Đánh giá chung về phát triển DNNVVcủa thành phốTuyên Quang

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá chung về phát triển DNNVVcủa thành phốTuyên Quang

giai đoạn 2008-2012

3.3.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2008-2012, hoạt động phát triển DNNVV của thành phố Tuyên Quang đạt đƣợc các kết quả sau đây:

* Về phía doanh nghiệp

- Số DNNVV của thành phốTuyên Quang liên tục tăng qua các năm. Số lƣợng doanh nghiệp tăng từ 246 doanh nghiệp năm 2008 lên 487 doanh nghiệp năm 2012.

- Số vốn đăng kí kinh doanh của các DNNVV cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2009, vốn đăng kí kinh doanh tăng tới 10,8% so với năm 2008.

Vốn đăng kí kinh doanh tăng từ 974.970,9 triệu đồng lên 1.652.476,1 triệu đồng năm 2012.

- Các DNNVV của thành phố Tuyên Quang đã giải quyết một lƣợng lớn công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Số lao động năm 2008 là 8.687 ngƣời thì đến năm 2012, các DNNVV đã tạo ra việc làm cho 12.194 lao động. Số lao động tăng thêm trung bình trong mỗi năm là khoảng hơn 800 ngƣời.

- Số DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi chiếm tỷ lệ lớn, từ 84 đến 92% và đang có xu hƣớng tăng dần qua các năm.

* Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Để tạo điều kiện thuận lợi và giúp các DNNVV phát triển, thời gian qua cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh và thành phố Tuyên Quang đã đƣa ra nhiều quy định, chính sách nhƣ:

- Triển khai các quy định nhằm đơn giản hóa các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường của doanh nghiệp

+ Thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng. Từ tháng 3/2006, các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” cho doanh nghiệp trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.

+ Từ ngày 01/11/2007, các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện quy định về giải quyết thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp giấy phép khắc dấu theo cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại Thông tƣ Liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 và triển khai thực hiện Thông tƣ Liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 kể từ ngày 15/9/2008.

+ Thực hiện Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, từ ngày 01/7/2010 cơ quan đăng ký kinh doanh đã triển khai thực hiện quy trình đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh

+ Các cấp, ngành trong tỉnh đã công khai Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp, ngành mình theo Đề án 30 của Chính phủ và triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính có liên quan và đăng ký gia nhập thị trƣờng.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và hệ thống công báo của tỉnh.

+ Triển khai công bố công khai các quy hoạch xây dựng và tạo nguồn lực, điều kiện để triển khai các chính sách khuyến khích đầu tƣ, các chƣơng trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

- Tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh

+ Hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 6 huyện, thành phố. Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đơn giá thuê đất và Quy định về quy trình thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh; Giao các ngành hƣớng dẫn công khai trình tự, thủ tục lập hồ sơ xin thu hồi, giao đất, cho thuê đất đối với các doanh nghiệp.

+ Tiếp cận các nguồn vốn để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Khu công nghiệp Long Bình An và các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê mặt bằng triển khai dự án sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn

+ Các tổ chức tín dụng đã bố trí nguồn vốn, thực hiện công khai các quy định và điều kiện cho vay; trình tự, thủ tục vay vốn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm hiểu tiếp cận nguồn vốn vay. Tính đến thời điểm 31/12/2012 số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với các Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại, Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh là 509 lƣợt doanh nghiệp so với

thời điểm 31/12/2007 tăng 231 đơn vị. Dƣ nợ cho vay đối với DNNVV là 1.212 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2007 tăng 1.056 tỷ đồng.

+ Trong 2 năm 2009-2010, Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh đã cho 32 dự án của doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với số vốn cho vay là 79,46 tỷ đồng.

- Hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cải thiện khả năng cạnh tranh

+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đăng ký và triển khai thực hiện các dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động sản xuất; tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại để đầu tƣ đổi mới thiết bị, dây chuyền sản xuất.

+ Hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu, tăng đầu tƣ vào vùng nguyên liệu nhằm ổn định sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm; tham gia hội chợ thƣơng mại nhằm quảng bá sản phẩm.

+ Giai đoạn 2008-2012 đã tổ chức đƣợc 36 hội chợ thƣơng mại tại địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh, tạo điều kiện cho 2.904 lƣợt doanh nghiệp tham gia.

