Tình hình khách hàng

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược kinh doanh của vinacafe (Trang 28)

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

1. Môi trường bên ngoài

1.2 Tình hình khách hàng

Cà Phê Việt Nam đã có vị trí đáng kể trên thị trường thế giới đặc biệt từ khi mở cửa nền kinh tế với chính sách “Đa phương hoá thị trường xuất khẩu nông sản” Việt Nam đã có quan hệ với nhiều khách hàng bao gồm những hãng kinh doanh Cà Phê hàng đầu thế giới như: Newman (Đức), ED và Fman (Anh), Volcafe (Thuỵ Sỹ), Tadivat (Pháp), Itouchu (Nhật), Ngân hàng Credit Lyonnairs (Pháp).

Hiện nay ở Việt Nam, Cà Phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Giá trị Cà Phê xuất khẩu thường chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, vụ nửa đầu năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu cà phê của nước ta đã hoàn thành 72,1% kế hoạch đề ra trong năm; ước tính, xuất khẩu cà phê trong tháng 7/2011 đạt khoảng 65 nghìn tấn, kim ngạch là 145 triệu USD, nâng lượng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm lên 930 nghìn tấn và kim ngạch đạt 2 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng mạnh 92,6% về kim ngạch so với 7 tháng/2010.

Thị trường chủ chốt xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam, nửa đầu niên vụ 2009/2010 và niên vụ 2010/2011

STT Thị trường XK Niên vụ 2009/2010 (T10/2009–T3/2010) Niên vụ 2010/2011 (T10/2010–T3/2011)

% thay đổi của niên vụ 2010/11 so với niên vụ 2009/10 Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (nghìn USD) Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị

(nghìn USD) Khối lượng Giá trị

1 Hoa Kỳ 74 116.455 97 208.803 31% 79%

2 Đức 81 116.008 74 151.440 -9% 31%

3 Bỉ 25 34.428 74 143.267 196% 316%

4 Ý 34 47.265 57 109.283 68% 131%

5 Tây Ban Nha 34 46.077 42 81.150 24% 76%

6 Hà Lan 9 12.938 25 48.803 178% 277%

7 Nhật Bản 25 38.935 22 51.133 -12% 31%

8 Hàn Quốc 15 20.977 18 32.699 20% 56%

9 Singapore 3 4.254 16 30.472 433% 616%

10 Thuỵ Sĩ 18 23.245 15 30.475 -17% 31%

11 Vương Quốc Anh 19 24.640 15 30.955 -21% 26%

12 Nga 15 19.620 14 25.925 -7% 32% 13 Trung Quốc 9 12.496 13 23.968 44% 92% 14 Algeria 12 16.899 13 24.643 8% 46% 15 Pháp 7 9.633 12 22.395 71% 132% 16 Nước khác 135 181.531 94 178.772 -30% -2% Tổng cộng 515 725.401 601 1.194.183 17% 65%

Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam

Trước thập kỷ 90, các nước thuộc Liên Xô cũ, Đông Âu, Singapore, Hồng Kông, Pháp Thuỵ Sỹ…là những khách hàng thường xuyên của Việt Nam, đặc biệt Singapore là nước nhập khẩu Cà Phê của Việt Nam lớn nhất (năm 1986 nhập 7.074 tấn) năm 1986 Anbani nhập 620 tấn, Ba Lan 300 tấn, Bungari 360 tấn, Đông Đức 807 tấn. Các nước nay chính là chính là khách hàng truyền thống của Việt Nam trong những năm 80, đầu thập kỷ 90 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu Cà Phê Việt Nam làm cho sản lượng Cà Phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này giảm sút nhanh chóng. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu bị gián đoạn trong một khoảng thời gian tương đối dài tuy nhiên trong tình hình hiện nay, khi cuôc khủng hoảng đã đi dần vào thế ổn định Cà Phê Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy và giữ vững vị trí xứng đáng vôn có của thị trường này bởi đây là thị trường có dung lượng tiêu thụ lớn, hiệu quả cao, là thị trường quen thuộc đối với Việt Nam thêm nữa ở thị trường này Việt Nam không phải cạnh tranh như so với thị trường khác trên thế giới.

Thị trường tiêu thụ lớn của Cà Phê Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90.

Singapore đã tăng cường nhập khẩu Cà Phê nước ta. Năm 1990 riêng Singapore đã nhập 17.631 tấn chiếm 19,67% tổng sản lượng Cà Phê xuất khẩu của Việt Nam, năm 1991 tăng lên 53.119 tấn chiếm 56,81%, năm 1992: 58.322 tấn chiếm 49,34%. Thời gian gần đây, tuy khối lượng Cà Phê Việt Nam xuất sang Singapore có tăng nhưng lại có xu hướng giảm về tỷ trọng vì nguyên nhân chính là chúng ta đang có sự thay đổi lớn trong chính sách xuất khẩu Cà Phê muốn mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp giảm xuất khẩu sang các thị trường trung gian để tránh sự Ðp giá xuất khẩu.

