Cơ cấu tổ chức công ty
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
Báo cáo thường niên năm 2013
HĐQT có trách nhiệm thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động của TPBank bằng cách đưa ra các hướng dẫn cùng với việc đề ra định hướng chiến lược và cung cấp giá trị dài hạn cho cổ đông và những
47
người có lợi ích liên quan. HĐQT đã đưa ra các quyết định chủ động giao phó phạm vi công việc rộng hơn đến các Ủy ban. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch trực tiếp tham gia và dẫn dắt các hoạt động của tất cả Ủy ban.
Hoạt động của các tiểu ban thuộc HĐQT:
HĐQT thành lập các Ủy ban/Hội đồng nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Các Ủy ban/Hội đồng được tổ chức nhằm nâng cao năng lực của HĐQT và phát triển chuyên môn đa dạng của đội ngũ lãnh đạo cao cấp trong Ngân hàng.
Ủy ban Điều hành (EXCO):
Ủy ban EXCO gồm Chủ tịch HĐQT và hai Phó Chủ tịch HĐQT trực tiếp quản trị và điều hành TPBank có nhiệm vụ thay mặt HĐQT để quản trị Ngân hàng trong thời gian HĐQT không họp và tư vấn cho HĐQT các vấn đề quan trọng nhất trong quá trình quản trị và điều hành Ngân hàng. Các thành viên Ủy ban EXCO đã tích cực đi sâu sát, nẵm rõ các vấn đề để có những quyết định kịp thời và chính xác trong quá trình hoạt động.
Ủy ban Nhân sự:
Ủy ban Nhân sự với vai trò là cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐQT trong công tác quản trị nhân sự đã có những đóng góp lớn vào xây dựng chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, quy chế tuyển chọn, đào tạo nhân sự, quy trình đánh giá và các chính sách đãi ngộ khác…, đồng thời trong một số công việc cụ thể thay mặt HĐQT trực tiếp quyết định việc bổ nhiệm, tuyển dụng các nhân sự cấp cao, góp phần trong việc tăng cường, bổ sung nguồn nhân lực, phù hợp với nhu cầu phát triển mới của Ngân hàng.
Ủy ban Quản lý Tài sản nợ, Tài sản có (ALCO):
Uỷ ban ALCO thực hiện chức năng xây dựng và giám sát việc thực thi chính sách phát triển thị trường, chính sách phát triển vốn; quản trị rủi ro thanh khoản; quản trị rủi ro thị trường (tỷ giá, lãi suất…); bảo đảm cơ cấu và cân đối tốc độ tăng trưởng của bảng tổng kết tài sản phù hợp với chiến lược phát triển, quy mô vốn chủ sở hữu, khả năng thanh khoản của TPBank trong
48
từng thời kỳ; thông qua biểu lãi suất huy động, biểu giá FTP và biểu lãi suất cho vay; phê duyệt hạn mức giao dịch với các định chế tài chính…Định hướng phát triển và các quyết định của Ủy ban ALCO trong thời gian vừa qua đã giúp ngân hàng bước đầu cơ cấu lại tài sản, dự báo và phản ứng kịp thời với các thay đổi của thị trường.
Ủy ban Đầu tư:
Ủy ban Đầu tư thực hiện quản lý giám sát hoạt động đầu tư tài chính như chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư tài chính; phê duyệt các hoạt động đầu tư tài chính của TPBank; trực tiếp ban hành quyết định đầu tư tài chính theo phân cấp, ủy quyền về đầu tư tài chính.
Ủy ban Tín dụng:
Ủy ban Tín dụng là cơ quan nghiên cứu, ban hành hoặc sửa đổi các chính sách tín dụng của TPBank, bao gồm các chính sách về cấp tín dụng, quản lý tài sản đảm bảo, quản lý tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng; kiểm soát hoạt động tín dụng và các chính sách khác; phê duyệt giới hạn tín dụng/cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của Ủy ban Tín dụng; phê chuẩn và ban hành các sản phẩm tín dụng; xây dựng và ban hành quy trình phê duyệt, cấp tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng cho các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống TPBank.
Hội đồng Tín dụng được thành lập nhằm phê duyệt các quyết định tín dụng đối với khách hàng của TPBank theo hạn mức được Ủy ban Tín dụng phần cấp; tham mưu, đề xuất cho Ủy ban Tín dụng và/hoặc HĐQT ban hành các chính sách tín dụng hướng đến tính tuân thủ pháp luật, nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng của TPBank.
Ủy ban Quản lý Rủi ro:
Ủy ban Quản lý Rủi ro thực hiện chức năng ban hành quy trình, chính sách thuộc thẩm quyền HĐQT liên quan đến công tác quản trị rủi ro; cảnh báo. Khuyến nghị các mức độ an toàn với TPBank trước những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến tổ chức và đề xuất các biện pháp phòng ngừa
49
trong ngắn hạn cũng như dài hạn; tham mưu cho HĐQT về việc phê duyệt các hạn mức rủi ro đối với từng loại rủi ro và cơ chế ủy quyền. Hoạt động của Ủy ban Quản lý Rủi ro trong thời gian tới dự kiến sẽ phải tăng cường hơn nữa khi mà thị trường dự báo còn nhiều rủi ro.
