Nội dung thẩm định tín dụng đối với DNV&N tại BIDV Cao Bằng 1 Thẩm định về năng lực pháp lý của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47)

- Làm thủ tục giao nhận giấy tờ về tài sản đảm bảo

3Nội dung thẩm định tín dụng đối với DNV&N tại BIDV Cao Bằng 1 Thẩm định về năng lực pháp lý của doanh nghiệp

3.1 Thẩm định về năng lực pháp lý của doanh nghiệp

Khách hàng vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành

Các tài liệu sử dụng để thẩm định và đánh giá: - Hồ sơ pháp lý của khách hàng

- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh - Các tài liệu tham khảo khác

Thông thường trong bộ hồ sơ gửi đến ngân hàng cần phải có những giấy tờ sau để đánh giá năng lực pháp lý :

- Quyết định thành lập doanh nghiệp - Mã số thuế

- Giấp phép đăng ký kinh doanh - Điều lệ hoạt động ( nếu có) - Quyết định bổ nhiệm giám đốc

- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng (nếu có)

- Biên bản góp vốn và danh sách các thành viên sáng lập (nếu có) CBTD phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, tài liệu trên.Những giấy tờ trên phải là những bản được công chứng tại cơ quan nhà nước hoặc được chính doanh nghiệp đóng dấu xác nhận. Đối với các khách hàng có quan hệ truyền thống với ngân hàng thì CBTD thông thường sẽ giảm bớt việc kiểm tra hồ so pháp lý, còn đối với doanh nghiệp mới CBTD Cao Bằng sẽ kiểm tra một cách nghiêm túc, xem xét khá chặt chẽ những giấy tờ để đảm bảo doanh nghiệp có đầy đủ năng lực pháp lý. Như vậy đối với những khách hàng có quan hệ nhiều lần với ngân hàng thì CBTD khồn xem xét kỹ lưỡng hồ sơ pháp lý hoặc đã lưu tại ngân hàng tức là CBTD đã có sự chủ quan với đối tượng này, có thể đây là sơ hở mà các doanh nghiệp này có thể lợi dụng để lừa chiếm dụng vốn ngân hàng.

Do đó CBTD của Ngân hàng cần thực hiện thẩm định tư cách pháp lý của doanh nghiệp đầy đủ và theo đúng quy trình. Việc thẩm định tư cách pháp lý của doanh nghiệp cần được thực hiện một cách nghiêm túc, kể cả những doanh nghiệp đã từng có quan hệ với Ngân hàng để tránh trường hợp doanh nghiệp có những thay đổi trong thời gian không quan hệ với Ngân hàng.

3.2 Thẩm định tình hình hoạt động doanh nghiệp, tình hình SXKD, tìnhhình tài chính và uy tín của khách hàng hình tài chính và uy tín của khách hàng

Về năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh

Cán bộ tín dụng phải chú ý kiểm tra, phân tích đánh giá các nội dung dưới đây:

Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp

và phù hợp với dự án dự kiến đầu tư, ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành

Mô hình tổ chức, bố trí lao động: Quy mô hoạt động của doanh nghiệp,cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (mô hình quản lý điều hành, các phòng ban…), số lượng lao động, cơ cấu lao động (lao động trực tiếp và gián tiếp)…

Quản trị điều hành của Lãnh đạo doanh nghiệp: Trình độ và năng lực chuyên môn của người lãnh đạo doanh nghiệp, trình độ, kinh nghiệm và năng lực quản trị điều hành và quản lý tài chính của người lãnh đạo, phẩm chất, tư cách, uy tín của người lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp, vấn đề đoàn kết nội bộ, quyết tâm của lãnh đạo trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh…

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, các sản phẩm chủ yếu và thị phần của sản phẩm,mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ,lợi thế của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh và chính sách khách hàng của doanh nghiệp, các quan hệ giao dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Phân tích các rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng: Quan hệ tín dụng: với Ngân hàng , với tổ chức tín dụng khác (dư nợ ngắn, trung và dài hạn, mục đích vay vốn của các khoản vay, doanh số cho vay, thu nợ, mức độ tín nhiệm…),quan hệ tiền gửi: tại Ngân hàng Quân đội và tại các tổ chức tín dụng khác (số dư tiền gửi bình quân, doanh số gửi tiền…)

Việc phân tích năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh đã được CBTD thực hiện một cách rất khách quan và chi tiết, từ đó chỉ ra được những khó khăn và thuận lợi của doanh nghiệp.

