5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Khái niệm về phát triển, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thuật ngữ “Phát triển” đƣợc dùng trong nghiên cứu khoa học và trong sinh hoạt hàng ngày đến mức rất quen thuộc. Tuy nhiên đến nay chƣa có thể nói đƣợc rằng khái niệm “Phát triển” đã đƣợc hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn. Có thể hiểu “Phát triển” dƣới một số góc độ sau:
- Phát triển là xu hƣớng tự nhiên, đồng thời là quyền của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng hay mỗi quốc gia.
- Phát triển là tạo điều kiện cho con ngƣời sinh sống bất kỳ nơi đâu trong một quốc gia hay trên thế giới đều có trình độ học vấn cao, đƣợc hƣởng thụ, thỏa mãn các nhu cầu cuộc sống mà không phải lao động quá cực nhọc,
đều đƣợc hƣởng những thành tựu về văn hóa và tinh thần, đều đƣợc sống trong môi trƣờng sống trong lành, đều đƣợc hƣởng quyền cơ bản của con ngƣời và đƣợc đảm bảo an ninh, an toàn, không có bạo lực.
Tóm lại, phát triển là một quá trình vận động đi lên. Phát triển phải là một quá trình lâu dài, luôn biến đổi và có tính xu hƣớng ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy, khái niệm phát triển cũng phải đƣợc lý giải sự thay đổi của sự vật hiện tƣợng theo quá trình biến đổi không ngừng hoàn thiện theo mọi mặt.
Phát triển các DNNVV thu hút một số lƣợng lớn lao động, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, lao động tại chỗ, giảm sức ép lao động dƣ thừa góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội. Mặt khác, phát triển DNNVV sẽ khai thác hiệu quả về tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phƣơng, thực hiện xóa đói giảm nghèo, hạn chế những tiêu cực trong sản xuất và tiêu dùng của dân cƣ. Phát triển loại hình doanh nghiệp này theo hƣớng tập trung trên một địa bàn đã đƣợc quy hoạch sẽ tạo nên một khu vực kinh tế phát triển với tốc độ cao, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng sản phẩm có liên kết trong chuỗi ngành hàng, hạn chế rủi ro trong biến động giá cả thị trƣờng thế giới.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DNNVV
* Các yếu tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng
Điều kiện tự nhiên nhƣ khí hậu, tài nguyên thiên nhiên… có vai trò quan trọng ảnh hƣởng tới sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuỳ theo mục đích sản xuất và kinh doanh mà các doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tƣ tại địa bàn nào. Các doanh nghiệp đều muốn kinh doanh ở những khu vực có điều kiện thuận lợi, đặc biệt là các vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tƣ, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thƣơng mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản và phân phối.
- Môi trường pháp lý và các chính sách vĩ mô đối với DNNVV
Các DNNVV là các chủ thể kinh doanh rất phát triển ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Các nƣớc đều có chính sách riêng, khuôn khổ luật pháp riêng và rõ ràng cho DNNVV, có cơ quan Nhà nƣớc chuyên soạn thảo chính sách đối với DNNVV. Những năm qua, thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam đã có dịp tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm phát triển DNNVV với các nƣớc trong khu vực, trao đổi về nhu cầu hợp tác, đào tạo cán bộ, cũng nhƣ các kỹ năng tƣ vấn hỗ trợ DNNVV. Về môi trƣờng pháp lý và các chính sách vĩ mô liên quan đến DNNVV hiện nay, còn một số hạn chế chủ yếu sau:
+ Chính sách đất đai: Nhiều DNNVV thiếu mặt bằng sản xuất, nhất là ở các . Hiện nay ở Việt Nam còn thiếu quy hoạch các khu công nghiệp tập trung dành riêng cho DNNVV và chƣa có chính sách cụ thể và rõ ràng về đất đai cho hoạt động sản xuất của các DNNVV.
