Khảo sát nguyên liệu ban đầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm bột bánh ít lá gai (Boehmeria Nivea) (Trang 42)

Lá gai (Boehmeria nivea)

2.3.1.1.

Bảng 2.1: Chỉ tiêu khảo sát nguyên liệu lá gai ban đầu

Chỉ tiêu Phương pháp

Xác định độ ẩm Sấy đến khối lượng không đổi

Xác định hàm lượng tro toàn phần

Cân trọng lượng, đem nung nguyên liệu ở 500-600oC để cháy các chất hữu cơ và đem cân phần còn lại

Xác định hàm lượng polyphenol tổng

Định tính: Dùng FeCl3 5%

Định lượng: Phương pháp ISO 14502-1- 2005 (dùng thuốc thử Folin-ciocalteu)

Bột nếp

2.3.1.2.

Bảng 2.2: Chỉ tiêu khảo sát nguyên liệu bột nếp ban đầu

Chỉ tiêu Phương pháp

- Độ ẩm Sấy đến khối lượng không đổi

- Tỷ lệ amylose/amylopectin trong tinh

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NHI Trang 31

2.3.2. Nghiên cứu tính chất của lá gai

Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa của lá gai

2.3.2.1.

- Mục đích: Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết lá gai, từ đó xác định khả năng chống oxi hóa của lá gai.

- Chuẩn bị thí nghiệm:

Dung dịch DPPH: pha dung dịch DPPH 0.2 mM trong methanol. Mẫu thử:

+ Lá gai tươi được chần (1000C trong 5s) và trích ly ở nhiệt độ 55oC, tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi là 1/ 15 trong thời gian 90 phút với ethanol 700 để thu dịch trích.

+ Sau trích ly, lọc thu dịch trích, đem cô quay bằng máy cô quay chân không ở nhiệt độ 55oC để thu cao chiết lá gai

+ Hòa tan cao chiết bằng methanol với các nồng độ pha loãng liên tiếp: 1 mg/ml; 0.5 mg/ml; 0.25 mg/ml; 0.125 mg/ml; 0.0625 mg/ml và 0.03125 mg/ml

+ Mẫu trắng là dung dịch methanol thay cho dung dịch mẫu thử - Bố trí thí nghiệm:

Chuẩn bị các nghiệm thức như bảng sau:

Bảng 2.3: Bố trí thí nghiệm khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của lá gai

Ống nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 Nồng độ mẫu (mg/ml) 1 0.5 0.25 0.125 0.0625 0.03125 0 Dd methanol (ml) 0 0 0 0 0 0 4 Dd mẫu thử (ml) 4 4 4 4 4 4 0

Thêm 1ml dung dịch DPPH 0.2 mM, lắc đều, để yên trong tối 30 phút Đo OD ở bước sóng 517 nm

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NHI Trang 32 Chứng dương để so sánh là Vitamin C pha thành các nồng độ 1; 0.5; 0.25; 0.125;

0.0625; 0.03125 mg/ml

- Chỉ tiêu theo dõi:

Đo OD ở bước sóng 517 nm, vẽ đồ thị tương quan giữa nồng độ mẫu thử và khả năng bắt gốc tự do DPPH, tính IC50 (Phụ lục F)

Chứng dương để so sánh là Vitamin C

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của lá gai

2.3.2.2.

- Mục đích: Khảo sát và đánh giá khả năng kháng một số chủng vi khuẩn thường gặp trong thực phẩm như: Escheria coli,Staphylococcus aureus, Salmonella typhi và Pseudomonas aeruginosa của dịch chiết lá gai.

- Chuẩn bị thí nghiệm: Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn (Phụ lục C) + Chuẩn bị các đĩa môi trường NA cấy trang vi khuẩn các chủng Escheria coli, Staphylococcus aureus, Salmonella typhi và Pseudomonas aeruginosa.

+ Lá gai được chần (1000C trong 5s) và trích ly ở nhiệt độ 55oC với dung môi ethanol 700, với tỉ lệ nguyên liệu dung môi là 1/15, thời gian 90 phút, lấy ngay dịch chiết, pha loãng 10 lần với ethanol

+ Đục lỗ trên thạch, dùng micropipete chuyển 70 µl dịch chiết cho vào các lỗ trên thạch. Tiến hành song song với lỗ đối chứng là 70 µl ethanol 700.

- Bố trí thí nghiệm

Lần lượt cho các dịch cao chiết lá gai đã pha loãng ở trên vào các lỗ thạch trên các đĩa đã cấy các chủng vi khuẩn như bảng:

Bảng 2.4: Bố trí thí nghiệm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của lá gai

Chủng vi khuẩn Nghiệm thức

Escheria coli A1

Staphylococcus aureus A2

Salmonella typhi A3

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NHI Trang 33 Tiến hành lặp lại 3 lần đối với mỗi nghiệm thức và đọc kết quả đường kính vòng kháng kháng khuẩn

- Chỉ tiêu theo dõi

Các đĩa petri được ủ trong tủ ấm 24h, tại 370C sau đó lấy ra đọc kết quả về sự xuất hiện hay không xuất hiện vòng kháng khuẩn và độ lớn của đường kính vòng kháng khuẩn (nếu có).

2.3.3. Xác định tỷ lệ amylose và amylopectin trong tinh bột sắn và tinh bột khoai

lang.

- Mục đích: Xác định tỉ lệ của amylose/amylopectin trong các tinh bột thông thường: tinh bột khoai lang, tinh bột khoai mì.

- Cách tiến hành:

Theo phương pháp TCVN 5716:1993, tiến hành xây dựng đồ thị đường chuẩn về độ biến thiên mật độ quang (OD) theo hàm lượng Amylose (Phụ lục D)

Sau khi xây dựng xong đồ thị đường chuẩn, tiến hành chuẩn bị mẫu thử của các tinh bột khoai lang (M1) và khoai mì (M2):

+ Chuẩn bị mẫu thử: Làm sạch lại tinh bột rồi loại mỡ bằng ethanol 95% trong 24h, đổ thành lớp mỏng trên đĩa trong 24h nhằm loại cồn và cân bằng ẩm.

+ Chuẩn bị dung dịch mẫu thử: Cân 100 mg (chính xác đến 5mg) mẫu thử chuẩn bị ở trên cho vào bình định mức 100ml. Dùng 1 ml ethanol 95% để rửa trôi mẫu còn bám dính trên thành bình và làm ướt đều mẫu. Thêm từ từ 9ml dung dịch NaOH 1N sao cho mẫu không vón. Để yên trong phòng 24h rồi thêm nước cất vào đến vạch định mức.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NHI Trang 34 - Bố trí thí nghiệm:

Bảng 2.5: Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ amylose và amylopectin trong tinh bột

Nghiệm thức M1 M2 Mo

Dung dịch mẫu thử

(ml) 5 5 0

NaOH 0.09M 0 0 5

Cho vào bình định mức 100ml đã có sẵn 50ml nước cất

Acid acetic 1M (ml) 1 1 1

Lắc đều, chỉnh pH 4.5-4.8 bằng acid acetic

Dung dịch Iode (ml) 2 2 2

Thêm nước cất đến vạch mức, lắc đều, để yên 20 phút - Chỉ tiêu theo dõi:

Đo mật độ quang của mẫu ở bước sóng 620 nm với mẫu đối chứng là mẫu trắng M0. Từ giá trị OD thu được, dựa vào đường chuẩn, xác định hàm lượng amylose và amylopetin tương ứng trong mẫu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm bột bánh ít lá gai (Boehmeria Nivea) (Trang 42)