Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 61)

C Kết quả hoạt động kinh doanh

3.5 Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản

 Đối với Tài sản bảo đảm là các giấy tờ có giá: Trái phiếu, Tín phiếu, Cổ phiếu, Kỳ phiếu, Thẻ tiết kiệm…Nội dung phân tích gồm có: Quyền chủ sở hữu (đối chiếu giữa các giấy tờ chứng nhận việc sở hữu giấy tờ có giá và các giấy tờ

chứng nhận nhân người nắm giữ các giấy tờ có giá đó (chứng nhận tư cách pháp nhân cảu tổ chức), nguồn gốc phát hành (cơ quan, tổ chức phát hành? Uy tín, năng lực tài chính của tổ chức phát hành?), ngày phát hành, ngày đáo hạn (nếu có), thời hạn thanh toán, cơ chế thanh toán cổ tức, lợi tức, lãi (nếu có)…

 Đối với Tài sản bảo đảm là kim khí quý, đá quý…nội dung phân tích gồm:, nguồn gốc, xuất xứ, khối lượng, hàm lượng, tỷ trọng (%nguyên chất), giá trị thị trường…

 Đối với Tài sản bảo đảm là bất động sản như: nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất. Nội dung thẩm định: nguồn gốc tài sản, tính pháp lý của các giấy tờ vê quyền sở hữu, sử dụng, trích lục bản đồ, các vấn đề liên quan đến quy hoạch, hình thức chuyển nhượng, khả năng chuyển nhượng…

 Đối với các Tài sản bảo đảm là động sản: hàng hóa, phương tiện vận tải…Nội dung thẩm định: nguồn gốc, xuất xứ, tính xác thực về các giấy tờ quyền sở hữu sử dụng, xác định số lượng, chủng loại, xác định giá trị còn lại theo sổ sách kế toán, xác định giá trị theo thị trường…

Bảo đảm tiền vay bằng các quyền

Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng các quyền gồm có: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhạn bảo hiểm, quyền khai thác tài nguyên, quyền được hưởng lợi tức, quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, thế chấp…

Việc vận dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay này chỉ được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của Tổng Giám đốc Ngân hàng Quân đội trong từng trường hợp cụ thể

Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của bên thứ ba

Ngoài các vấn đề nghiên cứu nêu trên đối với tài sản đảm bảo của bên thứ ba sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ cầm cố, cán bộ tín dụng cần phải nghiên cứu các vấn đề sau đây:

- Phân tích năng lực pháp luật, tài chính, uy tín của bên bảo lãnh - Điều kiện khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên thứ ba - Các khả năng rủi ro có thể xảy ra

- Giữ giấy tờ gốc về quyền sở hữu, sử dụng của tài sản đàu tư hình thành từ vốn vay ngân hàng

- Giá trị đánh giá tài sản là giá trị hoàn thành

- Sau khi hoàn thành các giấy tờ gốc về sở hữu thực hiện ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố và đăng ký giao dịch đảm bảo

Nội dung thẩm định tài sản đảm bảo đối với DNV&N là một trong những khó khăn không chỉ riêng BIDV Cao Bằng mà nhiều Ngân hàng khác cũng đang gặp phải.

Vài năm trở lại đây, số lượng DNV&N được thành lập không ngừng tăng lên, đại đa số các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm mặt bằng kinh doanh với chi phí đầu tư rất lớn. Một số các doanh nghiệp khác chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng phức tạp và tốn kém. Vì vậy không ít doanh nghiệp sau khi tạo lập xong mặt bằng kinh doanh không đủ vốn để hoạt động. Với những doanh nghiệp không đủ điều kiện vay tín chấp thì cũng chính là những doanh nghiệp không đủ tài sản đảm bảo cho việc vay vốn. Thông thường tài sản đảm bảo chỉ đáp ứng được 30% - 40% nhu cầu xin vay, do tài sản không đủ giấy tờ cần thiết. Hơn nữa khó khăn mà CBTD gặp phải khi thẩm định tài sản đảm bảo là do tài sản đảm bảo của DNV&N thường nhỏ, lại nằm rải rác.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w