Thực trạng ngoại thương Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt Nam thực trạng và định hướng chiến lược phát triển (Trang 52)

- Những hạn chế, tồn tại và yếu kém của hoạt động ngoại thƣơng Việt Nam và nguyên nhân của chúng trong thời kỳ 1975 1986:

2.2.2 Thực trạng ngoại thương Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Đến cuối những năm 80 của thế kỷ 20 tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc, đã tác động mạnh đến đời sống kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam. Tình hình thế giới cũng có những thay đổi cơ bản về đường lối chiến lược: chuyển từ đối đầu, chiến tranh lạnh sang xu thế hoà hoãn và hội nhập. Trước xu thế hòa hoãn và hội nhập Việt Nam buộc phải thay đổi đường lối chiến lược đối ngoại, buộc Việt Nam phải mở cửa với thế giới bên ngoài và buộc phải thay đổi cơ chế quản lý kinh tế. Có như thế Việt

Nam mới có thể cứu vãn nền kinh tế đang trên đường suy thoái và mới có cơ hội đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, ổn định dần và tiến tới phát triển kinh tế.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 /1986) và một loạt các chủ trương sau đó về đổi mới của Đảng, nền ngoại thương Việt Nam cũng có những thay đổi cơ bản về đường lối chiến lược và bước đầu đã có những kết quả đáng phấn khởi.

Trước hết, Nhà nước áp dụng chính sách đối ngoại mở với một loạt các chính sách ngoại thương theo hướng mở cửa thị trường. Đó là việc ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài (tháng 12/1987), có hiệu lực từ tháng 1/1988. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến tích cực sang chính sách "mở cửa" theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Ngày 16/6/1989 ban hành tiếp Nghị định 64/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về tổ chức, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu , là cơ sở của chính sách thương mại trong thời kỳ này, về cơ bản đã thể hiện được bước ngoặt quan trọng đầu tiên của việc nới lỏng cơ chế quản lý ngoại thương theo tinh thần đổi mới do Đại hội VI đề xướng. Một số các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: du lịch, kiều hối, dịch vụ tàu biển, hàng không, hợp tác lao động quốc tế... đều đã được Chính phủ Việt Nam coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển. Với những chính sách khá thông thoáng như vậy, có thể nói rằng quan điểm về phát triển một nền kinh tế khép kín theo kiểu tự lực cánh sinh trước đây đã bị phủ định hoàn toàn và sự mở cửa đã góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của ta đã có những bước tiến rõ rệt. Nếu như những năm 1976 - 1980 xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 11% thì từ năm 1981 đến 1985 đã tăng lên 15,6% và chỉ riêng 2 năm 1986 - 1987 đã đạt tới mức tăng 27%. Còn nếu so sánh năm 1989 với 1988 thì xuất khẩu tăng 75,3%. Năm 1990 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ta vượt con số 2 tỷ USD, so với năm 1989 tăng 21,6% và với năm 1988: tăng gấp 2 lần. Khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu đã được rút ngắn từ 1/7 giai đoạn 1960 - 1975 xuống còn 1/2,6 năm 1986 và đến năm 1990 chỉ còn ở mức 1/1,3 [18, tr. 24]. Trong những năm này, bên cạnh việc vẫn duy trì quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực I

(trước đây), quan hệ thương mại với các nước ở khu vực II ngày càng được mở rộng và phát triển. Sau 5 năm tiến hành xuất khẩu sang các nước khu vực II (1986 - 1990) kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 3,5 tỷ USD . Nhập khẩu thời kỳ này có xu hướng ngày một tăng: giai đoạn 1986 - 1990 là 3,8 tỷ USD, gấp 1,6 lần so với 2,1 tỷ USD giai đoạn 1981 - 1985 (xem biểu 3).

Biểu 3: Xuất nhập khẩu sang khu vực II (thời kỳ 1981 - 1990)

ĐVT: triệu USD

Giai đoạn Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thƣơng mại

1981 – 1985 1104,7 2166,6 - 1061,9

1986 – 1988 3506,4 3807,0 - 300,6

1989 – 1990 2308,3 2081,7 +226,6

(Nguồn số liệu thống kê 1976 - 1990, NXB Thống kê, HN 1991)

Qua số liệu ở bảng 3, thấy rằng: cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng tăng và khoảng cách chênh lệch cán cân thương mại giữa xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng rút ngắn lại, đặc biệt thời kỳ 1989 - 1990 cả xuất, nhập khẩu đều tăng vọt và bước đầu xuất siêu.