+ Chính sách công nghệ: Các DNNVV gặp phải những khó khăn liên quan đến thông tin nhƣ: Không hiểu biết kỹ đối tác, nhất là đối tác nƣớc ngoài; không biết xuất xứ của công nghệ của nƣớc ngoài cũng nhƣ các thông tin để đánh giá sự phù hợp của công nghệ đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung và kỹ năng của ngƣ
, chƣa có chính sách, chƣơng trình thật cụ thể cho việc chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài, đôi khi các chính sách vĩ mô về công nghệ vẫn còn mâu thuẫn với nhau.
+ Chính sách lãi suất và tín dụng của các ngân hàng: Cùng với chính sách đất đai và chính sách công nghệ, chính sách tài chính tín dụng là một chính sách quan trọng đối với sự phát triển của các DNNVV. Trong tổng dƣ nợ tín dụng của các ngân hàng, tỷ lệ dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có chiều hƣớng tăng lên xong chƣa tƣơng xứng với số lƣợng doanh
nghiệp ngoài quốc doanh cũng nhƣ đóng góp của các doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Hiện nay các thủ tục vay tín dụng của các ngân hàng nhìn chung còn quá phức tạp. Việc thiếu các quy định về đăng ký tài sản cá nhân là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc thế chấp, cầm cố khi vay mƣợn. Ngoài ra các thủ tục thế chấp này vẫn có nhiều điểm chƣa hợp lý nhƣ quy định về công chứng, đánh giá tài sản…Một thực tế đó là các ngân hàng thƣơng mại không muốn cho các DNNVV vay vì khối lƣợng vốn vay nhỏ, độ tin cậy thấp, các ngân hàng không đủ cán bộ để quản lý các khoản cho vay nhỏ này. Ngoài ra, các DNNVV lại thƣờng gặp khó khăn trong việc thế chấp tài sản, năng lực lập dự án để vay vốn…Do vậy, đa số các DNNVV thƣờng phải huy động vốn trong khu vực tài chính phi chính thức với lãi suất cao, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Chính sách thuế: Hệ thống thuế hiện nay đã đƣợc cải cách theo hƣớng đơn giản hóa để dễ thực hiện, đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế và đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và cạnh tranh đƣợc. Tuy nhiên, các chính sách thuế hiện hành vẫn còn phức tạp, còn tồn tại tình trạng phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp và tỷ suất thuế cao, chƣa khuyến khích nền kinh tế tăng trƣởng trong dài hạn mà mục tiêu chủ yếu là tăng thu trong ngắn hạn.
+ Chính sách xuất nhập khẩu và tỷ giá: Về chính sách tỷ giá, Việt Nam theo đuổi chính sách tỷ giá cố định so với đồng USD. Điều này tạo nhiều thuận lợi cũng nhƣ gây ra khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam. Về điều kiện xuất nhập khẩu: Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua có một số điểm gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các DNNVV. Thủ tục xuất nhập khẩu vẫn còn phức tạp đặc biệt là thủ tục hải quan chƣa thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng. Các DNNVV chủ yếu thực hiện thông qua hoạt động ủy thác. Điều này đã làm cho chi phí xuất nhập khẩu cao, các doanh nghiệp không đƣợc tiếp cận
trực tiếp với bạn hàng nƣớc ngoài nên khó nắm bắt chính xác và kịp thời về nhu cầu và thị hiếu của thị trƣờng xuất khẩu.
+ Chính sách cạnh tranh và bảo vệ thị trƣờng: Thị trƣờng Việt Nam tuy có dân số lớn nhƣng lại là một thị trƣờng nhỏ do thu nhập của ngƣời dân vẫn còn thấp. Ngoài ra, thị trƣờng đang bị ảnh hƣởng rất lớn của hàng hóa nhập lậu, hàng giả, nhất là hàng tiêu dùng, ảnh hƣởng trực tiếp đến các DNNVV. Các biện pháp cạnh tranh và giảm hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh vẫn chƣa thực sự có hiệu quả.
