Một số kiến nghị chung đối với công tác quản lý hoạt động của ngành thủy sản để

Một phần của tài liệu đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng (Trang 67)

sản để giảm thiểu và thích ứng với BĐKH

Trong quá trình nghiên cứu, kiểm kê phát thài KNK do sử dụng nhiên liệu của tàu thuyền khai thác thủy sản, khi nghiên cứu phân tích các quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, học viên nhân thấy có những vấn đề sau cần được kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ và với ngành thủy sản, cụ thể:

 Trong định hướng quy hoạch phát triển thủy sản Hải Phòng nói riêng và của ngành thủy sản cả nước nói chung, chúng ta mới chỉ quan tâm đến định hướng “đầu tư chuyển đổi, cải hoán, nâng cấp hoặc đóng mới tàu để hiện đại hóa đội tàu đáp ứng

nhu cầu vừa khai thác vừa bảo vệ vùng biển“ bản thân những quy hoạch này cũng mới thấy rõ được sự cần thiết phải chuyển đổi tàu công suất nhỏ sang công suất lớn, thiết bị lạc hậu, tốn nhiên liệu... ở khía cạnh kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng. Tuy nhiên trên quan điểm phát triển bền vững mà ngành đã đề ra, học viên thấy các nhà quy hoạch và quản lý ngành thủy sản cần quán triệt hơn nữa đến việc cần đầu tư chuyển đổi, hiện đại hóa phương tiện đánh bắt... nhằm giảm thiểu năng lượng tiêu thụ còn vì mục tiêu khác - cũng không kém quan trọng, đó chính cũng là giảm thiểu phát thải KNK trong hoạt động thủy sản.

 Trong đề án Giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 mục tiêu đến năm 2020, giảm phát thải 20% lượng KNK trong nông nghiệp, nông thôn. Ngành nông nghiệp theo sự phân chia của Nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó thủy sản chỉ là một lĩnh vực, tuy nhiên do đặc thù của từng lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực thủy sản này đòi hỏi cần sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn một số lĩnh vực khác, do đó nếu áp chung mục tiêu giảm phát thải 20% lượng KNK trong nông nghiệp vào cho thủy sản là chưa hợp lý. Nhà nước cần đầu tư nghiên cứu chi tiết hơn để đưa ra những định mức giảm thiểu phát thải KNK cụ thể hơn, phù hợp với đặc thù của từng ngành sản xuất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đối với hoạt động của ngành thuỷ sản, đặc biệt trong vấn đề khai thác đánh bắt hải sản của Hải Phòng, luận văn đã rút ra một số nhận xét sau:

1) BĐKH là một thực tế của thế kỷ 21 mà cả hành tinh nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt. Nguyên nhân của BĐKH có hai nhóm: do các quá trình tự nhiên và những hoạt động của con người. KNK là tác nhân quan trọng gây nên sự BĐKH (gia tăng nhiệt độ của Trái Đất và nước biển dâng), sự gia tăng KNK chủ yếu do hoạt động của con người vì vậy con người cần chủ động điều tiết, giảm thiểu sự gia tăng này trong các hoạt động KT-XH của mình.

2) BĐKH ảnh hưởng mạnh mẽ đến một số HST biển điển hình – nơi sống, bãi đẻ và nơi đảm bảo nguồn thức ăn các loài hải sản. Chính vì thế luận văn đã xác định rõ những ảnh hưởng của BĐKH đến nguồn lợi hải sản cũng như đối với hoạt động khai thác hải sản.

3) Vận dụng các phương pháp điều tra thu thập số liệu, thống kê tổng hợp và phân tích số liệu, luận văn đã tiến hành kiểm kê phát thải KNK trong khai thác hải sản của đội tàu Hải Phòng. Trên cơ sở các thông số thống kê phát thải hiện tại, kết hợp với phân tích các số liệu quy hoạch phát triển thuỷ sản của Hải Phòng, Vịnh Bắc Bộ, luận văn đã sử dụng phương pháp dự báo để tính toán phát thải KNK trong hoạt động thuỷ sản tới năm 2020.

