- Những hạn chế, tồn tại và yếu kém của hoạt động ngoại thƣơng Việt Nam và nguyên nhân của chúng trong thời kỳ 1975 1986:
2.2.1 Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam từ năm 1986 đến nay
2.2.1 Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam từ năm 1986 đến nay nay
Đại hội toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng Cộng sản Việt nam đã đưa ra một quyết định quan trọng tạo bước ngoặt lịch sử trong lịch sử phát triển của cách mạng Việt Nam: đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Song song với sự đổi mới về chiến lược kinh tế - xã hội là sự chuyển hướng chiến lược chính trị và kinh tế đối ngoại. Đặc biệt, từ Đại hội VII (1991) với đường lối đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc tế, mở cửa và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Trong hoạt động ngoại thương, thực hiện đường lối cải cách mở cửa, chiến lược phát triển ngoại thương đã có những bước tiến triển mới cả về tư duy, nhận thức và định hướng chiến lược. Nếu như trước cải cách, quan niệm "độc quyền ngoại thương" là bản chất kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thì nay nó được xem xét lại và trên thực tế, nó đang dần được điều chỉnh cho phù hợp với xu thế của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Các hoạt động ngoại thương thực sự được chú trọng và đề cao, nó được coi là động lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển và ngược lại, nền kinh tế phát triển lại tạo thành động lực kích thích ngoại thương phát triển.
Từ năm 1986 đến nay, tức là sau gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, định hướng chiến lược phát triển đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, nhờ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để ngoại thương Việt Nam phát triển không ngừng, ổn định, toàn diện và ngày càng hiệu quả hơn.
Nhìn lại quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam từ khi bắt đầu chính sách cải cách kinh tế đến nay cho thấy mỗi một giai đoạn có một định hướng cụ thể riêng biệt.
- Giai đoạn từ 1986 đến 1990: Thời kỳ tình hình thế giới có nhiều biến đổi sống động nhất. Phe xã hội chủ nghĩa đang dần bộc lộ những tồn tại, yếu kém và đang đến bờ vực của sự suy thoái và khủng hoảng toàn diện. Việt Nam cũng phải chịu sự tác động đó. Tuy nhiên, nền kinh tế của ta đến lúc này vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn viện trợ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, đồng
thời hàng hoá Việt Nam xuất đi chủ yếu sang các nước này. Do vậy định hướng hoạt động ngoại thương của ta vẫn là tập trung hàng xuất sang Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (khu vực I) và nhập hàng dưới hình thức viện trợ hoặc vay vốn của họ là chính. Với Việt Nam, nguồn tài lực đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế vẫn chính là nguồn viện trợ của các nước khu vực I. Phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước này vẫn là cần thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển, để một mặt tranh thủ vốn và kỹ thuật, hàng hoá của các nước phát triển để phát triển kinh tế nước nhà, mặt khác dần phá sự bao vây, cô lập do các thế lực thù địch tiến hành.
- Giai đoạn từ 1991 đến nay: Do sự tan vỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đầu những năm 1990, Việt Nam chuyển sang tích cực thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đa phương hoá thị trường và bạn hàng... Đây cũng chính là định hướng chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam từ 1991 đến nay.
