Thẩm định phương án kinh doanh và dự án vay vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27)

Thẩm định phương án kinh doanh

- Mục đích của phương án kinh doanh - Tổng nhu cầu vốn của phương án - Hiệu quả kinh tế của phương án

- Khả năng thực hiện phương án

Thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án

Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định bằng cách tìm hiểu các vấn đề: - Đánh giá xem sự cần thiết của việc thực hiện dự án

- Lợi ích mà dự án sẽ đem lại cho chủ đầu tư, cho địa phương, cho nền kinh tế là gì nếu dự án được thực hiện?

- Mục tiêu cần đạt được của dự án là gì?

- Các mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu chung của ngành và của địa phương hay không?

Thẩm định nội dung thị trường của dự án

Việc thực hiên dự án phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường, thị trường sẽ là nơi đánh giá chất lượng, khả năng tiêu thụ của sản phẩm và hiệu quả của dự án đầu tư. Ngân hàng cần xem xét các vấn đề:

- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm như thế nào, xu hướng của thị trường về sản phẩm. Ngân hàng cần lưu ý kỹ đối với những sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường.

- Phân tích về thị trường tiêu thụ và đối tượng khách hàng.

- Đánh giá phương thức tiêu thụ sản phẩm, xem xét phương thức tiêu thụ có khả thi hay không

- Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án

- Đánh giá về địa điểm thực hiện dự án

- Đánh giá về quy mô, công suất của dự án đầu tư - Đánh giá về kỹ thuật, công nghệ của dự án

- Đánh giá về nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho dự án - Phân tích, đánh giá về tổ chức xây dựng dự án đầu tư

Ngân hàng cần tìm hiểu, xem xét việc sắp xếp, bố trí ban điều hành, nhân viên thực hiện dự án, trình độ chuyên môn của các chuyên gia và nhà tư vấn.

Thẩm định về hiệu quả tài chính của dự án

- Phân tích, đánh giá tổng nguồn vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: xác định vốn đầu tư vào tài sản lưu động, vốn đầu tư vào tài sản cố định, cách thức huy động vốn từ các nguồn khác nhau.

- Phân tích chi phí và lợi ích của dự án: Những chi phí trực tiếp liên quan đến dự án thường bao gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí thuê máy móc thiết bị…Lợi ích của dự án, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, có thể là mức gia tăng doanh thu, cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, giảm mức thua lỗ…

- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án như: Giá trị hiện tại ròng (NPV), Tỷ lệ nội hoàn (IRR), Tỷ lệ nội hoàn có điều chỉnh (MIRR), Chỉ số doanh lợi (PI), Thời gian hoàn vốn (PP)

Đánh giá rủi ro của dự án

Đánh giá khả năng xảy ra một biến cố không chắc chắn trong các giai đoạn của dự án. Ngân hàng có thể đánh giá mức độ rủi ro của dự án bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp hệ số chiết khấu - Phương pháp hệ số tin cậy - Phương pháp độ lệch chuẩn - Phương pháp phân tích độ nhạy

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27)