4) Trong hoạt động thuỷ sản (một lĩnh vực sản xuất kinh tế quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam), một lượng lớn nhiên liệu đã`được tiêu thụ trong hoạt động đánh bắt và tương đương với nó là một lượng KNK xác định cũng được thải ra. Nhằm kiểm soát được nguồn thải gây hiệu ứng KNK, luận văn đã tiến hành phân tích thống kê hoạt động của đội tàu khai thác đánh bắt hải sản của cả nước nói chung và của Hải Phòng nói riêng, cụ thể:

 Tính đến hết tháng 12/2009 cả nước có 125.546 tàu khai thác hải sản. Trong đó 120.326 tàu lắp máy, chiếm 95,8%, tương ứng với tổng công suất là 7.636.743cv, so với 2000 (72.909 chiếc, tương ứng 3.232.812cv) bình quân hàng năm tổng công suất tăng thêm 489.326cv.

 Tổng số lượng tàu hoạt động khai thác hải sản Hải Phòng tính đến hết năm 2011 là 3.999 chiếc. Trong đó, tàu lớn hơn 20 CV là 1.347 tàu, tàu có công suất nhỏ hơn 20 CV là 2.652 tàu; với trên 15 nghìn lao động, tập trung chủ yếu ở các huyện Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Đồ Sơn và Cát Hải.

 Theo thống kê tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ của các đội tàu hoạt động khai thác hải sản Hải Phòng năm 2011 là 50.080,54 tấn dầu diesel. Trong đó, đội tàu chụp mực tiêu thụ 17.109,65 tấn; đội tàu lưới kéo là 11.050,03 tấn; tàu lưới rê 12.663,31 tấn; đội tàu hoạt động những nghề khác là 9.257,56 tấn.

 Ước tính tổng lượng phát thải khí của đội tàu hoạt động khai thác hải sản Hải Phòng năm 2011 là 159.535,67 tấn CO2e quy đổi (CO2:158.886,02 tấn, N₂O: 1,28 tấn và CH₄: 10,69 tấn). Trong đó, nhóm tàu chụp mực phát thải 54.504,19 tấn CO2e quy đổi (CO2: 54.282,24 tấn, N₂O: 0,44 tấn và CH₄: 3,65 tấn); Đội tàu lưới kéo phát thải 35.200,77 tấn CO2e quy đổi (CO2: 3.5057,43 tấn, N₂O: 0,28 tấn và CH₄: 2,36 tấn); Đội tàu lưới rê phát thải 40.340,00 tấn CO2e quy đổi (CO2: 40.175,73 tấn, N₂O: 0,32 tấn và CH₄: 2,70 tấn); Đội tàu hoạt động những nghề khác phát thải 29.490,71 tấn CO2e quy đổi (CO2: 29.370,62 tấn, N₂O: 0,24 tấn và CH₄: 1,98 tấn).

 Luận văn đã xác định được trung bình để khai thác được 1 tấn sản phẩm chúng ta đã phát thải ra môi trường 3,96 tấn CO2e tương đương. Trong khi đó nghề chụp mực là nghề có hệ số phát thải lớn nhất (9,09 tấn CO2e/tấn sản phẩm), tiếp đến là nghề lưới rê (7,02 tấn CO2e/tấn sản phẩm), nghề có hệ số phát thải thấp nhất là nghề lưới kéo (1,99 tấn CO2e/tấn sản phẩm), các tàu hoạt động ở các nghề khác trung bình phát thải 2,73 tấn CO2e/tấn sản phẩm.

 Nhìn chung, nhóm tàu chụp mực có mức phát thải lớn nhất, điều này hoàn toàn phù hợp thực tế vì ngoài hoạt động di chuyển tìm kiếm ngư trường, nghề này còn sử dụng bóng đèn cao áp (30-60 bóng/tàu, công suất 1000W/bóng) để dẫn dụ cá. Mặc dù thế, nghề này khai thác những hải sản có giá trị kinh tế cao (mực, cá thu…) nên vẫn được ngư dân sử dụng với tỷ lệ cao. Để giảm phát thải KNK, việc ứng dụng công nghệ mới, tiết kiệm năng lương, giảm phát thải KNK đối với nghề này đang thực sự cần thiết. Một biện pháp rất hiệu quả đã được một số ngư dân sử dụng đó là thay thế bóng đèn cao áp bằng bóng đèn LED, công nghệ này giúp giảm được 6,5 lần lượng nhiên liệu tiêu thụ, tuy nhiên chi phí ban đầu lại khá cao.