* Các yếu tố thuộc về năng lực nội tại của doanh nghiệp - Năng lực về tổ chức quản lý của chủ DNNVV
Trong cơ chế thị trƣờng với sự cạnh tranh khốc liệt đầy cam go, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có trình độ kiến thức cao, năng lực tổ chức quản lý giỏi mới có thể thành đạt trong kinh doanh đƣa doanh nghiệp của mình ngày một phát triển. Tuy nhiên hiện nay trình độ quản lý của chủ DNNVV phần lớn chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, thiếu kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý doanh nghiệp đặc biệt kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng. Mặt khác phần lớn các DNNVV ngoài quốc doanh ở nƣớc ta vẫn tổ chức theo mô hình “Gia đình”, thể hiện rõ nhất là các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân và công ty TNHH. Những ngƣời quản lý trong các doanh nghiệp này chủ yếu là những ngƣời thân quen trong gia đình cho nên việc tổ chức quản lý gặp khó khăn do nhiều khi không thống nhất đƣợc quan điểm và cách thức quản lý.
- Chất lượng nguồn nhân lực
Mọi sự đi đến thành công đều xuất phát từ yếu tố con ngƣời. Trình độ tri thức và tay nghề của ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp có ảnh hƣởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Những ngƣời có tri thức, tay nghề cao, kĩ năng thành thạo, lao động lành nghề sẽ sử dụng tốt các loại thiết bị công nghệ phức tạp, tiếp thu áp dụng tốt các trang thiết bị
công nghệ tiên tiến hiện đại, làm ra những sản phẩm có chất lƣợng với năng suất và hiệu quả cao. Để thu hút đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách lƣơng thƣởng, bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện tốt chính sách xã hội hóa giáo dục, tăng cƣờng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.
- Trình độ trang bị công nghệ
Trình độ trang bị công nghệ sản xuất là nhân tố quyết định tới năng suất, chất lƣợng sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, để tồn tại và phát triển, giữ vững thị trƣờng trong nƣớc và mở rộng ra thế giới đòi hỏi các DNNVV phải không ngừng đổi mới nâng cao trang thiết bị, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất. Trong những năm đổi mới vừa qua, do sức ép của thị trƣờng và những tác động của cơ chế quản lý kinh tế, các DNNVV ở nƣớc ta đã có sự đổi mới công nghệ ở mức độ nhất định. Song nhìn chung, thiết bị công nghệ của các DNNVV hiện vẫn còn lạc hậu và ở trình độ thấp, hiệu quả chƣa cao, dẫn đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm thấp, khó khăn trong cạnh tranh. Hơn nữa điều kiện vốn tài chính và các điều kiện khác không cho phép các DNNVV tự đổi mới, áp dụng các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại. Vì vậy để giúp các DNNVV tiếp cận đƣợc các trang bị công nghệ tiên tiến hiện đại thì các cơ quan Nhà nƣớc cần đƣa ra những chính sách hỗ trợ về vốn, về chuyển giao công nghệ cho các DNNVV.
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển DNNVV
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
* Kinh nghiệm phát triển DNNVV ở Trung Quốc
DNNVV ở Trung Quốc có vai trò chiến lƣợc đối với sự phát triển của nền kinh tế. Số lƣợng DNNVV chiếm trên 99% tổng số doanh nghiệp (tại
Trung Quốc có khoảng 30 triệu DNNVV). Hệ thống doanh nghiệp này đóng góp trên 60% tổng sản phẩm quốc dân, trên 60% kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho hơn 80% lao động thành thị và trên 70% lao động khu vực nông thôn. Các chính sách phát triển DNNVV ở Trung Quốc đƣợc dựa trên cơ sở tôn trọng các yêu cầu khách quan và các quy luật kinh tế nhƣ: Phải căn cứ vào quy mô kinh tế hợp lý để tổ chức sản xuất; các DNNVV cần đƣợc đầu tƣ với kỹ thuật và kỹ năng quản trị hiện đại, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và chất lƣợng quản lý; các DNNVV cần linh hoạt để phù hợp với thị trƣờng, tránh sự trùng lặp và tình trạng dƣ thừa và các doanh nghiệp lớn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, sự phát triển của các doanh nghiệp này sẽ kéo theo sự tăng trƣởng của các DNNVV.
