Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng (Trang 58)

Định hƣớng chung:

Hải Phòng phát triển thành một trung tâm hậu cần, dịch vụ và thương mại nghề cá phục vụ nhu cầu thủy hải sản cho các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, các tỉnh miền núi và các khu công nghiệp trong vùng. Đồng thời đưa Hải Phòng trở thành trung tâm chế biến, lưu giữ bảo quản thành phẩm xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Trong quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2015 và 2020 sẽ xây dựng huyện Tiên Lãng thành trung tâm nuôi trồng thủy sản của Hải Phòng.

Quá trình phát triển nhành thủy sản trên các lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng, chế biến, hậu cần, dịch vụ và thương mại luôn gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sản xuất ổn định và bền vững.

Định hƣớng đầu tƣ:

Tập trung đầu tư cơ sở cho trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá như cầu cảng, bến neo đậu tầu thuyền; hệ thống cung câp nguyên liệu và nước ngọt; hệ thống giao thông va điện.

Đầu tư hạ tầng cơ sở các công trình thủy lợi, điện, giao thông phục vụ cho các khu nuôi thủy sản tập trung, các mô hình nuôi theo hướng bền vững, thực nghiệm nuôi các đặc sản bản địa và các đối tượng mới di nhập. Đầu tư chuyển đổi, cải hoán, nâng cấp hoặc đóng mới tàu để hiện đại hóa đội tàu đáp ứng nhu cầu vừa khai thác vừa bảo vệ vùng biển.

Đầu tư cải tạo nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có và nhập công nghệ mới chuyển mạnh nghề chế biến theo hướng nâng cao chất lượng từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt hoặc xây dựng mới cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại sản xuất các mặt hàng cao cấp để xuất khẩu và phục vụ khách hàng trong và ngoài nước.

Huy động cao nhất mọi nguồn lực và thu hút tối đa nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư phát triển thủy sản của thành phố.

Một phần của tài liệu đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng (Trang 58)