Công cuộc đổi mới nền kinh tế đang có nhiều thuận lợi và thu được những kết quả đáng khích lệ thì Việt Nam lại gặp phải khó khăn và thách thức mới.

Trước hết, đó là sự tan rã của Liên Xô và các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trong những năm cuối 1980 và đầu 1990. Sự tan rã này đã tác động đến Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao, quân sự. Việt Nam mất hẳn một nguồn viện trợ gần 1 tỷ USD, mất đi nguồn vật tư chiến lược mà thường xuyên Việt Nam phải nhập như: xăng dầu (gần 3 triệu tấn), phân bón (khoảng 2,4 triệu tấn), sắt thép (gần 40 vạn tấn), hàng vạn phương tiện vận tải, phụ tùng ô tô, thiết bị máy móc, hoá chất....

Mặt khác, Việt Nam mất đi một thị trường lớn tiêu thụ nhiều loại hàng xuất khẩu truyền thống như: hàng tiểu thủ công, mỹ nghệ, hàng nông- lâm- thuỷ sản, khoáng sản và một số hàng tiêu dùng khác như hàng may mặc, giày da... Ở khu vực này hàng năm Việt Nam xuất khẩu khối lượng hàng hoá chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu [58, tr. 7-11, tr. 31-32].

Thứ hai: Thực hiện nền kinh tế mở, Việt Nam cho phép các thành phần kinh tế được bung ra. Song sự bung ra trong điều kiện Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có nhiều kinh nghiệm để quản lý sự bung ra đó để nó phát triển đúng đắn, nên đã tạo nhiều sơ hở và kẽ hở cho tiêu cực và các tệ nạn xã hội phát triển như: tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế...

Đồng thời trong thời kỳ này việc Việt Nam xoá bỏ cơ chế bao cấp bước đầu đã làm cho các doanh nghiệp nhà nước và tập thể gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Đó là tình trạng làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ và bị giải thể của một loạt các doanh nghiệp nhà nước và tập thể, làm cho một loạt người lao động bị thất nghiệp hoặc có việc nhưng không ổn định, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, quản lý xã hội gặp nhiều khó khăn. Nhiều người bị sức hút của mặt trái của nền kinh tế thị trường lôi cuốn vào vòng xoáy của tiêu cực , làm ăn phi pháp và phạm pháp.

Thứ ba: các thế lực thù địch lợi dụng những khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong thời kỳ này, đã không ngừng tấn công, công kích và chống phá công cuộc đổi mới, nhằm cản trở không cho chúng ta hoàn thành các mục tiêu chiến lược đề ra. Trong cán bộ, công nhân viên và nhân dân ta cũng không ít có người có thái độ hoài nghi, lo ngại và dao động về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội và những kết quả mà chúng ta có thể đạt được.

Trước tình hình đó, đòi hỏi đường lối và chủ trương phát triển kinh tế cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa, sao cho phù hợp với xu thế nhưng không đi chệnh đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Kế thừa và phát huy có chọn lọc các quan điểm và tư duy đổi mới của Đại hội VI, Đại hội Đảng CSVN toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) đã đề ra "chiến lược ổn định và phát triển kinh tế , xã hội đến năm

2000" trong đó tiếp tục khẳng định quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tư tưởng chỉ đạo "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước" và "mở cửa hoạt động kinh tế đối ngoại đối với tất cả các nước ở các khu vực trên thế giới", nước ta chủ trương tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý và chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng "đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại"

Trong lĩnh vực ngoại thương, để tiến tới "tự do hoá thương mại", Nhà nước đã ban hành một loạt văn bản chế độ, chính sách mới nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu. Điển hình nhất trong thời kỳ này là Nghị định 114/HĐBT (ngày 7/4/1992) của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu. Sự ra đời của Nghị định này đã đánh dấu bước chuyển mới từ mô hình Nhà nước độc quyền ngoại thương sang tự do hoá thương mại, từ cơ chế quản lý bằng mệnh lệnh, hành chính, chỉ được làm những gì mà Nhà nước cho phép sang cơ chế quản lý bằng các đòn bẩy kinh tế, được làm tất cả những gì mà Nhà nước không cấm. Đến năm 1994, trước những chuyển biến mạnh của kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, Chính phủ ban hành Nghị định 33/CP (ngày 19/4/1994) về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhằm bổ sung và sửa đổi những khiếm khuyết của Nghị định 114/HĐBT cho phù hợp với yêu cầu mới.

