Xuất giải pháp đối với NHTW

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 106)

2. 4.1 Kết quả đạt được.

3.3.2. xuất giải pháp đối với NHTW

Từ năm 2008 đến nay, chính sách tỷ giá của NHTW đã có cải thiện đáng kể. Thay cho việc quy định mức phá giá đồng USD trong biên độ + 1% trong khi lạm phát tăng cao, NHTW đã nới lỏng biên độ tỷ giá lên +/- 5%, và 4 lần phá giá đồng USD. Việc nới lỏng biên độ tỷ giá và việc phá giá đồng USD tạo điều kiện cho thị trường tự điều chỉnh theo cung cầu ngoại tệ và giảm mức độ cần phải can thiệp của NHTW lên thị trường, khuyến khích xuất khẩu… thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam.

Tuy nhiên, để chính sách tỷ giá hối đoái thực sự là một công cụ kích thích phát triển kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro hối đoái cho doanh nghiệp cũng như ngân hàng, NHTW cần phải làm tốt một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, nâng cao vai trò của NHTW trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. NHTW tham gia TTNTLNH với tư cách vừa là thành viên, vừa là người tổ chức, quản lý điều hành sự hoạt động của thị trường này. Tuy nhiên trên thực tế, do dự trữ ngoại tệ của NHTW mỏng, không ổn định, lại qua nhiều tầng nấc quản lý, do đó NHTW chưa thể làm tốt vai trò là người mua bán can thiệp trên TTNTLNH, tình trạng căng thẳng ngoại tệ thường xuyên xảy ra. Một thực tế là, các NHTMCP thường trông chờ vào NHTMQD, đến lượt mình các NHTMQD lại trông chờ vào NHTW tung ngoại tệ để can thiệp thị trường, nhưng không phải mọi sự trông đợi đều trở thành hiện thực. Chính vì lý do này đã tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ tại các NHTM và các doanh nghiệp xuất khẩu gây sự khan hiếm ngoại tệ giả.

Thứ hai, cho phép NHTM (được phép kinh doanh ngoại tệ) mua bán ngoại tệ hai chiều một cách bình thường với tất cả các nhu cầu giao dịch. Cùng với sự nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái, NHTW cần tạo một thị trường hối đoái thông suốt, liên tục bao gồm cả thị trường giao ngay, hoán đổi và kỳ hạn. Một thị

trường hối đoái với sự đa dạng của loại hình và công cụ giao dịch sẽ làm tăng khả năng cân bằng cung cầu, hạn chế đầu cơ găm giữ ngoại tệ, tạo niềm tin đối với công chúng và nhà đầu tư về khả năng tiếp cận thị trường. Trước mắt, NHTW sớm mở rộng phạm vi giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option) (ngày 18/03/2009, NHNN ra công văn số 1819/NHNN-QLNH với nội dung: các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối không được sử dụng kết hợp công cụ phái sinh nhằm mục đích mua bán Đô la Mỹ giao ngay với tỷ giá cao hơn trần biên độ do NHNN quy định)

Thứ ba, phân tích sâu hơn về tỷ giá hối đoái thực hiệu quả gắn với một rổ tiền tệ xác định nhằm mục đích xác lập được tỷ giá cân bằng trung tâm. Mức cân bằng trung tâm là mức mà tỷ giá hối đoái danh nghĩa cần đạt được để tỷ giá hối đoái thực cân bằng tính theo cùng một năm gốc.

Thứ tư, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của NHNN trên thị trường ngoại hối và trên thị trường mở. Chính sách tiền tệ được thực hiện qua 3 công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở. Trong đó, nghiệp vụ thị trường mở nội tệ là quan trọng nhất vì nó quyết định trực tiếp đến lượng tiền cung ứng. NHNN phải sử dụng hệ thống lãi suất của mình như là một công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái ngoài việc mua vào và bán ra qua dự trữ ngoại tệ của NHNN. Để làm được điều này, lãi suất của NHNN phải phản ánh đầy đủ mức độ tăng giảm của cung tiền nội tệ, mức độ tăng giảm cung tiền lại phụ thuộc vào dự báo lạm phát. NHNN chỉ nên mua vào và bán ra ngoại tệ trong trường hợp cung cầu ngoại tệ không cân bằng tại mức tỷ giá cân bằng trung tâm.

bằng ngoại tệ (kể cả của Chính phủ). Các khoản vay ngắn hạn thường tăng lên rất nhanh gắn với tài trợ L/C nhập khẩu. Đây là yếu tố làm cho cung – cầu ngoại tệ biến động mạnh và bất thường gây khó khăn lớn trong việc điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất ngoại tệ cũng như nội tệ

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)