Trong nước

Một phần của tài liệu đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng (Trang 28)

Năm 1998, Việt Nam đã tham gia Nghị định thư Kyoto và là nước tích cực đóng góp trách nhiệm trong các diễn đàn về BĐKH, đặc biệt là tham gia liên minh

toàn cầu về KNK trong nông nghiệp năm 2009. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Việt Nam về phát thải khí nhà kính cũng như các biện pháp giảm thiểu phát thải trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung nhiều vào khía cạnh kinh tế mà chưa chú trọng vào giảm phát thải KNK.

Theo nghiên cứu thực nghiệm của KidiTech tại Công ty đánh cá Nam Triệu, Hải Phòng (2009) việc thay thế hệ thống đèn khai thác thủy sản truyền thống bằng hệ thống đèn LED sẽ giảm chi phí và giảm tiêu hao năng lượng đồng nghĩa với giảm khí thải nhà kính. Với tàu sử dụng 40 bóng đèn cao áp, giàn đèn có trọng lượng 400 kg, tiêu thụ 200 lít dầu diesel/ngày. Khi thay thế bằng 100 bóng đèn LED, trọng lượng giàn đèn chỉ còn 125 kg và lượng dầu tiêu thụ tụt xuống mức 30 lít/ngày. Với thời gian đi biển xa bờ 20 ngày/tháng, lượng nhiên liệu tiêu thụ từ 4.000 lít dầu/tháng giảm xuống còn 600 lít dầu/tháng nhờ công nghệ LED. Có nghĩa là mỗi đợt đi biển, 1 con tàu công suất lớn có thể tiết kiệm tiền dầu gần 3.000 đô la Mỹ nếu dùng hệ thống đèn dẫn dụ theo công nghệ LED đồng thời giảm phát thải khoảng 3.026 tấn khí nhà kính.

Theo đánh giá Cục KT và BVNLTS, 2009, trung bình mỗi kg thủy hải sản khai thác được bằng tầu có công suất dưới 20CV có lượng phát thải KNK tương đương 1 kg CO2e; tàu từ 20 đến dưới 90 CV sẽ phát thải 1,75kg CO2e, tầu trên 90CV thải ra trung bình 1,76 kg CO2e/kg cá khai thác. Hiện tại, Việt Nam có gần 12 nghìn tàu thuyền nghề lưới kéo đôi có 1.823 chiếc, nghề lưới kéo đơn có 10.133 chiếc, thấp nhất là là nhóm nghề chụp (1.186 chiếc) và nghề lưới vây (3.658 chiếc). Tàu có công suất từ 20-90CV chiếm đa số trong các nhóm tàu đánh bắt. Với sản lượng đánh bắt hàng năm là 2.277,7 ngàn tấn, lượng phát thải KNK từ khai thác thủy sản là 3,98 triệu tấn CO2 tương đương.

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣơng nghiên cứu

Luận văn có đối tượng nghiên cứu là:

+ Nghiên cứu vai trò của phát thải KNK đối với BĐKH và quá trình phát thải KNK của một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong đó có thủy sản.

+ Quá trình phát thải khí nhà kính từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (dầu diessel) trong hoạt động khai thác hải sản tại Hải Phòng.

2.2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu.

Nguyên nhân và ảnh hưởng của phát thải KNK đến môi trường, BĐKH là vấn đề rộng, liên quan đến nhiều quá trình tự nhiên, nhân tác, nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, tuy nhiên trong luận văn này học viên chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

+ Cơ chế, hình thức hoạt động của hoạt động khai thác hải sản – tác nhân chính gây phát thải KNK trong hoạt động khai thác hải sản.

+ Tính toán tổng lượng phát thải KNK của các đội tàu trong hoạt động khai thác hải sản nói chung và tại Hải Phòng nói riêng và dự báo phát thải KNK trong hoạt động thủy sản trong tương lai.

Phạm vi không gian : Hoạt động khai thác thủy sản có phạm vi rất rộng lớn đó

là toàn bộ vùng biển, tuy nhiên luận văn nghiên cứu phát thải KNK của hoạt động khai thác hải sản Hải Phòng, do đó phạm vi không gian chủ yếu của luận văn chính là ngư trường khai thác của các đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng, được trình bầy trên hình 3.

Phạm vi thời gian: Đối với quá trình kiểm kê, tính toán phát thải KNK là từ

2000 đến 2009 và năm 2011, đây là khoảng thời gian có số liệu thống kê khá đầy đủ và chi tiết nhất đối với hoạt động khai thác thủy sản của Hải Phòng. Đối với dự báo phát thải KNK là khoảng thời gian từ đây đến năm 2020.

Hình 3. Ngư trường khai thác của các đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập cơ sở số liệu.