- Về chính sách phát triển
+ Lĩnh vực trọng điểm của phát triển các DNNVV ở Trung Quốc là mở rộng việc làm và tập trung vào khu vực dịch vụ. Dịch vụ gần với quần chúng và trực tiếp phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, do vậy DNNVV có ƣu thế hơn trong lĩnh vực dịch vụ. Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ ở các địa phƣơng không giống nhau. Hai lĩnh vực chính phát triển dịch vụ là buôn bán nhỏ và ăn uống rất tƣơng ứng với sức tăng tiêu dùng. Bên cạnh đó, quy mô và không gian phát triển dịch vụ của các DNNVV rất lớn, ngoài ra còn những ngành khác nhƣ dịch vụ gia đình, bảo vệ môi trƣờng, du lịch, in ấn, giải trí văn phòng. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng Trung Quốc, riêng lĩnh vực phục vụ gia đình và phục vụ công cộng nếu có chính sách điều tiết tốt sẽ có thể tạo đƣợc 11 triệu công ăn việc làm.
+ Thành lập cơ cấu quản lý chuyên môn các DNNVV. Trung Quốc đang xúc tiến thành lập Ủy ban kinh tế mậu dịch quốc gia trực tiếp thuộc Ủy ban DNNVV. Đây chính là đầu mối để giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp, có trách nhiệm tƣ vấn, giúp đỡ bồi dƣỡng lao động cho các DNNVV nhƣng không đƣợc can thiệp vào các hoạt động kinh doanh
- Chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển các DNNVV
Đây là một trong những trọng tâm trong chính sách và chiến lƣợc phát triển các DNNVV của Trung Quốc, đƣợc thực hiện thông qua:
+ Thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. Trƣớc tình hình khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV, từ năm 2010 Chính phủ Trung Quốc đã thành lập một quỹ 10,98 tỷ Nhân dân tệ (NDT) từ ngân sách trung ƣơng. Ngoài ra, Chính phủ còn thành lập một quỹ đặc biệt gọi là “quỹ xanh” trị giá 10,6 tỷ NDT dành riêng cho các DNNVV trong việc đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm năng lƣợng và cắt giảm khí thải các bon.
+ Chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách này đƣợc thực hiện trong bối cảnh doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn do lãi suất cao. Hỗ trợ tín dụng đƣợc thực hiện dƣới các hình thức nhƣ: cung cấp bảo lãnh tín dụng, cho vay trực tiếp và hỗ trợ lãi suất. Trong giai đoạn 2008 - 2009, Trung Quốc đã bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV khoản tín dụng 1 tỷ NDT. Từ năm 2010 đến nay, trong bối cảnh lạm phát tăng cao và tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Nghị định về việc bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó quy định các DNNVV thuộc lĩnh vực này sẽ đƣợc tiếp cận các khoản vay ngắn hạn tại các ngân hàng thƣơng mại với lãi suất do ngân hàng trung ƣơng quy định. Mới đây vào năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua một chƣơng trình hỗ trợ lãi suất cho DNNVV với mức hỗ trợ khoảng 2%, qua đó giảm áp lực về chi phí vay vốn cho các DNNVV trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện chính sách cho vay trực tiếp từ Chính phủ đối với các DNNVV gặp khó khăn trong bối cảnh thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
+ Chính sách thuế, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu, từ tháng 11/2010 đến nay, Chính phủ Trung Quốc thực hiện hoàn thuế VAT cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
+ Phát triển thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp. Nhằm tháo gỡ khó khăn