Phương pháp thu và lưu giữ mẫu

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật phân tử lai huỳnh quang ( fish) nhằm xác định nhanh một số loại tảo độc hại biển việt nam (Trang 27)

Mẫu vi tảo nghiên cứu được thu theo hướng dẫn của Hallegraeff và đồng nghiệp [32] và Anderson [15].

Mẫu được thu bằng lưới thu thực vật phù du có đường kính 20cm, kích thước mắt lưới 20µm, thu theo phương thẳng đứng. Mẫu sau đó được bảo quản trong lọ và giữ trong điều kiện nhiệt độ từ 4 – 15oC. Mẫu này sau đó được chuyển về phòng thí nghiệm để phân lập.

Đối với các mẫu vi tảo thu ngoài tự nhiên để thử nghiệm đầu dò, 2 phương pháp bảo quản, xử lý mẫu được tiến hành:

- Xử lý mẫu thu được từ lưới kéo như trên và sau đó mẫu này được sử dụng cho các thí nghiệm lai như trình bày ở phần sau.

- Các mẫu thu từ ngoài tự nhiên không kịp tiến hành thí nghiệm lai với đầu dò ngay trong ngày thì được cố định bằng etanol 70% hoặc formandehyt 10%. Các mẫu này sau đó được đưa vào thí nghiệm lai như mô tả ở phần sau (Shoko và cộng sự [60]).

22

2.2.1 Phân lập các chủng vi tảo (theo phương pháp thu tế bào đơn lẻ bằng micropipet của Richmon [57] và Andersen [13]:

Mẫu tảo sau khi chuyển về phòng thí nghiệm, được phân lập bằng pipet mao quản (pipet thủy tinh kéo dài). Sau đó, tế bào được rửa sạch bằng cách hút chuyển từng tế bào cần phân lập vào môi trường nuôi tảo vài lần có cùng độ mặn, cho tới khi mẫu sạch hoàn toàn. Tiếp theo, mỗi tế bào được chuyển sang một giếng nuôi đã chứa sẵn môi trường đã được pha sẵn với độ mặn tương ứng ngoài tự nhiên.

Môi trường nuôi được sử dụng là môi trường IMK (Daigo IMK – mua từ hãng Nihon Pharmaceutical Co., Ltd.) dành cho nhóm tảo giáp (Alexandrium).

2.2.2 Phương pháp nuôi giữ các chủng vi tảo thu được (theo Shoko và cộng sự [60], Nguyễn Văn Nguyên và cộng sự [3]):

Các mẫu tảo sau khi thu thập được nuôi giữ như sau:

+ Bước 1 - Nuôi trong giếng: Mẫu sau khi phân lập được rửa sạch, mỗi tế bào (hoặc chuỗi tế bào) được chuyển vào một giếng. Giếng nuôi có đường kính 16mm, thể tích khoảng 5ml (loại 24 giếng/khay của hãng Corning - Mỹ). Sau 3 đến 5 ngày nuôi và theo dõi, nếu tảo đã thuần và phát triển tốt, tiến hành cấy truyền sang lọ nuôi bằng nhựa (flask). Đối với các mẫu chưa thuần, phân lập được lặp lại cho tới khi thuần hoàn toàn.

+ Bước 2 - Nhân nuôi sinh khối trong lọ nhựa hoặc bình tam giác: Mẫu tảo phát triển tốt được tiếp tục nuôi tạo sinh khối trong lọ nhựa hoặc bình tam giác 50ml làm nguyên liệu cho các thí nghiệm tiếp theo.

Mẫu tảo độc được nuôi trong các điều kiện nhân tạo được kiểm soát về các thông số môi trường, bao gồm:

Cường độ chiếu sáng: 2.500 lux, bằng hệ thống ánh sáng trắng (đèn neon);

Chế độ chiếu sáng: 13h sáng liên tục/11h tối liên tục, được điều khiển bởi đồng hồ đóng ngắt tự động;

Nhiệt độ nuôi: ổn định ở 24oC liên tục trong buồng có điều hòa nhiệt độ;

23

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật phân tử lai huỳnh quang ( fish) nhằm xác định nhanh một số loại tảo độc hại biển việt nam (Trang 27)