Phương pháp này được sử dụng với mục đích điều tra thu thập các thông tin về cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản (số lượng tàu, loại nghề, loại tàu, loại máy thủy…) lượng nhiên liệu tiêu thụ và hệ số hoạt động (BAC) của các đội tàu; thông tin về sản lượng, năng xuất khai thác của các đội tàu khai thác hải sản thông qua sổ nhật ký khai. Sổ nhật ký khai thác được phát hành cho các ngư dân và thu thập sau mỗi chuyến biển.

2.3.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu

Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu để thống kê, tổng hợp các số liệu khảo sát về cơ cấu tàu thuyền, nguồn lợi, ngư trường...

của các đội tàu khai thác hải sản nhằm bổ sung và cập nhật thông tin dữ liệu trong hoạt động khai thác hải sản tại Hải Phòng, kết hợp với việc tổng hợp và phân tích số liệu về mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiên thủy sử dụng động cơ diesel để xác định mức tiêu hao nhiên liệu trung bình theo các nhóm công xuất khác nhau.

2.3.3. Phương pháp kiểm kê khí nhà kính

+ Yêu cầu của cơ sở số liệu

Để có thể kiểm kê tính toán lượng phát thải KNK trong khai thác hải sản đề tài cần điều tra thống kê các số liệu về cơ cấu tàu thuyền (số lượng tàu, loại nghề, loại tàu, loại máy thủy…) và lượng nhiên liệu tiêu thụ của các loại tàu thuyền chính trong hoạt động khai thác hải sản. Số liệu về cơ cấu tàu thuyền được điều tra thu thập từ các Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh ven biển và Viện Nghiên cứu Hải sản. Lượng nhiên liệu tiêu thụ được tính toán dựa trên tổng công suất máy, thời gian hoạt động, hệ số hoạt động và mức nhiên liệu tiêu thụ của các tàu hoạt động khai thác. Hệ số phát thải khí nhà kính của các đội tàu được tính toán dựa trên số liệu về sản lượng khai thác của từng đối tượng và loại ngư cụ sử dụng để đánh bắt đối tượng đó.

+ Kiểm kê tính toán phát thải KNK:

Để kiểm kê KNK của hoạt động khai thác hải sản đề tài sử dụng công thức tổng quát tính tổng lượng KNK phát thải cho tàu khai thác sử dụng dầu diezen (IPCC, 2001):

GHG = ∑i (Fi x Hi x Ei)

Trong đó: GHG: tổng lượng khí thải nhà kính phát thải trong 1 năm (tấn/năm) F: Lượng nhiên liệu tiêu thụ trong năm (tấn/năm)

H: Nhiệt đốt cháy của nhiên liệu (TJ/tấn) (H = 42,7 MJ/kg nhiên liệu diezen, IPCC, 1997). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

E: Hệ số phát thải của nhiên liệu cho các loại khí (tấn/TJ nhiên liệu) (CO2: 74,3 g/MJ – Vreuls, 2006; N2O: 0,0006 g/MJ; CH4: 0,005 g/MJ – IPCC, 1997)

i: dạng nhiên liệu sử dụng

Ở đây, lượng nhiên liệu tiêu thụ của tàu khai thác hải sản được tính toán dựa trên công thức:

F = CV*ge*H*BAC

Trong đó:

CV: là tổng công suất của tàu. Đối với đội tàu có công suất dưới 20cv, do không có đủ số liệu thống kê công suất của từng tàu nên nghiên cứu sử dụng giá trị công suất trung bình là 14,20cv/tàu (Nguyễn Văn Kháng, 2009)

H: là tổng số giờ hoạt động của các tàu khai thác trong năm. BAC: là hệ số hoạt động của tàu khai thác.

ge: Suất tiêu hao nhiên liệu của tàu khai thác là lượng nhiên liệu tiêu thụ của một đơn vị công suất trong một giờ, được tính bằng đơn vị g/cv/h hoặc g/kw/h. Suất tiêu hao nhiên liệu được sử dụng theo Thông tư số 02/TT-BGTVT ngày 14 tháng 2 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về định mức tiêu hao nhiên liệu dùng cho phương tiện thuỷ.

2.3.4. Phương pháp dự báo phát thải KNK trong hoạt động kinh tế thủy sản

Trên cơ sở kiểm kê tính toán được tổng lượng phát thải KNK, hệ số phát thải KNK của các đội tàu (nói cách khác chính là các hình thức đánh bắt) trong hoạt động khai thác hải sản ở Hải Phòng tính đến 2011, căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản của Hải Phòng đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thế phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, luận văn đã dự báo tương lai lượng phát thải KNK trong hoạt động thủy sản và lấy đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp giảm thiểu, giải pháp thích ứng với BĐKH của hoạt động khai thác thủy sản.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hoạt động khai thác hải sản ở Việt Nam, tại Hải Phòng và phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản

3.1.1. Thực tế hoạt động khai thác hải sản tại Việt Nam và phát thải KNK

a.Biến động số lượng tàu thuyền và công suất khai thác

Số liệu cơ cấu đội tàu khai thác hải sản giai đoạn 2000-2009 được thống kê từ nguồn thứ cấp tại các cơ quan quản lý nghề cá ở 28 tỉnh ven biển và Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kết quả điều tra cơ cấu đội tàu khai thác hải sản trên cả nước được thống kê theo 4 khu vực điều tra.

