Công tác tài trợ rủi ro

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (Trang 75)

2.2.6.1. Phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại TPBank được thực hiện theo đúng quy định của quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 và được sửa đổi theo quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN

Trên cơ sở phân loại nợ hàng quý và hàng năm, ngân hàng tính toán và trích lập dự phòng để tài trợ rủi ro tín dụng. Qũy dự phòng rủi ro được hạch toán

68

vào chi phí. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể:

+ Dự phòng chung được xác định bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

+ Dự phòng cụ thể (R) là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định điều 6, điều 7 QĐ 493 để dự phòng cho những rủi ro tín dụng.

Ngân hàng thực hiện tài trợ rủi ro tín dụng cho các đối tượng khách hàng với các điều kiện, trình tự và thủ tục như sau:

+ Khách hàng là tổ chức doanh nghiệp bị giải thể, phá sản: Điều kiện là đã hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật và không còn nguồn tài trợ ngân hàng sau khi kết thúc giải thể, phá sản hoặc nguồn trả nợ được đánh giá là khó có khả năng thu hồi hoặc nếu thu hồi được thì thời gian thu hồi kéo dài.

+ Khách hàng cá nhân bị chết hoặc mất tích: Điều kiện là có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận mất tích do cơ quan có thẩm quyền cấp và hoàn cảnh gia đình người vay gặp khó khăn về tài chính.

+ Khách hàng xếp nợ nhóm 5, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý: Điều kiện là khách hàng gặp khó khăn về tài chính (đối với khách hàng là tổ chức kinh tế: báo cáo tài chính năm liền trước với năm đề xuất xử lý rủi ro tín dụng thể hiện kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc lỗ lũy kế hoặc vốn chủ sở hữu âm. Đối với khách hàng cá nhân: có báo cáo giải trình hoàn cảnh người vay gặp khó khăn về tài chính) và ngân hàng đã nỗ lực, sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được.

2.2.6.2. Xử lý nợ xấu

Thời gian qua ngân hàng đã cố gắng trong công tác xử lý nợ xấu, ngân hàng đã tiến hành đánh giá và phân loại nợ để có biện pháp xử lý kịp thời, nhờ đó tình hình nợ xấu đã có những biến chuyển tương đối tích cực.

69

- Ðối với các khoản nợ xấu nhưng được đánh giá là có khả năng thu hồi: Chi nhánh tích cực chỉ đạo CBTD thường xuyên bám sát đơn vị, theo dõi tính hình và hỗ trợ tư vấn cho khách hàng khi cần thiết.

- Đối với khoản nợ có dấu hiệu khó đòi: Kiểm soát khách hàng, tận dụng nguồn thu (tài sản đảm bảo).

- Nợ xấu không có khả năng thu hồi: sử dụng dự phòng RRTD để bù đắp tổn thất hoặc chuyển qua công ty quản lý tài sản và khai thác nợ tiếp tục theo dõi tìm biện pháp thu hồi nợ.

Bảng 2.6 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 2012-2013

Năm Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ

2012 6.082 222 3,66% 2013 11.925 235 1.97% 2013 11.925 235 1.97%

(Báo cáo thường niên năm 2013 của NHTMCP Tiên Phong)

Tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể từ năm 2012 là 3,66% xuống còn 1,97% năm 2013

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)