2.1.3.Các chỉ tiêu hoạt động chính
Với TPBank, năm 2013 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Mặc dù phát triển và tái cơ cấu trong bối cảnh nền kinh tế chung còn nhiều khó khăn nhưng TPBank lại đạt được nhiều thành công vượt bậc. Đây là nền tảng quan trọng để TPBank tiếp tục phát triển trong những năm tới.
2.1.3.1. Quy mô và hoạt động huy động vốn * Về quy mô hoạt động
Năm 2009 NHTMCP Tiên Phong tăng vốn điều lệ đợt 1 từ 1.000 tỷ đồng lên 1.250 tỷ đồng và đợt 2 từ 1.250 tỷ đồng lên 1.275 tỷ đồng dưới hình thức phát hành bán cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần.
Ngày 29/11/2010 Ủy ban chứng khoán Nhà Nước đã chấp nhận cho NHTMCP Tiên Phong phát hành 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Ngày 17/12/2012, NHNN ban hành văn bản số 8331/NHNN-TTGSNH chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của TPBank từ 3.000 tỷ đồng lên 5.500 tỷ đồng. Đợt tăng vốn này là bước quan trọng đánh dấu sự hoàn tất thành ông của phương án tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng. Đây là nguồn lực tài chính quan trọng để TPBank tập trung phát triển hạ tầng công nghệ, mở rộng mạng lưới và phát triển sản phẩm, đạt được kỳ vọng của các nhà đầu tư trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
50
Bảng 2.1 Tình hình tài sản của NHTMCP Tiên Phong
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng TS
(tỷ đồng)
2.418 10.728 20.889 27.100 15.120 32.088
( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Tiên Phong)
Tổng tài sản của NHTMCP Tiên Phong liên tục tăng từ giai đoạn 2008 đến 2011. Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 đến năm 2012, cùng với tình hình chung của toàn ngành ngân hàng rơi vào thời kỳ khủng hoảng và buộc phải tái cơ cấu dẫn đến tổng tài sản cũng bị giảm sút đáng kể. Tổng tài sản của TPBank cuối năm 2013 đạt 32.088 tỷ đồng, đạt 107% so với kế hoạch và tăng gấp đôi so với cuối năm 2012.
* Tình hình huy động vốn 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Huy động TT1
Hình 2.2 Xu hướng huy động thị trường 1
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2012 2013 KKH CKH
Hình 2.3 Cơ cấu huy động theo kỳ hạn
51
Giai đoạn trước khủng hoảng từ năm 2008 đến năm 2010, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Tiên Phong đã đạt những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2010, huy động TT1 đạt hơn 7.500 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2009nvà 6,4 lần năm 2008. Từ cuối năm 2011 TPBank gặp nhiều khó khăn, huy động vốn TT1 giảm 17,4% so với năm 2010, còn 6.242 tỷ đồng. Vượt qua khó khăn hiện tại và nỗ lực tái cơ cấu, ngân hàng đã đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, áp dụng các chính sách linh hoạt, hiệu quả để đẩy mạnh khả năng huy động vốn, đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng. Cuối năm 2012, huy động từ khách hàng và các TCTD khác đạt 10.033 tỷ đồng, nếu tính cả phát hành giấy tờ có giá, tổng huy động vốn của TPBank là 10.785 tỷ. Trong đó, 86% tổng huy động vốn từ nguồn TT1, tương đương 9.270 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch đề ra. Huy động TT2 và phát hành giấy tờ có giá đều chiếm 7% cơ cấu huy động vốn của ngân hàng.
Năm 2013, TPBank đã phát triển các sản phẩm, dịch vụ riêng cho từng phân khúc khách hàng song song với việc cải tiến nhiều dịch vụ tiện ích, dịch vụ gia tăng; nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng; cùng với chính sách linh hoạt, các chương trình thúc đẩy bán hiệu quả giúp đẩy mạnh huy động từ khách hàng, đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng. Huy động từ khách hàng của TPBank đạt 14.332 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2012, cao hơn nhiều so với mức tăng huy động chung của toàn ngành, mức 15,61%. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt hơn 2.200 tỷ đồng, chiếm 15% tổng huy động từ khách hàng và tăng 69% so với năm 2012. Đây là một trong những nguồn huy động quan trọng giúp giảm chi phí vốn và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
52 0 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2012 2013 VND Ngoại tệ
Hình 2.4 Cơ cấu huy động theo loại tiền
(Báo cáo thường niên năm 2013 của NHTMCP Tiên Phong)
Huy động bằng ngoại tệ năm 2013 tăng hơn 4,7 lần so với năm 2012, chiếm 14% trong tổng nguồn huy động, đây cũng là hoạt động giúp Ngân hàng tăng giao dịch ngoại tệ với các TCTD và khách hàng, tăng thu phí và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng:
Cùng xu hướng với hoạt động huy động, hoạt động tín dụng cũng đạt được những bước tăng trưởng đáng kể. Năm 2010, dư nợ cho vay khách hàng đạt 5.225 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2009 và gấp 19 lần năm 2008. Trong giai đoạn khủng hoảng năm 2011, TPBank đã chủ động giảm hoạt động cho vay, tập trung thu hồi vốn. Kết quả là năm 2011 dư nợ thị trường 1 giảm 29,87% xuống còn hơn 3.600 tỷ. Tuy nhiên, kết quả của quá trình tái cơ cấu toàn diện đã nhanh chóng đưa chỉ tiêu tăng trưởng vượt bậc so với năm 2011 với con số tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 6.083 tỷ đồng vào cuối năm 2012.