Trong hoạt động ngoại thương, chủ trương của ta là đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó vẫn cố gắng duy trì và củng cố các thị trường truyền thống (khu vực I), đồng thời mở rộng sang thị trường khu vực II với mục đích tăng cường xuất khẩu để tạo động lực vào tăng trưởng kinh tế đất nước, trước hết là tăng nhập khẩu để đáp ứng các nhu cầu cơ bản về các loại vật tư, tư liệu sản xuất và một phần hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống nhân dân. Chúng ta phải phấn đấu để lấy xuất khẩu trang trải cho nhập khẩu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 1996, trong khoảng thời gian 1990 - 1995 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 21,3 tỷ USD (tăng bình quân hàng năm 23%), nhờ vậy đã đáp ứng được 85% kim ngạch nhập khẩu. Chúng ta đã có điều kiện để nhập những nguyên liệu, máy móc, thiết bị kỹ thuật - công nghệ mới cho phát triển sản xuất trong nước. Sự gia tăng nhập khẩu đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước trong tất cả các ngành nghề, có cả các ngành sản xuất cho xuất khẩu như may mặc, giày dép, dầu thô, cà phê, thuỷ sản... và các ngành chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu như: xăng dầu, sắt thép, phân bón,
phân hoá học, công cụ sản xuất nông nghiệp, máy móc, hàng tiêu dùng... Việc chúng ta tăng cường nhập khẩu đã tạo điều kiện để một số ngành kinh tế có thêm năng lực mới trong việc nâng cấp, phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ nhằm phục vụ hữu hiệu cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong chiến lược phát triển ngoại thương từ 1991 đến nay, chúng ta đã chú ý đến nhiều cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu đã luôn được cải thiện và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nếu như trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá cao từ 15,2% năm 1995 đến 5,1% năm 2002 (nguồn Tổng cục Thống kê). Thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu theo hướng trên là một động thái tích cực để phát triển kinh tế. Còn về hàng xuất khẩu, chiến lược phát triển của ta là: tăng xuất khẩu hàng chế biến và hàng có hàm lượng chất xám cao. Có như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong xuất khẩu, tránh được những tổn thất và lãng phí nguồn tài nguyên và nhân lực, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động trên tất cả các miền và các ngành nghề của đất nước. Trong thời gian qua chúng ta đã lợi dụng thế mạnh của mình là có dầu thô và gạo để xuất khẩu - hai mặt hàng cho lợi thế so sánh để tạo ra các nguồn lực cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì thế chúng ta đã đề ra c hiến lược xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, nó phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật còn thấp và tình trạng thiếu vốn đầu tư hiện nay của Việt Nam. Với chiến lược này chúng ta đã tập trung mọi tiềm lực để tăng khai thác đầu tư và phát triển sản xuất lúa gạo, do vậy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: xuất khẩu gạo đạt từ 3,5 đến 4 triệu tấn/năm, dầu thô đến năm 2003 đạt hơn 16 triệu tấn.
Từ chiến lược thay thế nhập khẩu, chúng ta đã áp dụng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. So ng thực tế cho thấy rằng, không thể chỉ áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu và cũng không thể thoát ly chiến lược này được. Điều đó có nghĩa là: Việt Nam cần phải áp dụng chiến lược hỗn hợp, tức là áp dụng cả 2 loại chiến lược: thay thế nhập khẩu và công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Ở đây có thể hiểu là: song song với việc thực hiện những mục tiêu phát triển trước mắt, ngoại thương Việt Nam cần tính đến việc thực hiện những mục tiêu dài hạn. Muốn có nền kinh tế phát triển
nhảy vọt, Việt Nam cần áp dụng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Để áp dụng chiến lược này, Việt Nam rất cần phải tranh thủ và tận dụng tối đa các nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý.... Do vậy phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đa phương hóa và đa dạng hoá các quan hệ thương mại, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công trong quá trình thực hiện bước phát triển nhảy vọt của nền kinh tế. Vấn đề này đã được Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (Đại hội VII) và tiếp đó Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định, nó đã chỉ ra hướng chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Để hướng tới lộ trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chiến lược phát triển của ngoại thương Việt Nam là phải kết hợp đồng bộ cả 3 loại chiến lược: thay thế nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm thô - sơ chế, và chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, trong đó ưu tiên phát triển mạnh hàng xuất khẩu, nhưng vẫn phải coi trọng thay thế nhập khẩu ở mức độ cần thiết. Và đây là chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam đã áp dụng trong những năm qua cho đến nay.
Tóm lại, chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam có sự gắn kết rất chặt chẽ với chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đó là chiến lược phát triển hỗn hợp có sự kết hợp đồng bộ cả chiến lược phát triển hướng nội và chiến lược phát triển hướng ngoại, theo mọi trình độ từ thấp đến cao, từ tuần tự đến nhảy vọt, trong đó ưu tiên phát triển mạnh hướng ngoại để tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới, trước hết là các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.