nếu so với 1990 tăng 8,1 lần. Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn luôn nhập siêu (năm 1985 nhập siêu 1.159 triệu USD, năm 2003 – 5075 triệu USD) là điều tất yếu đối với một nước đang phát triển cần tăng cường nhập khẩu để có công nghệ, máy móc và các hàng hoá cần thiết phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những nhân tố và động lực thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tức là góp phần điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề, cơ cấu khu vực và cơ cấu sản lượng sản phẩm sản xuất ra, tạo ra tiền đề để phát triển kinh tế, phát triển sản xuất.

Xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho các ngành kinh tế có cơ hội phát triển thuận lợi và phát triển nhanh. Xuất, nhập khẩu hàng hoá nhằm mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Do yêu cầu phát triển sản xuất trong nước cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, cơ cấu hàng hoá nhậ p khẩu có sự thay đổi: tăng nhập hàng cung cấp đầu vào cho sản xuất, giảm bớt nhập hàng tiêu dùng hoặc hàng xa xỉ phẩm không cần thiết. Hàng nhập khẩu chủ yếu tập trung vào các loại hàng là thiết bị máy móc - công nghệ mới và hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất mà trong nước chưa tự đáp ứng được.

Trong những năm qua, nhập thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, nguyên nhiên vật liệu... tăng mạnh. Cụ thể như: nhập thiết bị toàn bộ năm 1995 đạt 850 triệu USD, so với năm 1991 tăng 167%, đến năm 2003 đạt 5400 triệ u USD [68], so với năm 1995 tăng 6,3 lần. Việc tăng cường nhập khẩu những thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu cần cho sản xuất đã tác động rất lớn đến các ngành sản xuất của nước ta, làm cho sản xuất không ngừng phát triển. Một số ngành sản xuất như điện , cơ khí, dệt may, giày dép, giấy... có tốc độ tăng trưởng cao và phát triển ổn định.

Từ thực tế đạt được của hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua, thấy rằng sự gia tăng nhịp độ xuất khẩu, nhất là xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực có khối lượng hàng hoá và giá trị xuất khẩu lớn, như dầu thô, gạo, hàng dệt may và may mặc, thủy sản, cà phê, hạt điều, cao su, than đá... đã tạo ra nguồn ngoại tệ lớn để mở rộng khả năng nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu, thiết bị kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến... phục vụ cho việc phát triển sản xuất. Xu thế ngày càng nhập siêu lớn hơn so với xuất khẩu ở nước ta nói riêng, các nước đang và kém phát triển nói chung, đã phản ánh thực trạng trên đây là phù hợp với giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt Nam thực trạng và định hướng chiến lược phát triển (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)