0 2000 4000 6000 8000 10000 2012 2013 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung-dài hạn
Hình 2.5 Hoạt động cho vay năm 2012-2013
53
Dư nợ cho vay khách hàng đạt 11.926 tỷ đồng, tăng hơn 5.800 tỉ đồng tương đương với tăng 96% so với năm 2012. Trong đó cho vay ngắn hạn đạt hơn 8.200 tỷ đồng chiếm 69% tổng dư nợ cho vay khách hàng và cho vay trung, dài hạn đạt hơn 3.600 tỷ đồng chiếm 31% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Ngân hàng không phải sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, đây là yếu tố tích cực giúp ngân hàng chủ động trong thanh khoản và điều chỉnh được lãi suất cho vay khách hàng kịp thời theo thị trường.
Tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế ở mức 1,97%, mức ấn tượng của năm 2013 trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành nhờ những nỗ lực trong việc xử lý được nợ xấu tồn đọng và tăng trưởng tín dụng mới có chất lượng của ngân hàng.
Kết quả hoạt động tín dụng phản ánh nỗ lực của Ngân hàng trong việc bám sát mục tiêu phát triển bền vững, an toàn, lành mạnh. Các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng rất phong phú và đầy đủ, tập trung vào khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình khá trở lên.
2.1.3.3. Hoạt động đầu tư, quản lý vốn khả dụng, kinh doanh ngoại tệ và vàng
Sau khi sử dụng tài trợ cho hoạt động cho vay khách hàng, nguồn vốn huy động khách hàng còn lại được sử dụng cho mục đích đầu tư, cho vay trên TT2. Danh mục đầu tư của TPBank được quản lý theo hướng đảm bảo khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và tuân thủ đúng quy định của NHNN. Tại thời điểm cuối năm 2012, phần lớn nguồn vốn ổn định này sử dụng đầu tư vào chứng khoán chính phủ và các TCTD (chứng khoán nợ), chiếm61% (đạt 5.453 tỷ đồng), nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng như đa dạng hóa cơ cấu danh mục đầu tư. Tiền, vàng gửi, cho vay tại các TCTD khác đạt 2.189tỷ ñồng, chiếm 24% toàn danh mục.
Ngày 28/12/2012, NHNN chính thức cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng đợt đầu tiên cho 17 TCTD, trong đó có TPBank, mở ra cơ hội kinh doanh mới, nhiều tiềm năng cho NH. Giá vàng của TPBank luôn được đảm
54
bảo là giá chuẩn và tốt nhất hệ thống liên ngân hàng; giao dịch có thể được thực hiện trên Ebank giúp khách hàng bắt kịp với mọi biến ñộng của thị trường. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2012 mặc dù rất khó khăn, khi cơ hội mua bán ngoại tệ hưởng chênh lệch giá trên thị trường liên ngân hàng hạn chế và nhu cầu mua bán của doanh nghiệp kém sôi động, nhưng vẫn đóng góp 5,7 tỷ đồng vào lợi nhuận chung của ngân hàng. TPBank cũng bắt đầu triển khai nhiều hơn các công cụ tài chính phái sinh hiện đại như hợp đồng hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn… hỗ trợ hoạt động quảnlý rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.
2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2 Báo cáo kinh doanh 2008-2013
Năm 2008 2009 2010 2012 2013 Tổng doanh thu 120,59 309,25 459,03 445,76 808,49 Chi phí hoạt động 52,81 123,84 196,63 325,55 423,14 Chi phí dự phòng RRTD 0,4 20,7 49 3,86 3,96
Lợi nhuận trước thuế
67,38 164,71 213,4 116,35 381,39
Lợi nhuận sau thuế
50,52 128,2 161,68 116,35 381,39
ROE 10,26% 8,08% 10,89%
( Báo cáo kinh doanh 2008-2013, đơn vị tỷ đồng)
Theo bảng số liệu trên thì doanh thu của ngân hàng tăng đều từ khi thành lập đến năm 2010. Năm 2008 đạt 120,59 tỷ đồng đến năm 2009 đạt 309,25 tỷ đồng tăng 256,45% và năm 2010 tăng 148,43% so với năm 2009. Đến năm 2013 doanh thu tăng 181,37% so với năm 2012.
Cùng với doanh thu tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cũng tăng. Đến năm 2013 đạt mức 381,39 tỷ đồng.
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Tiên Phong 2.2.1. Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng