Nguyên tắc của ủy ban Basel về quảnlý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (Trang 28)

Một quốc gia mà có sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng, dù quốc gia đó đã phát triển hay đang phát triển, cũng sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel đã đưa ra các nguyên tắc chủ yếu về QLRRTD, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng [24] Cụ thể,

21

- HĐQT có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét chiến lược về RRTD và các chính sách về RRTD của ngân hàng. Chiến lược cần phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng đạt được khi gánh chịu các rủi ro này.

- Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiến lược RRTD được HĐQT phê duyệt, phát triển các chính sách và thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD. Các chính sách và thủ tục này cần nhằm vào RRTD trong mọi hoạt động của ngân hàng, ở cấp độ từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư.

- Các ngân hàng cần xác định và QLRRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động. Các ngân hàng cần bảo đảm rằng các rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới phải tuân thủ các thủ tục QTRR và kiểm soát phù hợp trước khi được đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được HĐQT hoặc ủy ban của hội đồng phê duyệt..

* Quy trình cấp tín dụng lành mạnh

- Ngân hàng cần thiết lập các tiêu chí cụ thể cho quá trình cấp tín dụng. Những tiêu chí này cần chỉ rõ thị trường mục tiêu của ngân hàng và cho thấy sự hiểu biết cặn kẽ về bên vay hay đối tác cũng như mục đích, cơ cấu của khoản tín dụng và nguồn hoàn trả.

- Ngân hàng cần thiết lập đầy đủ các quy trình để phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện hành.

- Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể ở mức từng bên vay và đối tác, nhóm các đối tác có liên quan đến nhau để tạo ra các loại hình RRTD khác nhau theo cách có ý nghĩa và có thể so sánh được, ở trong sổ sách kế toán ngân hàng và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng - Việc cấp tín dụng cần phải được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. Đặc biệt, các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có liên quan cần được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ, theo dõi cẩn thận và triển khai

22

các bước cần thiết để kiểm soát hay loại trừ rủi ro cho vay đối với các trường hợp ngoại lệ.

* Duy trì quy trình đo lường, quản lý và giám sát phù hợp

- Ngân hàng phải có hệ thống quản lý liên tục các danh mục đầu tư có RRTD. - Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi các điều kiện của từng khoản tín dụng bao gồm xác định mức độ đủ dự phòng và dự trữ.

- Ngân hàng phải phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong QLRRTD.

- Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để cho phép lãnh đạo đo lường được RRTD trong mọi hoạt động nội bảng và ngoại bảng. - Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng.

- Ngân hàng cần tính đến các thay đổi tiềm năng trong tương lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tư tín dụng, và phải đánh giá mức độ RRTD trong điều kiện căng thẳng.

* Bảo đảm kiểm soát đầy đủ đối với RRTD

- Ngân hàng cần xây dựng hệ thống đánh giá liên tục, độc lập về các quá trình QLRRTD và kết quả đánh giá cần được báo cáo trực tiếp cho HĐQT và ban Tổng giám đốc.

- Ngân hàng cần xây dựng và tăng cường kiểm soát nội bộ và các hoạt động khác nhằm bảo đảm các vi phạm về chính sách, thủ tục và giới hạn được báo cáo kịp thời cho cấp lãnh đạo thích hợp để xử lý.

- Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các trường hợp cần giải quyết tương tự.

Như vậy, theo Ủy ban Basel có một số điểm cơ bản trong QLRRTD, cụ thể:

23

- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng, bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

- Nâng cao năng lực của cán bộ QLRRTD.

- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và QLRRTD.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)