 Mặt khác, nghề lưới kéo đáy tuy có mức phát thải thấp nhất nhưng lại có mức độ hủy diệt nguồn lợi hải sản, môi trường mạnh nhất (phá hủy cấu trúc nền đáy, các HST rạn san hô, cỏ biển…), do đó nhiều nước trên thế giới đã cấm nghề này. Ở nước ta nghề này không được khuyến khích hoạt động nhưng trong điều kiện kinh tế của ngư dân còn hạn chế và những do hiệu quả kinh tế nhất định, nghề này vẫn còn được ngư dân sử dụng.

5) Căn cứ vào những hệ số phát thải của một số đội tàu, dựa trên phân tích quy hoạch thủy sản của Hải Phòng, Vịnh Bắc Bộ, luận văn cũng ước tính quy mô phát thải KNK của các đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng năm 2020 khoảng 156.391,71 tấn CO2e tương đương. Như vậy lượng phát thải KNK của năm 2020 đã giảm 3143.95 tấn (1,97%) so với năm 2011, tương đương với mức giảm bình quân 0,22%/năm. Tuy nhiên mức giảm này lại không được tính đến trong quy hoạch phát triển thủy sản của Hải Phòng cũng như cho khu vực Vịnh Bắc Bộ, đó chỉ là kết quả của việc giảm số lượng tàu thuyền do áp lực khai thác quá mức đến nguồn lợi. Do đó để PTBV quy hoạch ngành những giai đoạn tới cần lồng ghép mục tiêu phát triển với kịch bản BĐKH, cũng như đặt ra mức giảm phát thải KNK trong các giai đoạn của quy hoạch.

6) Phân tích so sánh các giá trị của hệ số phát thải cho thấy: mức phát thải KNK trong hoạt động khai thác hải sản ở nước ta vẫn cao hơn rất nhiều so với các nước

trên thế giới. Để thực hiên mục tiêu giảm phát thải KNK trong tương lai, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm giảm phát thải như: Chuyển đổi, hạn chế và xây dựng lộ trình cắt giảm tàu thuyền khai thác; Nâng cao năng lực dự báo ngư trường (giảm thiểu thời gian di chuyển, giúp đánh bắt có hiệu quả hơn); Cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác hải sản; Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cá trên các vùng biển; Phân định ranh giới quản lý nghề cá.

7) Hiện nay xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt khoảng 6 tỷ USD (Vasep, 2012), Ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 10 - 10,5 tỷ USD vào năm 2020. Xuất khẩu thủy sản nước ta chủ yếu sang các nước Nhật, Mỹ, EU... đây là các thị trường có yêu cầu rất cao về chất lượng cũng như xuất xứ sạch của hàng hóa. Để đạt được mục tiêu trên chúng ta phải nâng cao tính canh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tối đa các tác động tới môi trường. Do đó ngoài kiểm kê phát thải KNK trong hoạt động khai thác, chúng ta cần có những nghiên cứu sâu hơn nhằm kiểm kê, đánh giá và giảm phát thải trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm thủy sản từ khâu khai thác đến bảo quản, chế biển, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Lê Hồng Cầu, Trần Liêm Khiết và ctv, 2010.Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bến Tre đối với nghề khai thác hải sản và đề

xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Viện Nghiên cứu Hải sản.

