- Đặc điểm cấu trúc ngang của cảnh quan
2) Cảnh quan lúa và hoa màu trong đê trên các loại đất cát ven biển, đất mặn
trung bình và đất mặn ít, đất p hù sa trên nền cát biển, đất p h ù sa được bồi, trung tỉnh ít chua, đất p h ù sa giây, đất phèn tiềm tàng nông mặn nhiều, đất
phèn tiềm tàng sâu mặn trung bình. Cảnh quan này có tần suất lặp lại đứng thứ hai sau cảnh quan cây trồng trong khu dân cư - 280 lần, trong đó chủ yếu là ruộng lúa - lúa màu. Trong những năm trước, đảm bảo nguồn lương thực luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với tỉnh Thái Bình nói chung và vùng ven biển của các huyện nói riêng. Hầu như tất cả nguồn đất đai có thể đều được khai thác để trồng cây lương thực nhàm đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ. Mặc dù được đầu tư về thủy lợi, nguồn giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc nhưng do đất bị nhiễm phèn, mặn nên năng suât lúa không cao. Xã có diện tích trồng lúa nhiều nhất là Thái Đô (340ha), Thụy Trường (336,4ha), Thái Thượng (121,7ha). Diện tích trồng lúa hiện đang được chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung vào vụ lúa xuân (là vụ có thời tiết thuận lợi) với các giống lúa lai chịu được chua, mặn đồng thời thí điểm mô hình 1 vụ lúa, 1 vụ cá đã có hiệu quả kinh tế cao. Cây hàng năm chủ yếu là lạc, đậu tương, thuôc lào và các loại rau vụ đông tập trung trên đất cát. Các xã có diện tích cây hoa mau lớn là Thái Đô (81,9ha), Thái Thượng (31,65ha), Thụy Trường (24,5ha). Đậu tương và lạc là cây trồng có diện tích lớn nhất (hơn 60%). Những năm gần đây, người ta đà đưa vào vùng này một số loại cây vụ đông cho giá trị kinh tế cao như su hào, bắp cải, hành, tỏi, tập trung nhiều nhât ở Thụy
Trường (12ha), thị trân Diêm Điền (7ha), Thái Đô (8,5ha). Trong những năm tơi chủ trương của huyện cũng như của các xã ven biển là tăng gấp 3 lần diện tích cây hàng năm so với hiện nay, đặc biệt là những cây đặc sản, có khả năng xuât khâu và đem lại giá trị kinh té cao như đậu tương, lạc, hành, tỏ i... 3) Cảnh quan nuôi trông thủy sản nước ngọt trong đê trên các loại đất cát ven