Thị trường Đức cũng đang có xu hướng tăng nhập khẩu Cà Phê Việt Nam năm 1986 nhập 807 tấn chiếm 4,33%,năm 1992 nhập 12.071 tân chiếm 10,21%, năm 1998 nhập 68.336 tấn đến năm 2000 là 84.300 tấn đến năm2001 là 134.321 tấn chiếm 15,36% đứng thứ ba sau Bỉ và Mỹ.

Thị trường Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật, Bỉ, Triều Tiên…hiện nay cũng nhập tương đối nhiều Cà Phê Việt Nam

Việt Nam đã mở rộng thâm nhập và bán được một khối lượng Cà Phê tương đối lớn vào các thị trường tiêu thụ Cà Phê lớn nhất thế giới như Bỉ, Đức, Anh, Pháp, ý, Nhật, Hàn Quốc…đặc biêt từ năm 1994 Việt Nam đã bắt đầu khai thác hai thị trường mới đầy tiểm năng về tiêu thụ Cà Phê là Mỹ và Hy Lạp. Sau 10 năm Mỹ bãi bỏ cấm vận xuất khẩu với Việt Nam tổng kim ngạch xuất khẩu Cà Phê sang thị trường Mỹ đã chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu Cà Phê của cả nước ra thị trường thế giới đến năm 2000 kim ngạch

xuất khẩu Cà Phê sang thị trường Mỹ đã chiếm là 22,49% tổng kim ngạch xuất khẩu Cà Phê Việt Nam sang thị trường 10 nước

Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam từ năm 2000 đến 2010

Tiêu thụ cà phê thế giới tăng 27,7% trong vòng 11 năm, từ 105.5 triệu bao năm 2000 lên 134.8 triệu bao năm 2010. Các nước xuất khẩu có mức tăng đáng kể tới 56,6%, từ 26,4 triệu bao năm 2000 lên 41,3 triệu bao năm 2010. Các thị trường mới nổi tăng 33,3% từ 13,7 triệu bao lên 18.2 triệu bao. Tổng tiêu thụ ở các thị trường truyền thống đã tăng từ 65,4 triệu bao lên 75,2 triệu bao, tương đương 15%.

Mức tiêu dùng trên thế giới tăng trưởng trung bình hàng năm trong suốt giai đoạn này là 2,5%. Tỷ lệ này ở các nước xuất khẩu là 4,6% , ở thị trường các nước nhập khẩu là 1,7%. và 1,4% ở các thị trường truyền thống. Cụ thể hơn, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao nhất ở các thị trường truyền thống trong suốt 11 năm qua được ghi nhận ở Canada ( 4,2%), Anh ( 3%), tiếp theo là Mỹ ( 1,5%) và Italia ( 1,2%).

Nếu tiêu dùng thế giới tiếp tục tăng trưởng với mức tăng trung bình hàng năm 2,5% thì khối lượng có thể đạt 168 triệu bao vào năm 2019. Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với các thập kỷ trước và có thể khó duy trì trong dài hạn.

Số liệu của ICO cho thấy tiêu thụ đầu người trung bình ở một số nước xuất khẩu và nhập khẩu được lựa chọn trong giai đoạn 2000-2010 có tám nước xuất khẩu có mức tiêu thụ trung bình đầu người trên 2kg trong suốt 11 năm qua và chỉ có 3 trong số những nước này có mức trung bình hàng năm là trên 3kg. Brazil đang là nước tiêu thụ hàng đầu trong số các nước xuất khẩu với trung bình đầu người là trên 5kg.

Đối với các nước nhập khẩu, một số nước có mức tiêu dùng cao trong giai đoạn này gồm Phần Lan (11,8kg); Na Uy (9,2kg), Đan Mạch ( 8,7kg), Thuỵ Điển (8,1kg) và Thuy Sỹ (7,5kg). Những nước nhập khẩu khác có mức tiêu dùng trung bình trên 5kg/ đầu người gồm Bỉ, Đức, Áo, Hà Lan, Italia, Slovenia, Estonia, Pháp và Canada. Mặc dù Mỹ là nhà tiêu thụ hàng đầu trên thế giới với mức 20,6 triệu bao hàng năm, tiêu dùng đầu người của nước này chỉ đạt 4,1kg.

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược kinh doanh của vinacafe (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w