Nhờ có việc đề ra chính sách đổi mới đúng lúc và điều chỉnh kịp thời những khiếm khuyết của các chính sách, Chính phủ đã đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, dần dần ổn định. Sản xuất và lưu thông trong nước đã được hồi phục và phát triển theo chiều hướng tốt hơn, khiến cho thị trường hàng hoá của nước ta ngày càng sôi động, đa dạng và phong phú. Giá cả hàng hoá trên thị trường ngày một ổn định, lạm phát dần bị đẩy lùi, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân lao động được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Nhu cầu hàng hoá tiêu dùng đã được thị trường đáp ứng ngày một đầy đủ hơn, tạo ra xu hướng hàng hoá trên thị trường ngày một phong phú và đa dạng, chất lượng ngày một cao, nhiều mặt hàng đã ở tình trạng dư cung.

Từ sau năm 1991, mặc dù hoạt động ngoại thương của ta diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn do bị mất các thị trường truyền thống là Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu(cũ), trong khi đó đến trước tháng 3/1995 Mỹ và một số nước tư bản vẫn duy trì lệnh cấm vận kinh tế đối với nước ta, chúng ta cùng một lúc vừa phải chuyển hướng tìm kiếm thị trường thế giới mới, vừa phải thay đổi phương thức và nghệ thuật kinh doanh cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng vẫn đạt được kết quả khả quan trong hoạt động xuất nhập khẩu (xem biểu 4).

Từ biểu 4 thấy được rằng: mặc dù có năm xuất khẩu tăng thấp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ thời kỳ 1995 - 1997, song nhìn chung tốc độ tăng trưởng là khá cao. Còn về nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2003 tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,1%. Cán cân thanh toán của nước ta luôn luôn trong trạng thái nhập siêu: năm 1991 nhập siêu 251 triệu rúp - USD, năm 2000: 1154 triệu USD và đến năm 2003 nhập siêu 5075 triệu USD. Đây cũng là quy luật chung tất yếu của các nước đang phát triển thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Từ sau năm 1986 chúng ta tập trung vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, trong đó cần tăng dần tỷ trọng hàng chế biến và hàng có hàm lượng chất xám.

Biểu 4: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991 - 2003 Năm Kim ngạch XNK (triệu rúp - USD)

Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu

Tổng số (triệu rúp - USD) Trong đó (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng % Tổng số (triệu rúp - USD) Trong đó (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng % 1991 4425,2 2087,1 2009,8 - 13,17 2338,1 2049,0 49,29 1992 5121,4 2580,7 2552,4 23,65 2540,7 2540,3 23,98 1993 6909,2 2985,2 2952,0 15,67 5000,0 3924,0 54,47 1994 8600,0 3600,0 3571,0 20,59 5000,0 5000,0 27,42 1995 12800,0 5300,0 5300,0 47,22 7500,0 7500,0 50,00 1996 18400,0 7256,0 7256,0 36,91 11144,0 11144,0 48,59 1997 20777,0 9185,0 9185,0 26,58 11592,0 11592,0 4,02 1998 20860,0 9360,0 9360,01 1,91 11500,0 11500,0 0,80 1999 23283,0 11541,0 1541,0 23,30 11742,0 11742,0 2,10 2000 30120,0 14483,0 14483,0 25,49 15637,0 15637,0 33,17 2001 31189,0 1502,07 15027,0 3,76 16162,0 16162,0 3,36 2002 3648,8 16705,8 16705,8 11,17 19733,0 19733,0 22,09 2003 44815,0 19870 19870 18,94 24945,0 24945,0 26,41

Nguồn: - Số liệu từ 1991 đến 2001 - Niên giám thống kế 2002, NXB TK

- Số liệu năm 2002 - Kinh tế XH VN tháng 3/2001 - 2003,NXB TK, HN 2003, tr 256 - Số liệu năm 2003 - Tình hình TM tháng12 và cả năm 2003 (Bộ TM).

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt Nam thực trạng và định hướng chiến lược phát triển (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)