Giải pháp về thị trƣờng

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình (Trường hợp làng nghề đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân) (Trang 87)

Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công của các làng nghề trong và ngoài nước cần có các giải pháp sau:

Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải chủ động đăng ký bản quyền và xây dựng thương hiệu sản phẩm, là cơ sở đảm bảo tính pháp lý và độ tin cậy trong giao dịch cũng như trao đổi hàng hoá trên thị trường.

Tăng cường đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại thông qua các hình thức quảng cáo, triển lãm, tham gia hội chợ trong và ngoài nước.

Các cơ sở sản xuất của làng nghề phải chủ động liên kết với các trung tâm thương mại, các điểm phân phối ở các thị trấn, thị tứ thuộc nông thôn trên cả nước. Đồng thời, liên kết các làng nghề với nhau, giữa các cơ sở sản xuất của làng nghề với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong cả nước.

Tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

Hình thành các tổ chức liên kết ngành nghề từ làng, xã để tổ chức hỗ trợ các cơ sở kinh doanh về thông tin kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, giá cả, thị hiếu tiêu dùng,…và hỗ trợ về vốn sản xuất, khắc phục rủi ro có thể xảy ra, tạo lập liên minh kinh tế giữa các cơ sở sản xuất của các làng nghề có cùng sản phẩm; tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Cần có hỗ trợ về chính sách tín dụng cho các làng nghề, trợ giúp về thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá cả, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường quốc tế và khu vực.

Liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài để đưa sản phẩm của các làng nghề đến với người tiêu dùng. Đây là hình thức mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhưng giảm được chi phí quản lý và tiếp thị nên rất hiệu quả.

Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm tại các làng nghề và cơ sở nghề. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đào tạo tay nghề cho thợ thủ công và có trình độ, đào tạo cán bộ về quản lý, kỹ thuật và đổi mới công nghệ thiết bị kỹ thuật trong chế tác Đá mỹ nghệ, nhất là đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm Đá mỹ nghệ. Mở rộng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH.

Hình thành kênh tiêu thụ ổn định cho sản phẩm Đá mỹ nghệ. Giải quyết tốt vấn đề thị trường trên cơ sở xúc tiến các hoạt động thương mại tại các làng nghề nhằm củng cố thị trường đã có, phát triển mạnh thị trường trong nước và đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu. Giải quyết vấn đề mẫu mã, thương hiệu trên cơ sở đầu tư cải tiến công nghệ, kỹ thuật sản xuất và đăng ký danh mục sản phẩm để sản phẩm Đá mỹ nghệ Ninh Vân của huyện có tên tuổi trên thị trường.

Hình thành kênh thông tin đáng tin cậy, cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường đầu vào và đầu ra cho các cơ sở sản xuất Đá mỹ nghệ. Đến 2015 mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình sản xuất có ít nhất một kênh thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho quá trình ra quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội làng nghề Đá mỹ nghệ hoạt động có hiệu quả, đồng thời để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp giúp nhau phát triển mặt hàng Đá mỹ nghệ. Hiệp hội làng

nghề phải chủ động liên kết, liên minh, đoàn kết để vì mục đích nâng cao hiệu quả và thương hiệu làng nghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân trên thị trường.

Đa dạng hoá các hình thức tiếp thị sản phẩm ra nước ngoài. Do hình thức, tính chất sản xuất của nghề Đá mỹ nghệ, nên năng lực tiếp cận thị trường nước ngoài rất yếu, phải thông qua các trung gian nên việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp thị, triển lãm, quảng bá là hết sức cần thiết.

Khuyến khích các hộ gia đình và doanh nghiệp bán hàng tại chỗ thông qua hình thức kết hợp sản xuất với du lịch quảng bá sản phẩm trực tiếp với du khách.

Xây dựng nhãn hiệu riêng cho từng sản phẩm, gắn nhãn hiệu với thương hiệu của hộ, doanh nghiệp với tên làng nghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân để hình thành thương hiệu của từng sản phẩm Đá mỹ nghệ truyền thống của huyện Hoa Lư, lồng ghép các nội dung quảng bá, trao đổi và phát triển sản phẩm Đá mỹ nghệ vào trang Website của huyện, đồng thời tiến tới xây dựng riêng một trang Web bằng tiếng Việt và tiếng Anh để các đơn vị có thể tham gia quảng bá, giới thiệu các thế mạnh và các sản phẩm đặc trưng nhất của mình tới các nhà tiêu thụ và khách hàng. Đồng thời cũng là trang thông tin tham khảo cho khách hàng, nhà tiêu thụ và các đối tượng cần quan tâm.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình (Trường hợp làng nghề đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân) (Trang 87)