+ Thƣờng xuyên cung cấp bản tin giá cả thị trƣờng thông qua chuyên mục thƣơng mại và du lịch phát trên Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, qua các tạp chí. Mời đại diện doanh nghiệp tham gia các đoàn công tác của tỉnh đi tìm hiểu thị trƣờng, công nghệ và thực hiện công tác xúc tiến đầu tƣ, quảng bá sản phẩm.

+ Về phát triển nguồn nhân lực

Triển khai thực hiện Chƣơng trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV giai đoạn 2004-2008 theo Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/8/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ. Từ năm 2006-2008 đã tổ chức đào tạo đƣợc 1.745 học viên với số kinh phí là 899 triệu đồng.

- Tạo lập môi trường tâm lý, xã hội đối với khu vực DNNVV

+ Thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển DNNVV trong sự nghiệp phát triển kinh tế -

+ Triển khai thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV và thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

+ Hàng năm tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam nhằm động viên, tôn vinh, khen thƣởng doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổ chức lựa chọn và giới thiệu các doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích tham gia các cuộc bình chọn do các cấp, ngành, hiệp hội tổ chức.

3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Trong giai đoạn 2008-2012, hoạt động phát triển DNNVV của thành phố Tuyên Quang còn một số hạn chế sau đây:

* Về phía doanh nghiệp

- Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ có xu hƣớng giảm qua các năm nhƣng số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ vẫn chƣa có xu hƣớng giảm xuống.

- Hàng năm vẫn có tới trên 30 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Số doanh nghiệp giải thể vẫn chƣa có xu hƣớng giảm xuống.

- Tỷ lệ cán bộ quản lý DNNVV có trình độ từ cao đẳng trở lên còn chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm 29,37%. Trong khi đó, tỷ lệ cán bộ quản lý DNNVV chƣa qua đào tạo và đã qua đào tạo nhƣng không có chứng chỉ chiếm tới 40,34%.

- Vốn đăng kí kinh doanh bình quân/DNNVV giảm dần qua các năm.

Nguyên nhân của hạn chế

- Quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, vốn tự đầu tƣ còn thấp, khả năng huy động các nguồn lực từ bên ngoài còn hạn chế, khả năng liên doanh, liên kết còn thấp.

- Chƣa mạnh dạn đầu tƣ theo chiều sâu, chƣa có định hƣớng sản xuất kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh đảm bảo phát triển ổn định, bền vững.

- Cơ cấu ngành nghề không cân đối với tiềm năng, nguồn nguyên liệu của địa phƣơng dẫn đến còn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Năng lực tài chính, nhân sự không cân đối, phù hợp với ngành nghề, quy mô tổ chức hoạt động kinh doanh, lĩnh vực đầu tƣ. Trình độ quản lý còn bất cập, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và gia đình.

- Khả năng lập kế hoạch, tổ chức, triển khai và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Doanh thu, hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp, ngành nghề kinh doanh chƣa đa dạng dẫn đến việc làm, thu nhập của ngƣời lao động ở một số doanh nghiệp không cao, chƣa ổn định, chƣa tạo đƣợc sự yên tâm cho ngƣời lao động.

- Môi trƣờng kinh doanh kém hấp dẫn.

* Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị trí cuối bảng xếp hạng chứng tỏ môi trƣờng kinh doanh kém hấp dẫn. Môi trƣờng kinh doanh gây ra nhiều khó khăn cho các DNNVV trong quá trình ra nhập thị trƣờng và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân của hạn chế

- Một số chính sách hỗ trợ triển khai đến doanh nghiệp hiệu quả còn chƣa cao, chƣa tạo ra động lực thúc đẩy cho phát triển doanh nghiệp. Việc tiếp cận các nguồn vốn, vay vốn phát triển sản xuất của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

- Ban hành, công khai, triển khai các quy hoạch còn chƣa kịp thời. Một số cơ chế, chính sách chƣa thật sự đủ mạnh và đóng vai trò làm đòn bẩy kích thích, tạo điều kiện cho kinh tế tƣ nhân và DNNVV phát triển.

- Phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác nắm tình hình, theo dõi, quản lý hoạt động và phối hợp kiểm tra, giải quyết khó khăn vƣớng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động còn hạn chế, có yếu tố bất cập.

