- Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
4. Một số chiến lược định vị thương hiệu doanh nghiệp
Định vị thương hiệu là việc mà các doanh nghiêp trả lời các câu hỏi: Phân đoạn sản phẩm thị trường nào mà thương hiệu hướng tới và sự khác biệt nổi trội của nó là gì? Nó được xem là cách xác định linh hồn cho thương hiệu. Dưới đây là một số chiến lược định vị mà các doanh nghiệp thường sử dụng:
Một là: Định vị theo thuộc tính (Attribute Positioning).
Chiến lược định vị theo thuộc tính là việc dựa trên các thuộc tính, tính chất của sản phẩm của công ty.
Hai là: Định vị theo lợi ích (Benefit Positioning) .
Nghĩa là xác định vị trí của thương hiệu, sản phẩm theo lợi ích mà nó mang lại cho người sử dụng.
Tràng tiền Plaza định vị cho mình là một trung tâm thương mại giành cho những người có thu nhập cao. Là nơi cung cấp những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.
Ba là: Định vị theo việc sử dụng/ứng dụng (Use/Application Positioning) Japanese Deer Park có thể xác định cho mình vị trí dành cho du khách có thể tốn một giờ đồng hồ và muốn có một vai trò giải trí nhanh nào đó.
Bốn là: Định vị theo người sử dụng(User Positioning)
Pepsi quảng cáo theo phong cách trẻ trung và hướng tới những khách hàng thích sự sôi nổi và trẻ trung này.
Năm là:Định vị theo đối thủ cạnh tranh (competition Positioning)
Olay có Total Effects ngăn ngừa bảy dấu hiệu lão hoá của da còn Pond’s quảng cáo kem chống lão hoá có thể ngăn ngừa được tám dấu hiệu lão hoá của da .
Sáu là : Định vị theo chủng loại sản phẩm (Product Positioning)
Doanh nghiệp dựa vào chủng loại sản phẩm mà kinh kinh doanh để có chiến lược định vị phù hợp
Bảy là: Định vị theo chất lượng và giá cả
Chiến lược định vị trên thường được các doanh nghiệp quan tâm là xác định vị trí cho mình là có “giá trị tốt nhất”.