- Khu vực vịnh Bắc Bộ:

Giai đoạn 2000-2009 số lượng tàu lắp máy khu vực vịnh Bắc Bộ đã tăng từ 20.866 chiếc lên 34.611 chiếc, trung bình mỗi năm tăng 1.527 tàu, với tỷ lệ biến động bình quân hàng năm là 6,2%. Tổng công suất tăng nhanh hơn số lượng tàu từ 511.319cv năm 2000 lên 1.157.917cv năm 2009, với tỷ lệ biến động bình quân hàng năm là 9,8%. Điều này thể hiện sự gia tăng công suất trên một đơn vị tàu, phản ánh sự phát triển về trình độ công nghệ khai thác của các đội tàu khu vực vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2000-2009. Theo Nguyễn Long (1999) ngư dân thường trang bị 01 máy có công suất 15cv trên các thuyền có chiều dài từ 8-10m. So với các vùng biển khác trong cả nước vùng biển vịnh Bắc Bộ là vùng biển có đội tàu khai thác hải sản có kết cấu vỏ tàu kém vững chắc nhất , đa số các tàu là vỏ gỗ, một số tàu của nghề lồng bẫy, nghề câu có vỏ làm bằng tre hoặc nứa khả năng chịu sóng gió kém. Tàu chỉ chịu được sóng tối đa từ cấp 4 đến cấp 7. Đa số các tàu ở vùng biển vịnh Bắ c Bộ thường lắp máy thủy hoặc máy bộ cải hoán đã qua sử dụng, chất lượng còn lại chỉ khoảng 70 - 80% so với máy mới. Những máy này thường có hiệu là: Hino, Daiyar, Misubishi Volvo, Isuzu, Yanmar. Đặc biệt, 100% các tàu công suất nhỏ hơn 20cv lắp máy do Trung Quốc sản xuất.

- Khu vực vịnh miền Trung:

Giai đoạn 2000-2009 đội tàu lắp máy khu vực miền Trung tăng từ 25.540 chiếc lên 45.186 chiếc, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2.183 chiếc. Tổng công suất cũng tăng từ 748.006cv lên 2.026.020cv, bình quân mỗi năm tăng 142.002cv.

Số lượng tàu hàng năm biến động ở mức 7,5% và tổng công suất hàng năm biến động 12,0%. Như vậy, đội tàu khai thác hải sản ở khu vực miền Trung đã có sự phát triển mạnh về quy mô đội tàu và trình độ công nghệ khai thác hải sản.

Kết cấu vỏ tàu chủ yếu là vỏ gỗ, chiều dày gỗ đóng tàu khoảng 3 - 6cm, khả năng chịu sóng gió khoảng cấp 5 – 7, một số tàu nhỏ có công suất nhỏ hơn 20cv có khả năng chịu đựng sóng gió kém . Máy tàu thường sử dụng là máy thủy hoặc máy bộ cải hoán đã qua sử dụng, chất lượng còn lại chỉ khoảng 70 - 80% so với máy mới. Những máy này thường có hiệu là: Hino, Daiyar, Misubishi Volvo, Isuzu, Yanmar. Đặc biệt, 100% các tàu công suất nhỏ hơn 20cv lắp máy do Trung Quốc sản xuất.

- Khu vực Đông Nam Bộ:

Giai đoa ̣n 2000 – 2009 đô ̣i tàu lắp máy khu vực Đông Nam Bô ̣ tăng từ 15.296 chiếc lên 24.570 chiếc, tốc đô ̣ tăng bình quân hàng năm là 1.030 chiếc. Tổng công suất cũng tăng từ 997.230cv lên 2.328.080cv, bình quân mỗi năm tăng147.872cv.

Số lượng tàu lắp máy hàng năm biến động ở mức 5,5% và tổng công suất hàng năm biến động ở mức 10,0%. Như vậy, xu hướng tăng tổng công suất gần gấp đôi số lượng tàu, chứng tỏ đội tàu khai thác hải sản ở khu vực Đông Nam Bộ đã có sự phát triển mạnh về quy mô đội tàu và trình độ công nghệ khai thác hải sản. Quy mô đội tàu lớn hơn hẳn khu vực vịnh Bắc Bộ và miền Trung.

