Nghiền xương

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quá trình thiết bị nhà máy gạch men vitaly (Trang 31)

III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

3.3.1 Nghiền xương

Bình nghiền được lót phía trong đá granit, 1 loại vật liệu chịu mài mòn. Tác dụng nghiền là kết quả của sự cọ xát giữa đá lót và bi nghiền, bi nghiền với bi nghiền do máy quay đá lăn liên tục trên các viên bi khác và làm nát nguyên liệu.

Lượng bi nghiền có trong máy phải ở mức chiếm 55% thể tích bình nghiền đã lót đá. Lượng nước cho vào máy nghiền phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của nguyên liệu cần nghiền và chất phản tích tụ có thể sẽ được sử dụng.

Trang 26

Tính toán và tìm cách tối ưu cách nghiền nguyên liệu sử dụng càng ít nước càng tốt, vì lượng nước đó hầu như sẽ được bốc hơi khi sấy phun, tuy nhiên cũng cần phải giữ bùn ở trạng thái huyền

phù, ở một độ nhớt tối ưu để sạng được tốt và nhanh.

Để điều hòa được hai yêu cầu chính trên, ta sử dụng một chất phản tích tụ hay còn được gọi là chất giữ huyền phù không bị kết tụ lại. Đó là chất điện giải sođa hòa tan, thủy tinh lỏng được bổ sung vào máy nghiền khi nhập liệu.

Sau khi nghiền, những hạt cứng nhất được nghiền xuống kích thước cỡ hạt khoảng 40 micromet, cao lanh và đất sét thì được đưa về kích thước của hạt cơ bản khoảng 1 micromet.

Sau thời gian nghiền khoảng 9h30’ giờ, sau đó kiểm tra tỷ trọng, độ nhớt, sót sàng đạt chuẩn rồi bùn mới được tháo ra và chứa vào bể bùn đầu tiên được lắp đặt các cánh khuấy chậm nhằm mục đích làm đồng đều bùn và tránh tích tụ.

Tiếp đến bùn được bơm qua thiết bị khử từ và chuyển qua bể phục vụ cho sấy phun bằng bơm màng.

Bùn được sang qua 2 sàng rung kiểm tra, loại SPB 120 với lưới 1586 lỗ/cm2 và đường kính sợi dưới 0,1 mm, với khoảng cách của lỗ 150 micromet.

Bể chứa bùn thứ cấp phục vụ sấy phun được trang bị máy khuấy để giữ cho bùn ở trạng thái huyền phù, các bể chứa bùn cần phải giữ cho mức bùn luôn cao hơn 1/3 bể.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quá trình thiết bị nhà máy gạch men vitaly (Trang 31)