2. Vũ Việt Hà, 2008. Nguồn lợi hải sản vùng biển Hải Phòng, hiện trạng khai thác,

bảo vệ định hướng phát triển ngành đến năm 2020. Viện nghiên cứu Hải sản

3. Lưu Đức Hải. (2000), Cơ sở khoa học môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Vũ Duyên Hải.(2005), Hệ số hoạt động của tàu. Viện Nghiên cứu Hải sản

5. Phan Nguyên Hồng, 1991. Sinh thái thảm thực vật RNM Việt Nam. Luận án tiến sĩ khoa học sinh học: 115-122.

6. Nguyễn Đăng Ngải, (2004). Sự biến đổi quần xã rạn san hô khu vực Hạ Long –

Cát Bà. Kỷ yếu hội thảo Việt Nam – Italy “Bảo tồn đa dạng sinh học dải ven

biển Việt Nam”. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

7. Bùi Xuân Thông, 2005c. Các sản phẩm khoa học về khí tượng thủy văn. Đề tài khoa học số 1 – KHCN 06 01 thuộc chương trình biển cấp Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005.

8. Nguyễn Phi Toàn, (2010). Báo cáo tổng kết dự án. Điều tra thực trạng và giải

pháp đăng ký, đăng kiểm và quản lý tàu cá Việt Nam. Viện Nghiên cứu Hải

sản.

9. Võ Sĩ Tuấn, 2000. Rạn san hô ở Côn Đảo. Tài liệu của WWF, Nhà xuất bản Lao Động.

10.Nguyễn Huy Yết, 1999. Điều tra nghiên cứu sự suy thoái san hô ở vùng biển ven

bờ phía bắc Việt Nam, đề xuất các giải pháp bảo vệ và phục hồi. Đề tài cấp

trung tâm. Lữu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển.

11.Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng. (2012),Tổng kết khai thác vụ cá Bắc 2011- 2012 và kế hoạch triển khai vụ cá Nam năm 2012

12.Bộ Thủy Sản. (2005), Báo cáo tổng kết công tác phòng chóng lụt bão, đảm bảo

an toàn cho tàu cá.

13.Thông tư số 02/TT-BGTVT ngày 14 tháng 2 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về định mức tiêu hao nhiên liệu dùng cho phương tiện thuỷ

14.Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy sản Hải Phòng đến năm 2020, (2004). Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản

15.Quy hoạch tổng thế phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, (2012). Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Tổng cục thủy sản

Tiếng Anh

16.Piers Forster (UK), Venkatachalam Ramaswamy (USA), (2007), Changes in

atmospheric constituents and in radiative focing, ICCP, pp.212-213.

17.Nicola Robinson. (2003), EU Stakeholder Workshop on Low-Emission Shipping: Day 1: Research, Abatement Technologies & Best Practice, DG Environment, European Commission.

18.Dr.Peter Tyedmers & Mr.Robert Parker.(2012), Fuel Consumption and

Greenhouse Gas Emissions from Global Tuna Fisheries: A preliminary

assessment . School for Resource & Environmental Studies, Dalhousie University, Canada

19.Peter Tyedmers. (…) Energy consumed by north Atlantic fisheries. School for Resource and Environmental Studies, Dalhousie University, Canada

20.Dr. Robert G. Latorre and Joseph P. Cardella V. Development of Fishing Vessel

Diesel Propulsion Engine Emission Assessment, Report 8-1-08

21.IPCC, 2007: Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental

Panel on Climate Change [Solomon, S., D. Qin, M. Manning, Z. Chen, M.

Marquis, K.B. Averyt, M.Tignor and H.L. Miller (eds.)]. Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.

22.Morgan S. Pratchett, Johann D. Bell,Patrick Lehodey, Patrick Lehodey, Philip L. Munday and Shaun K. Wilson.(2008). Threat of climate change to fish and fisheries,

Australian Institute of Marine Science, Australian. pp.48-49.

23.U.S. Environmental Protection Agency.(1998), Proposed Emission Standards for New CI Marine Engines, EPA420-F-98-044.

Internet 24.http://www.greenfacts.org/studies/climate_change/level_1.htm#4. [cited 2007 17 May]. 25.http://www.grida.no/climate/vital/26.htm.[cited 2007 17 May]. 26.http://biendoikhihau.cantho.gov.vn 27.http://vi.wikipedia.org/wiki/BiE1BABFnC491E1BB95ikhC3ADhE1BAADu 28.http://www.icar.org.in/files/reports/icar-dare-annual-reports/2009-10/Climate- Change.pdf 29.http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/syr/ar4_syr_appendix.pdf

Một phần của tài liệu đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)