Xuất các biện pháp giảm thiểu phát thải KNK

Một phần của tài liệu đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng (Trang 65)

1) Giải pháp chuyển đổi, hạn chế và lộ trình cắt giảm tàu thuyền khai thác

Cần xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng hoạt động khai thác bao gồm: điều kiện tự nhiên, phân bố ngư trường, kinh tế xã hội nghề cá, cơ cấu tàu thuyền (loại máy, chiều dài tàu, số lượng thủy thủ đoàn, ngư cụ, kết cấu vỏ tàu…); phân loại các ảnh hưởng của ngư cụ tới môi trường (đến sinh vật, sinh cảnh, hệ sinh thái) theo không gian và thời gian; hành trình của tàu thuyền khai thác; nhiên liệu tiêu thụ (máy chính, máy phụ); loại nhiên liệu sử dụng;

Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản toàn vùng biển Việt Nam ước đạt 5.075.143 tấn, tương ứng với khả năng cho phép khai thác là 2.147.444 tấn. Tổng sản lượng khai thác của các đội tàu ở vùng biển Việt Nam là 2.814.042 tấn. Như vậy sản lượng khai thác đã vượt quá mức cho phép khai thác là 693.624 tấn. Với việc sản lượng khai thác vượt quá khả năng nguồn lợi cho phép khai thác thì việc cần thiết là phải điều chỉnh lại cơ cấu đội tàu khai thác nhằm phục hồi nguồn lợi và từng bước quy hoạch nghề cá theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu ở từng vùng biển cần dựa trên các chỉ tiêu về tác động sinh học đối với đối tượng khai thác, hiệu quả kinh tế của nghề khai thác, và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân tham gia khai thác hải sản.

Hải Phòng cần phải rà soát, điều chỉnh và bổ xung quy hoạch thủy sản cho phù hợp với điều kiện phát triển thực tế, thực hiện lộ trình chuyển đổi, hạn chế và cắt giảm tàu thuyền khai thác theo đúng quy hoạch.

2) Giải pháp nâng cao năng lực dự báo ngư trường để giảm thiểu thời gian di chuyển giúp đánh bắt có hiệu quả hơn

Rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng việc dự báo ngư trường tốt sẽ giảm được lượng lớn thời gian di chuyển của các tầu khai thác, ở Mỹ nhờ dự báo tốt ngư trường khai thác đã giảm thời gian tìm kiếm của đội tàu khai thác cá ngừ từ 25% đến 40% (Simpson, 1992).

Đối với Hải Phòng, cần phải có các nghiên cứu xây dựng các bản dự báo ngư trường khai thác cho các đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng để giảm đến mức tối đa thời gian tìm kiếm ngư trường nhăm nâng cao hiệu quả đánh bắt cũng như tiết kiệm nhiên liệu tiêu thụ.

3) Giải pháp về cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác hải sản

- Giảm tốc độ để tiết kiệm nhiên liệu: Giảm tốc độ là giải pháp đơn giản nhất

để giảm tiêu thụ nhiên liệu. Một tàu 19,8m điều hành một động cơ 540HP làm giảm tốc độ từ 10 hải lý/giờ đến 8 hải lý/giờ sẽ làm giảm tiêu thụ nhiên liệu hàng giờ bằng 70%. Những tàu đóng mới phải tuân theo chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng (Energy Efficiency Design Index - EEDI).

- Cải tiến và lựa chọn ngư cụ khai thác hiệu quả nâng cao năng lực khai thác

như: Cải tiến thay thế hệ thống đèn khai thác thủy sản truyền thống bằng hệ thống đèn LED sẽ giảm chi phí và giảm tiêu hao năng lượng đồng nghĩa với giảm khí thải nhà kính; Giảm số lượng diện tích bề mặt lưới, tăng kích thước mắt lưới, dây bện mỏng, sợi hiện đại và cải thiện tất cả ván kéo lưới kết hợp để giảm sự kéo và giảm tiêu hao nhiên liệu. Như ta ̣i Nauy, nghề đánh bắt và vâ ̣n chuyển tôm hùm có thể giảm chi phí nhiên liê ̣u từ 9 lít xuống 2,2 lít đối với mỗi kg tôm bằng cách chuyển từ nghề kéo đáy sang nghề lồng bẫy.

4) Giải pháp xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cá trên các vùng biển

Căn cứ vào định hướng về tổ chức khai thác trong thời gian tới, căn cứ vào kết quả điều tra tình hình hoạt động của các mô hình tổ chức sản xuất và kết quả tính toán số lượng tàu thuyền khai thác trong một mô hình ở các tuyến biển đề xuất mô hình tổ chức sản xuất như sau:

- Mô hình tổ (đội): Kết hợp giữa các tàu đánh cá của các chủ tàu đơn lẻ lại với nhau thành một tổ (đội) hoặc một gia đình có nhiều tàu kết hợp thành một tổ (đội).

Các tàu trong mô hình hoạt động theo nguyên tắc luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ hoặc một tàu chuyên vận chuyển sản phẩm về bờ, cứu hộ cứu nạn trên biển, hợp tác trong sử dụng lao động, thông tin về ngư trường, giá cả thị trường,... cho các tàu trong tổ (đội).

- Mô hình “tàu mẹ - tàu con”: Đây là mô hình kết hợp giữa khai thác, dịch vụ hậu cần, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên biển. Hình thức tổ chức đa thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên cùng một ngư trường, gồm: tổ (đội) (tàu con) và tàu dịch vụ (tàu mẹ) vừa khai thác, vừa thu mua sản phẩm cho ngư dân.

Với các mô hình trên sẽ đảm bảo vừa phát huy được sự tham gia của ngư dân, doanh nghiệp, hợp tác xã,... trên cùng một ngư trường; vừa làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, giảm lượng tiêu hao nhiên liệu năng lượng, giảm lượng phát thải KNK.

5) Giải pháp phân định ranh giới quản lý nghề cá

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để tổ chức phân định ranh giới quản lý trên bản đồ và thực địa nhằm đảm bảo mục đích vừa đảm bảo khai thác và quản lý tàu cá hoạt động trên các vùng biển một cách hiệu quả; vừa là cơ sở để hướng dẫn ngư dân khai thác đúng ngư trường theo qui định, tránh trường hợp xung đột tranh chấp ngư trường và khai thác vượt ra ngoài hải phận cho phép.

Một phần của tài liệu đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng (Trang 65)