Kết cấu vỏ tàu chủ yếu là vỏ gỗ. Khả năng chịu sóng gió của các tàu khoảng cấp 4 - 7. Các tàu công suất lớn thường có vỏ tàu chắc chắn hơn nhóm tàu công suất bé. Một số tàu nhỏ có công suất nhỏ hơn 20cv có kh ả năng chịu được sóng gió rất kém. Đa số các tàu thường lắp máy thủy hoặc máy bộ cải hoán đã qua sử dụng, chất lượng còn lại chỉ khoảng 70 - 80% so với máy mới. Những máy này thường có hiệu

là: Hino, Daiyar, Misubishi Volvo, Isuzu, Yanmar. Đặc biệt, tàu thuyền công su ất nhỏ hơn 20cv thườ ng lắp máy do Trung Quốc sản xuất.

- Khu vực Tây Nam Bộ:

Giai đoạn 2000-2009 đội tàu lắp máy khu vực Tây Nam Bộ tăng từ 11.203 chiếc lên 15.959 chiếc, tốc độ tăng bình quân hàng năm thấp hơn các vùng khác, chỉ tăng 528 chiếc/năm. Tuy nhiên, vì thống kê tàu thuyền ở khu vực Tây Nam Bộ chỉ có 2 tỉnh nên nếu tính số lượng tàu thuyền biến động theo từng tỉnh thì khu vực Tây Nam Bộ sẽ có số lượng tàu thuyền tăng cao nhất cả nước trong giai đoạn 2000-2009. Tổng công suất tàu ở khu vực này tăng từ 976.257cv lên 2.124.725cv, bình quân mỗi năm tăng 127.608cv.

Số lượng tàu lắp máy hàng năm biến động ở mức 4,5% và tổng công suất hàng năm biến động ở mức 9,3%. Như vậy, xu hướng tăng tổng công suất hơn gấp đôi xu hướng tăng số lượng tàu, chứng tỏ đội tàu khai thác hải sản ở khu vực Tây Nam Bộ phát triển mạnh nhất cả nước.

Kết cấu vỏ tàu chủ yếu là vỏ gỗ. Khả năng chịu sóng gió của các tàu khoảng cấp 4 - 7. Các tàu công suất lớn thường có vỏ tàu chắc chắn hơn nhóm tàu công suất bé. Đa số ngư dân ở vù ng biển Tây Nam Bộ thường lắp máy thủy hoặc máy bộ cải hoán đã qua sử dụng, chất lượng còn lại chỉ khoảng 70 - 80% so với máy mới. Những máy này thường có hiệu là: Hino, Daiyar, Misubishi Volvo, Isuzu, Yanmar. Các tàu có công suất nhỏ hơn 20cv chủ yếu lắp máy do Trung Quốc sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cả nƣớc:

Giai đoạn 2000-2009 số lượng tàu lắp máy cả nước tăng từ 72.909 chiếc lên 120.326 chiếc, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 5.269 chiếc/năm. Tổng công suất tàu tăng từ 3.232.812cv lên 7.636.743cv, bình quân hàng năm tổng công suất tăng thêm 489.326cv (bảng 4 và hình 3).

Bảng 4. Biến động số lượng tàu thuyền và tổng công suất cả nước, giai đoạn 2000 - 2009 Năm Tàu thủ công (chiếc)

Tàu lắp máy Tổng công suất (cv)

Số lƣợng (chiếc) Tỷ lệ biến động (%) Số lƣợng (cv) Tỷ lệ biến động (%) Công suất bình quân (cv/tàu) 2000 15.595 72.905 - 3.232.812 - 44 2001 15.625 74.305 1,9 3.483.687 7,8 47 2002 6.405 81.352 9,5 3.878.342 11,3 48 2003 6.400 85.336 4,9 4.300.145 10,9 50 2004 8.015 84.834 -0,6 4.641.689 7,9 55 2005 8.814 86.557 2,0 5.117.422 10,2 59 2006 4.501 89.362 3,2 5.394.977 5,4 60 2007 3.572 83.222 -6,9 5.629.002 4,3 68 2008 2.065 102.231 22,8 6.771.161 20,3 66 2009 5.220 120.326 17,7 7.636.743 12,8 63 Tỷ lệ bình quân (%) - - 6,1 - 10,1 56

Số lượng tàu lắp máy hàng năm biến động ở mức 6,1% và tổng công suất hàng năm biến động ở mức 10,1%. Nhìn vào đồ thị (hình 3) thấy rõ xu hướng tăng đột biến cả về số lượng tàu thuyền và tổng công suất trong 2 năm 2008, 2009. Chúng ta biết rằng với năng lực thực tế của các cơ sở đóng tàu cá trên toàn quốc thì trong 2 năm

Một phần của tài liệu đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng (Trang 28)