Giải pháp phát triển thƣơng hiệu

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình (Trường hợp làng nghề đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân) (Trang 89)

Nâng cao nhận thức đối với làng nghề truyền thống về thương hiệu và vai trò của nó đối với việc nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường. Đẩy mạnh hơn nữa việc thông tin, tuyên truyền và giáo dục, khắc phục tư tưởng của tư duy cũ cho rằng thương hiệu không quan trọng, coi sản phẩm không cần thương hiệu. Từ đó, không chú ý đến việc tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Cần thấy rằng, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là sự nghiệp của mọi thành

viên trong làng nghề, đồng thời gắn với tăng cường chất lượng hàng hoá và trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.

Xây dựng chiến lược thương hiệu cho các làng nghề. Cần nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm và khách hàng để nhận được những thông tin cần thiết liên quan đến thương hiệu: Nhận thức của người tiêu dùng về xuất xứ sản phẩm, sự thay đổi nhận thức của khách hàng trong khi sử dụng sản phẩm, sự thay đổi về ngôn ngữ trên nhãn hiệu sản phẩm ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng, ý định mua sản phẩm của khách hàng, xác định thị trường mục tiêu cho sản phẩm, xây dựng chiến lược phù hợp để thâm nhập vào thị trường dựa trên kết quả nghiên cứu.

Cùng với việc xây dựng, tạo bản sắc thương hiệu sản phẩm làng nghề (đặt tên thương hiệu, xác định được biểu trưng và biểu tượng của thương hiệu, khẩu hiệu của thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu cho thương hiệu để xác lập quyền nhãn hiệu), thì phải không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức kinh doanh, tạo dựng uy tín và hình ảnh của thương hiệu sản phẩm. Xây dựng mạng lưới phân phối, tăng cường quảng bá thương hiệu. Việc xây dựng, đăng ký bảo hộ mới là bước mở đầu, làng nghề cần phải phát triển thương hiệu sản phẩm thông qua xây dựng mạng lưới phân phối, đưa thương hiệu sản phẩm đó đến với người tiêu dùng, tăng cường quảng bá hàng hoá, đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công dụng mới của sản phẩm để nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu khách hàng của các sản phẩm làng nghề. Phải sử dụng tổng hợp các yếu tố của marketing hỗn hợp như quảng cáo trực tiếp, quảng cáo tại nơi bán hàng, quảng bá bằng phương tiện thông tin đại chúng, phát triển các quan hệ cộng đồng; áp dụng các hình thức khuyến mại,…để phát triển thương hiệu.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình (Trường hợp làng nghề đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)