Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (Trang 46)

Xuất phát từ trình độ nhận thức và chỉ đạo của cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng.

Nhận thức của cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ hạn chế về năng lực có thể được bồi dưỡng thêm để nâng cao trình độ, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật sự nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Điều này có thể nhận thấy qua các vụ án kinh tế lớn

39

trong thời gian vừa qua có liên quan đến hoạt động ngân hàng đều có sự tiếp tay của những cán bộ tín dụng cùng với khách hàng hoặc bản thân cán bộ tín dụng cố ý:

+ Thực hiện trái với qui trình tín dụng.

+ Trực tiếp thu nợ nhưng không nộp mà dùng cho mục đích cá nhân.

+ Lập hồ sơ giả để vay tiền cá nhân, nhờ người vay hộ,…

+ Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ có giá để thế chấp vay tiền.

+ Định giá TSBĐ không đúng giá trị thực do thông đồng với khách hàng. Bên cạnh vấn đề đạo đức, năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ tín dụng hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu công việc. Điều này có thể thấy trong thực tế qua việc bố trí công việc chưa phù hợp với trình độ chuyên môn, bản thân từng cán bộ chưa có ý thức tự nâng cao nghiệp vụ. Ngoài ra có thể nhận thấy rõ nét nhất là công tác phân công cán bộ tín dụng quản lý khách hàng của các NHTM hiện nay không theo chuyên ngành kinh tế, từ đó dẫn đến việc:

+ Cán bộ tín dụng làm việc theo kiểu đa năng, không chuyên sâu vào một ngành nghề cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành. Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ. Khách hàng khi cung cấp các dự án, có nhiều thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ tín dụng. Thuê chuyên gia đánh giá đòi hỏi chi phí cao nên chủ yếu mà các ngân hàng thường làm trong những trường hợp này là tự tìm hiểu thông tin thông qua sách, báo, tạp chí chuyên ngành, qua mạng internet.

40

+ Nếu cán bộ tín dụng không có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành cần thẩm định sẽ đưa ra những đánh giá sai, gây bức xúc cho khách hàng hoặc ngược lại, khách hàng thông tin sai mà không biết, gây ra những quyết định sai lầm trong cho vay.

Ngoài ra, sự gắn bó, nỗ lực với công việc của một bộ phận cán bộ tín dụng cũng chưa được phát huy do chính sách tuyển dụng, sử dụng, phân công, bố trí công việc và vấn đề đãi ngộ của các NHTM (đặc biệt là các NHTMNN) chưa đủ sức thu hút. Thực tế hiện nay cho thấy do tác động của quá trình cạnh tranh, rất nhiều cán bộ tín dụng giỏi, nhiều kinh nghiệm của các NHTMNN đã được các NHTMCP, các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tuyển dụng vào những vị trí quan trọng với nhiều đãi ngộ. Nguồn nhân lực của các NHTMNN đã mỏng do quá trình mở rộng mạng lưới, lại ngày càng bị hao hụt do chính sách tuyển dụng, sử dụng, phân công, bố trí công việc, và vấn đề đãi ngộ chưa thật sự thu hút. Vấn đề quản trị nguồn nhân lực cũng đặt ra một cách bức xúc gay gắt.

Chiến lược của ngân hàng:

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thường phụ thuộc vào tình hình thực tế và những mục tiêu của ngân hàng, mà ngân hàng có những chiến lược kinh doanh khác nhau. Khi chiến lược thay đổi nó sẽ có tác động ngay tới chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Năng lực quản lý, năng lực tài chính của ngân hàng:

Công tác quản lý của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác đảm bảo cho ngân hàng hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, theo dõi, quản lý chặt chẽ sát sao hoạt động tín dụng từ đó nâng cao hiệu quả rủi ro tín dụng.

41

Hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật:

Cở sở vật chất và kỹ thuật tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng góp phần không nhỏ trong việc QLRRTD. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý ngân hàng kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay, các trang thiết bị tin học sẽ giúp cho ngân hàng có được thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Trên cơ sở đó có quyết định tín dụng đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý rủi ro tín dụng được thuận tiện và chính xác.

42

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)