Trên thực tế, việc khai thác thông tin từ hệ thống thông tin rủi ro của ngân hàng Nhà nước (CIC) là một bước không thể thiếu trong quá trình thẩm định. CBTD cũng có thể tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác để biết rõ quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác…

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh chính (phản ánh sản lượng, tình hình sản xuất, tình hình bán hàng…)

Lợi nhuận (lợi nhuận của các loại sản phẩm, các đơn vị thành viên cũng như toàn doanh nghiệp)

Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, giá thành sản phẩm (biến động tổng chi phí cũng như các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, doanh số và lợi nhuận của toàn doanh nghiệp)

Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng…

Đánh giá nguyên nhân việc tăng giảm doanh thu, chi phí, lợi nhuận của sản phẩm cũng như trong toàn doanh nghiệp

Dự đoán xu hướng tăng giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tương lai

Về phân tích tình hình tài chính

- Tổng tài sản/Nguồn vốn

- Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và sử dụng nguồn vốn

- Tình trạng các khoản phải thu, khoản phải thu khó đòi, dự phòng khoản phải thu khó đòi, vòng quay các khoản phải thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tình trạng hàng tồn kho, hàng tồn kho ứ đọng, kém, mất phẩm chất, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho

- Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền

- Tình trạng tài sản: Cơ cấu giữa tài sản lưu động và tài sản cố định, thực trạng tài sản cố định, cơ cấu tài sản lưu động, nợ vay ngân hàng và các khoản chiếm dụng, tình trạng các khoản phải thu, phải thu khó đòi, tình trạng hàng tồn kho.

- Tình trạng nguồn vốn: Nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, thời hạn của các khoản nợ, tình hình vay trả các khoản nợ

Phân tích đánh giá các nhóm chỉ tiêu phản ánh: khả năng tự chủ về tài chính (hệ số tài trợ), cơ cấu vốn, khả năng thanh toán(: khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp), tốc độ luân chuyển vốn

Về quản lý điều hành hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính

Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Về cơ cấu tài sản, nguồn vốn, công nợ, khả năng thanh toán, khả năng tự chủ tài chính…

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Về doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Kết luận và đánh giá

Cán bộ tín dụng phải đưa ra kết luận và đánh giá về các mặt sau:

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu qủa hay không? Có tăng trưởng hay không?

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay không? Lành mạnh hay không? Tình hình tài chính tiêu cực, yếu kém?

- Đánh giá các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng?

- Hướng khắc phục xử lý các tồn tại của doanh nghiệp, biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thời gian tới

Với nội dung thẩm định này, CBTD của Ngân hàng luôn phân tích, đánh giá một cách khách quan dựa trên Báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp. Tuy nhiên hầu hết các DNV&N thường xem nhẹ công tác thống kê, kế toán. Không ít DNV&N lập Báo cáo tài chính không rõ ràng, không minh bạch nhằmmục đích vay vốn trước mắt. CBTD cần phải xem xét và đnáh giá một cách khách quan, trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp vì đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến nguồn trả nợ Ngân hàng của doanh nghiệp.

Ví dụ minh hoạ cho công tác phân tích, đánh giá khách hàng là DNV&N tại BIDV Cao Bằng được sử dụng là doanh nghiệp : Công ty cổ phần xi măng – xây dựng công trình Cao Bằng. Đây là một DNV&N có quan hệ tín dụng truyền thống với BIDV Cao Bằng.

Từ các thông tin từ nhiều kênh khác nhau CBTD của BIDV Cao Bằng đã đưa ra những nhận định về tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp này như sau :

- Công ty là DNNN được cổ phần hoá bắt đầu hoạt động từ 01/01/2005, đây là khách hàng thương xuyên của chi nhánh, được ngân hàng cho vay đầu tư khép kien dự án dây truyền sản xuất xi măng công suất 40.000 tấn/ năm, đến nay dự án đã hoạt động vượt quá suất thiết kế năm 2004 là 60.000 tấn/ năm, năm 2005 đạt 67.840 tấn/năm ( vượt 170% công suất thiết kế).

- Công ty là đơn vị cung cấp xi măng chất lượng cho phần lớn nhu cầu xây dựng trong tỉnh, sản phẩm có tính cạnh tranh và uy tín trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47)