- Một số thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã đƣợc cải thiện nhiều xong vẫn còn phức tạp.

- Số lao động đƣợc đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp còn thấp.

- Cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh phát triển chƣa đồng bộ.

- Ảnh hƣởng của lạm phát, suy giảm kinh tế, lãi suất, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay đã ảnh hƣởng đến việc khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tƣ, mở rộng đầu tƣ, hoạt động sản xuất kinh doanh và thành lập mới doanh nghiệp.

3.4. Phân tích mô hình SWOT về hiện trạng DNNVV của thành phố Tuyên Quang

3.4.1. Điểm mạnh

- Các DNNVV của thành phố đã sử dụng đƣợc nguồn lực lao động tại địa phƣơng đặc biệt là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Điều này đã góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân ở địa phƣơng.

- Một số DNNVV đã sẵn sàng áp dụng công nghệ và kỹ thuật sản xuất mới trong sản xuất. Điều này đã giúp doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.

- Một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong những ngành nghề truyền thống lâu đời nên họ có kinh nghiệm sản xuất nhƣ làng nghề đan lát mây tre đan.

3.4.2. Điểm yếu

- Năng lực kết nối thị trƣờng cho việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của các DNNVV của thành phố Tuyên Quang còn nhiều hạn chế. Điều này làm cho sản phẩm của các DNNVV ít đƣợc phân phối qua các kênh tiêu thụ hiện đại nhƣ siêu thị.

- Hầu hết các sản phẩm chƣa có nhãn hiệu và thƣơng hiệu đã làm hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm.

- Năng lực quản lý kinh doanh của các DNNVV còn hạn chế. Doanh nghiệp thiếu khả năng phân tích thông tin của thị trƣờng, chƣa quan tâm đúng mức đến hoạt động xúc tiến thƣơng mại, khả năng xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh và kiến thức quản lý còn hạn chế.

- Hầu hết các DNNVV còn thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ các nguồn vay hỗ trợ của họ bị hạn chế do họ thiếu điều kiện thế chấp và khả năng xây dựng phƣơng án kinh doanh.

- Hầu hết các doanh nghiệp thiếu sự liên kết để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh do nhận thức về lợi ích liên kết còn hạn chế.

3.4.3.Cơ hội

- Hiện nay đã có một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc đặt mua sản phẩm đƣợc tạo ra từ DNNVV với các sản phẩm nhƣ chè, mây tre đan thông qua hội chợ, triển lãm, festival.

- Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích, hỗ trợ chi phí và hƣớng dẫn thủ tục đăng kí nhãn hiệu cho doanh nghiệp. Với chính sách này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tạo đƣợc nhãn hiệu cho sản phẩm và giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ đƣợc sản phẩm dễ dàng hơn.

- Tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chƣơng trình hỗ trợ phát triển DNNVV nhƣ thành lập Quỹ đầu tƣ phát triển tỉnh Tuyên Quang năm 2008, đƣa ra nghị quyết về chính sách khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2007 và chỉnh sửa, bổ sung năm 2011, đƣa ra nghị quyết và kế hoạch hành động cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013 và 2014.

3.4.4. Thách thức

- Một trong những điều đáng lo ngại nhất cho các DNNVV là giá cả các yếu tố đầu vào biến động theo chiều hƣớng gia tăng cao hơn là tốc độ gia

- Doanh nghiệp không có thị trƣờng đầu ra ổn định, chƣa tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng do giá cả đầu ra không ổn định.

- Xu hƣớng ngƣời tiêu dùng sử dụng sản phẩm đòi hỏi độ an toàn ngày càng cao sẽ là mối nguy cơ cho các DNNVV nếu nhƣ doanh nghiệp không đáp ứng đƣợc với môi trƣờng kinh doanh mới này.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG

4.1. Mục tiêu phát triển DNNVVcủa thành phố Tuyên Quang đến năm 2015

Trên cơ sở kết quả phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006- 2010, các năm 2011-2012 trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố đến năm 2015 đƣợc xác định nhƣ sau:

4.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển DNNVV đến năm 2015

- Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đa dạng theo quy định của pháp luật, phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh, chú trọng các loại hình kinh tế tƣ nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và khu vực nông thôn.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi, cởi mở; tạo điều kiện để doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tiếp cận

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)