Đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình (Trường hợp làng nghề đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân) (Trang 93)

Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng nghị quyết TW5 (khoá IX) về phát triển kinh tế tư nhân, thực hiện tốt kế hoạch về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, từ đó tạo ra sự bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế trong xã hội.

Trên cơ sở các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư của tỉnh, huyện sẽ cụ thể hoá các cơ chế chính sách mang tính đặc thù của huyện trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp.

Tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích các chủ đầu tư bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động và thực hiện

nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước thì ngân sách địa phương sẽ đầu tư trở lại cho các chủ đầu tư phấn vốn đã bỏ ra để xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh.

Tạo điều kiện thuận lợi, kêu gọi các nhà đầu tư, các dự án kinh tế, kỹ thuật của các ngành Trung ương, tỉnh, các tổ chức kinh tế trong, ngoài nước đầu tư vào làng nghề. Huyện trích một phần kinh phí để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường, thu hút lao động ở các làng nghề.

UBND huyện căn cứ vào nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vào khu làng nghề phù hợp với từng giai đoạn, kinh phí đầu tư từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất thu được hàng năm, vốn của doanh nghiệp và vốn huy động khác. Các cơ sở xin thuê đất sẽ được thuê với giá thấp nhất theo quy định hiện hành của chính phủ từ nay đến 2015.

Các đơn vị được UBND tỉnh cấp bằng công nhận danh hiệu làng nghề Đá mỹ nghệ và các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm thành thương hiệu của người sản xuất, ngoài kinh phí được tỉnh hỗ trợ, huyện sẽ hỗ trợ thêm một phần kinh phí để động viên, vận động nhân dân tham gia củng cố, xây dựng và bảo tồn làng nghề truyền thống của huyện nhà.

Trên cơ sở chính sách của tỉnh, huyện Hoa Lư có chính sách hỗ trợ thêm ngoài chính sách của tỉnh như: Ngân sách huyện giành một nguồn kinh phí trong kế hoạch hàng năm cho các đơn vị tổ chức ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, hướng dẫn việc đổi mới làng nghề, cải tiến mẫu mã, hướng dẫn việc áp dụng các loại công nghệ phù hợp để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hoá sản phẩm.

KẾT LUẬN

Phát triển làng nghề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn: Kích thích tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân nông thôn, góp phần đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh và thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết vấn đề ly nông bất ly hương.

Hoa Lư là huyện có nhiều tiềm năng phát triển làng nghề. Trong thời gian qua, các làng nghề huyện Hoa Lư đã được củng cố và phát triển, đặc biệt là làng nghề Đá mỹ nghệ xã Ninh Vân. Việc làng nghề phát triển đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết được số lượng việc làm lớn, ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong huyện, đồng thời có những chuyển biến tốt về hình thức tổ chức sản xuất, về công nghệ và tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, làng nghề Đá mỹ nghệ ở huyện Hoa Lư đang gặp rất nhiều khó khăn như: Trình độ lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất - kinh doanh, công nghệ còn lạc hậu, chắp vá, môi trường ô nhiễm, các doanh nghiệp hoạt động tự phát, chưa có kế hoạch phát triển cụ thể, cơ sở hạ tầng nhỏ bé chưa theo kịp với nhu cầu phát triển làng nghề, cơ chế và chính sách quản lý của nhà nước đối với làng nghề còn thiếu.

Để phát triển làng nghề huyện Hoa Lư, đặc biệt đối với trường hợp làng nghề Đá mỹ nghệ xã Ninh Vân thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản như: Giải pháp về quy hoạch, về nguồn vốn, về môi trường, về thị trường, đồng thời phải phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các làng nghề Đá mỹ nghệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm Đá mỹ nghệ,... Các giải pháp đó cần được thực hiện một cách đồng bộ thông qua

các biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh đến giải pháp duy trì, mở rộng thị trường, quy hoạch phát triển làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và hoàn thiện chính sách quản lý của nhà nước nói chung và của huyện Hoa Lư nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và JICA (2003), Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp

hóa nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

2. Ban kinh tế Trung ương (2001), Nghiên cứu sự hình thành và phát triển làng nghề mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng,

đề tài khoa học, báo cáo tóm tắt.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Một số chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn, Viện chính sách và chiến lược

phát triển nông nghiệp nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà

Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Phát triển Nông nghiệp nông thôn bền vững, Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 2.

5. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

6. Nguyễn Văn Bách, Chu Tiến Quang chủ biên (1999), Phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở

Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2009), Niên giám thống kê huyện, thị xã,.

8. Đặng Kim Chi chủ biên (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Mai Thế Hởn chủ biên, Hoàng Ngọc Hoà và Vũ Văn Phúc (2002), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá

trình công nghiệp hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Nguyễn Vĩnh Thanh (2009), Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề

truyền thống ở đồng bằng sông Hồng hiện nay, Nxb Học viện hành

chính Quốc gia Việt Nam.

14. Lê Đình Thắng chủ biên (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông

thôn Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

15. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2006), Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 8/8/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy nhanh phát triển trồng, chế biến cói,

thêu ren và chế tác Đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 - 2010.

16. UBND tỉnh Ninh Bình (2006), Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày / /2006 về đẩy nhành phát triển trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác Đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 – 2010.

17. UBND huyện Hoa Lư, Báo cáo kinh tế xã hội các năm 2005, 2006,

2007, 2008, 2009, 2010.

18. Trần Minh Yến (2004), Phát triển nghề thủ công truyền thống trong quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Website:

http://www.vnep.org.vn http://baoninhbinh.org.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ Ở XÃ NINH VÂN HUYỆN HOA LƢ TỈNH NINH BÌNH

Họ và tên: ………. Địa chỉ:………. Mặt hàng sản xuất:……….. 1. Phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm * Trực tiếp 10% - 30 %  30% - 70%  70%-100% 

* Qua trung gian

10% - 30 %  30% - 70%  70%- 100%  * Qua mạng 10% - 30 %  30% - 70%  70%- 100%  2. Thị trƣờng tiêu thụ * Trong nƣớc 10% - 30 %  30% - 70%  70%- 100%  * Xuất khẩu

10% - 30 %  30% - 70%  70%- 100% 

3. Số lao động tại cơ sở

Trên 10 người  Dưới 10 người 

4. Hình thức tiếp thị

Quảng cáo  Các hình thức khác  Không có 

5. Trình độ lao động

Đại học  Cao đẳng  Trung cấp  Tự học 

6. Nguyên liệu để sản xuất

Trong tỉnh  Ngoài tỉnh 

* Đánh giá mức độ khó khăn của nguồn cung cấp nguyên liệu cho làng nghề:

Không khó khăn  Khó khăn  Khó khăn nghiêm trọng  7. Phƣơng thức tiếp cận vốn * Vốn tự có 10% - 30 %  30% - 70%  70%- 100%  * Vay ngân hàng 10% - 30 %  30% - 70%  70%- 100% 

* Vay ngƣời thân

10% - 30 %  30% - 70%  70%- 100% 

8. Vốn sản xuất kinh doanh

- Ước tổng số vốn:……….. - Vốn cố định: ( % ) ………. - Vốn lưu động : ( % ) ……….

9. Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Diện tích mặt bằng sản xuất kinh doanh: ………. - Thực trạng nơi sản xuất kinh doanh :

Nhỏ lẻ  Tập trung 

10. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

- Thu nhập trung bình của lao động sản xuất kinh doanh/tháng: ………...

- Tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp:

……… - Tỷ lệ % thu nhập từ nghề chế tác đá so với tổng thu nhập: ………..

11. Đánh giá độ cạnh tranh sản phẩm của làng nghề trên thị trƣờng

Cao  Trung bình  Thấp 

Nghiêm trọng  Bình thường  Không quan tâm  13. Đề nghị xếp mức độ khó khăn của làng nghề đá Mỹ nghệ (đánh số thứ tự theo cấp độ, từ khó khăn nhất 1- 12) - Vốn - Nguyên liệu - Mặt bằng sản xuất - Cơ chế chính sách - Cơ sở hạ tầng - Thiếu thông tin - Trình độ lao động - Môi trường ô nhiễm - Kỹ thuật công nghệ lạc hậu - Thu nhập thấp - Mẫu mã, chất lượng sản phẩm - Thị trường            

14. Để phát triển làng nghề đá Mỹ nghệ, vui lòng cho biết ý kiến :

……… ……… ………

Xin chân thành cảm ơn!

Ngƣời trả lời

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình (Trường hợp làng nghề đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)