Thanh toán trong nước

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.3.Thanh toán trong nước

Ngay từ khi thành lập MHB (1997) mục tiêu của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc là đưa MHB trở thành một ngân hàng bán lẻ được khách hàng lựa chọn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. MHB Hà Nội hiểu rất rõ vai

giám đốc.

Trong giai đoạn từ năm 2003 đến hết 2009, mặc dù dự án hiện đại hoá ngân hàng chưa đi vào hoạt động, MHB Hà Nội vẫn sử dụng chương trình phần mềm trên nền Foxpro do NHNN cung cấp từ khi thành lập Hội sở chính, tiện ích chưa nhiều nếu không nói là lạc hậu so với các ngân hàng bạn, tuy nhiên với một phong cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo và có trách nhiệm của từng cá nhân trong tập thể MHB Hà Nội, chi nhánh vẫn có một lượng khách hàng cá nhân và doanh

nghiệp chuyển tiền với doanh số ổn định và ngày một tăng nhanh. Mỗi giao dịch chuyển tiền sau khi thực hiện đều được kiểm tra kết quả “Đă thành công/Accepted” hay “Chưa thành công/Unaccepted”, nếu chưa thành công sẽ được kiểm tra đẩy lệnh đi và liên hệ với Cục công nghệ ngân hàng Nhà Nước để biết kết quả, nếu đă thành công, nhân viên chi nhánh sẽ gọi điện trực tiếp đến đầu nhận tiền để thông báo trong thời gian ngắn nhất. Đây là cách làm thủ công nhưng vẫn được khách hàng tín nhiệm và các thao tác đạt độ chính xác cao.

Cuối năm 2008, thẻ E-Cash của MHB ra đời đă gia tăng tiện ích cho khách hàng như: trả lương với số lượng giao dịch không hạn chế và hệ thống bảo mật xác thực, gửi tiết kiệm qua tài khoản thẻ, rút gốc và lăi tiết kiệm khi đến hạn qua thẻ, chuyển tiền chuyển khoản qua thẻ, nộp tiền mặt vào tài khoản thẻ tại máy ATM, quy định tiền mặt được rút tối đa 30 triệu VND/ngày và được rút tối đa 3lần/ngày (cao nhất trong hệ thống máy ATM của Ngân hàng bạn)… Đến hết năm 2009 đă có khoảng 55 tổ chức kinh tế sử dụng dịch vụ thanh toán lương, phí tiền điện, điện thoại qua thẻ với số lượng giao dịch đạt trung bình 35.000 giao dịch/năm, trị giá trung bình 56 tỷ đồng/năm. Số dư trên tài khoản thẻ trung bình

đạt 4 tỷ VND/ngày chính là nguồn tiền huy động lăi suất thấp của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, trong năm 2008, MHB đă ban hành Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng đối với thanh toán viên, giao dịch viên và các điểm giao dịch; Chính sách Phí cho khách hàng thể nhân; Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động bán lẻ… Tổng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân và tổ chức năm 2009 đạt bình quân 40 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với cuối năm 2008.

Từ 01/02/2010, hệ thống MHB đă hoàn thành triển khai dự án hiện đại hóa đến tất cả các chi nhánh trên toàn hệ thống và đi vào hoạt động chính thức, là

nền tảng quan trọng để hoạt động thanh toán trong nước khởi sắc, đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, tạo khả năng phát triển các dịch vụ mới trong lĩnh vực thanh toán.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 52)