Đặc điểm cấu trúc đứng của cảnh quan

Một phần của tài liệu Khảo sát, nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình nhằm định hướng sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên của huyện (Trang 29)

Mỗi đơn vị cảnh quan là một thể thống nhất được cấu tạo bởi các hợp phần và mối quan hệ giữa các khối vật chất cấu thành cảnh quan đó. Câu trúc đứng của cảnh quan không chỉ thê hiện là sự săp xêp của các nhân tô thành tạo cảnh quan mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các hợp phần cảnh quan đó. Chính nó sẽ tạo nên đặc trưng riêng cho cảnh quan khu vực, khác với các khu vực khác.

Thái Thụy là huyện miền ven biển của tỉnh Thái Bình có độ cao tuyệt đối từ 0 5 H- 3 m. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông và cửa sông trong

vùng. Mật độ chia cắt > 2 km/km2, ở vùng cửa sông lên tới 3,5 km/km2. Địa hình đáy biên nông ven bờ phần lớn là đồng bàng tích tụ châu thổ ngầm địa hình hâu như băng phẳng, độ dốc không quá 3°, địa hình được phức tạp hoá bởi hệ thông luông lạch và các bãi tích tụ ngầm cửa sông.

Cùng với yêu tô địa hình, khí hậu là một yếu tố không thể thiếu được trong việc tạo nên bộ mặt cảnh quan khu vực. V ị trí địa lý đã quy định tính chất

NĐGM cho khí hậu khu vực này. Chế độ gió mang tính mùa rõ rệt. Mùa đông chịu sự chi phối rõ rệt của gió mùa Đông - Bắc với các hướng gió thịnh hành là Băc, Đông-Băc. Mùa hè chịu ảnh hường của gió mùa Tây-Nam biến tính khi thôi vào vịnh Băc Bộ có các hướng chính là Nam và Đông-Nam. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22-24°C; độ ẩm trung bình 86-87%; lượng mưa trung bình 1.788 mm/năm. Trong các tháng chuyển tiếp (tháng IV và tháng IX), hướng gió thịnh hành là hướng Đông, nhưng không mạnh bằng các hướng gió chính. Bão đô bộ vào khu vực nghiên cứu tập trung vào khoảng thời gian từ tháng VI đến tháng X.

Nằm trong vùng đồng bàng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của 3 con sông lớn: sông Thái Bình, sông Diêm Hộ và sông Trà Lý, địa hình có xu thế cao dần về phía biển, có 27 km bờ biển, hệ thống sông ngòi chàng chịt với các sông chính là sông Hoá, Sông Diêm Hộ và sông Trà Lý. Sông Hoá chảy qua phía Bắc của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái Thụy và huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng đổ ra biển ở cửa Thái Bình. Sông Diêm Hộ chảy từ Tây sang Đông chia huyện thành 2 khu: khu Bắc và khu Nam, đổ ra biển ở cửa Diêm Điền. Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chạy qua phần phía Nam huyện, phân định ranh giới giữa huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải và Kiến Xương, đổ ra biển ở cửa Trà Lý. Mùa lũ bắt đầu từ tháng VI kết thúc vào tháng X. Lượng nước trong mùa lũ chiếm khoảng 75-80% lượng nước năm. Mùa cạn kéo dài từ tháng XI đến tháng IV, lượng mưa chỉ chiếm tới 25% nước sông chủ yếu là ngoại lai, còn lượng nước tại chỗ không đáng kể. Khu vực nghiên cứu năm ở bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ, hầu hết thời gian trong năm dòng chảy đêu có Tây - Nam vào mùa gió Đông - Bắc, còn khi có gió mùa Tây - Nam hoặc gió nam vào mùa hè, dòng chảy lại có hướng Đông - Bắc. Các đặc trưng của dòng chảy có sự phân hóa theo năm.

Chế độ nhật triều khá thuần nhất, tính nhật triều thuần nhất giảm dần từ Bắc xuống Nam. Biên độ dao động tối đa 3,0 ỹ 3,5 m, trung bình 1,4 1,7 m và tối thiểu 0,3 -ỉ- 0,5m. Mực nước triều lớn nhất nhiều năm có thê đạt 4,0 m và thấp nhất khoảng 0,08 m. Độ cao triêu trung bình 1,8 m; độ cao tuỵệt đôi từ 0,6 - 3 8 m. Nước biển xâm nhập vào các cửa sông khá sâu vào đât liên: 20 km đôi với sông Trà Lý với nồng độ muối 5- 10 %0-

Sự tác động tương hỗ của nhiều nhân tô, trong đó khí hậu và nên răn là những nhân tố đóng vai trò quyết định trong sự hình thành đất ờ đây. Đât đai của

nuyện tương đôi đông nhât. Gôm có 4 loại đất chính: đất phèn, đất mặn, đất phù sa và đât cát biên. Sự hoạt động của dòng chảy đã mang theo một lượng phù sa lớn hàng năm bôi đăp cho vùng đồng bàng ở đây. Bởi vậy, đất phù sa cũng là một nhóm đất phổ biến ở khu vực này.

Cùng với điều kiện khí hậu, trên mỗi loại đất phát triển các kiểu thảm thực vật đặc trưng. Trong khu vực nghiên cứu có một kiểu thảm thực vật chính là kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa. Tuy nhiên, do hoạt động khai thác của con người nên hiện nay thảm thực vật tự nhiên nguyên sinh hầu như còn lại rất ít. Các thảm thực vật tự nhiên đang bị thay thế bởi thảm thực vật nhân tác.

Một phần của tài liệu Khảo sát, nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình nhằm định hướng sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên của huyện (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)