5. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Số DNNVVthành lập mới và giải thể của thành phốTuyên Quang
Bảng 3.15. Số DNNVV thành lập mới và giải thể của thành phố Tuyên Quang
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Số DNthành lập mới 72 104 108 89 81
Số DN giải thể 29 41 35 31 34
Số DN tăng thêm 43 63 73 58 47
(Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư)
Số DNNVV thành lập mới và số doanh nghiệp giải thể có biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm. Số doanh nghiệp thành lập mới cao nhất là năm 2010 với 108 doanh nghiệp. Đây cũng là năm có số doanh nghiệp tăng thêm cao nhất qua các năm sau khi đã trừ đi số doanh nghiệp giải thể với 73 doanh nghiệp. Năm 2011, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Tuyên Quang xếp thứ 56/63 và năm 2012 xếp thứ 62/63. Điều này có ảnh hƣởng không nhỏ đến số lƣợng các doanh nghiệp thành lập mới. Năm 2011, số doanh nghiệp thành lập mới là 89 doanh nghiệp, giảm 19 doanh nghiệp tƣơng ứng với giảm 17,59% so với năm 2010. Năm 2012, số doanh nghiệp thành lập mới là 81 doanh nghiệp, giảm 8 doanh nghiệp tƣơng ứng với giảm 8,99% so với năm 2011.
Trong số các doanh nghiệp giải thể thì đa số là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ các năm trƣớc đó. Tỷ lệ các doanh nghiệp giải thể luôn chiếm tỷ lệ cao so với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ. Cao nhất là năm 2012, trong tổng số các hoạt động kinh doanh thua lỗ thì có tới 80,95% doanh nghiệp giải thể. Thấp nhất là năm 2011 thì tỷ lệ này cũng lên đến 65,95%. Về số lƣợng doanh nghiệp giải thể thì năm 2009 là năm có số doanh nghiệp giải thể lớn nhất với 41 doanh nghiệp, chỉ có 10 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 3.16. Số DNNVV thành lập mới phân theo loại hình doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 DN tƣ nhân 13 13 6 5 0 Công ty TNHH 1TV 27 35 43 38 39 Công ty TNHH 25 45 44 36 32 Công ty cổ phần 7 11 15 10 10 Tổng 72 104 108 89 81
(Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư)
Số DNNVV thành lập mới của Công ty TNHH 1TV và Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trong giai đoạn 2008-2012 có 182 Công ty TNHH 1TV và 182 Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên đƣợc thành lập mới. Số doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc thành lập mới thấp nhất và có xu hƣớng giảm qua các năm. Trong giai đoạn này, chỉ có 37 doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc thành lập mới, trong đó năm 2012 không có doanh nghiệp tƣ nhân nào đƣợc thành lập thêm.
Bảng 3.17. Số DNNVV giải thể phân theo loại hình doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 DN tƣ nhân 11 21 14 3 2 Công ty TNHH 1TV 13 9 5 15 18 Công ty TNHH 1 6 13 10 11 Công ty cổ phần 4 5 3 11 3 Tổng 29 41 35 39 34
Với số lƣợng không chiếm tỷ trọng lớn nhƣng vốn đăng kí kinh doanh lại chiếm tỷ trọng lớn và số doanh nghiệp giải thể chiếm tỷ trọng ít nhất, đó là công ty cổ phần. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đạt hiệu quả cao hơn các loại hình công ty còn lại. Trong giai đoạn 2008-2012 tổng cộng có 178 doanh nghiệp giải thể thì công ty cổ phần là 26, chỉ chiếm 14,61% số doanh nghiệp giải thể. Công ty TNHH là 41, chiếm 23,03%. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các doanh nghiệp giải thể là công ty TNHH 1TV với 60 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 33,71%. Sau đó đến DN tƣ nhân với 51 doanh nghiệp, chiếm 28,65%.
3.2.7. Môi trường kinh doanh của DNNVV của thành phố Tuyên Quang
Bảng 3.18.Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008-2013
CHỈ SỐ 2008 2009 2010 2011 2012 2013
- Gia nhập thị trƣờng 8.83 7.64 5.22 7.37 7.58 6.7 - Tiếp cận đất đai 5.5 4.79 5.19 4.44 6.38 6.05 - Tính minh bạch 6.69 6.55 6.86 5.53 4.98 5.09 - Chi phí thời gian 5.32 6.71 5.82 5.48 4.16 5.15 - Chi phí không chính thức 6.67 5.61 6.04 6.57 5.38 4.33 - Tính năng động 3.93 5.36 5.98 3.6 3.71 4.34 - Hỗ trợ doanh nghiệp 7.08 5.22 5.36 3.3 2.39 4.02 - Đào tạo lao động 4.16 4.45 5.48 4.76 4.34 5.18 - Thiết chế pháp lý 5.41 4.45 3.96 6.65 3.75 5.55 - Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A 4.4
Chỉ số PCI 52 57.92 57.9 53.67 47.81 48.98
Thứ tự xếp hạng 37 35 34 56 62 63
Nhận vị trí cuối bảng trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013, Tuyên Quang trở thành câu chuyện điển hình cho sự kém cỏi trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh.Thậm chí, với điểm số 48,98 điểm, là tỉnh duy nhất có điểm số dƣới 50, đây là điều lo lắng cho tỉnh Tuyên Quang trong hành trình phía trƣớc.
Trong 10 chỉ số thành phần của PCI thì cao nhất là chỉ số ra nhập thị trƣờng, thấp nhất là chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp. Các chỉ số còn lại ở mức trung bình, xoay quanh giá trị 5. Trong 10 chỉ số đó, chỉ số minh bạch đƣợc xem là quan trọng nhất. Đối với quản lý nhà nƣớc tại cấp tỉnh chỉ số minh bạch đƣợc đánh giá qua 2 khía cạnh đó là việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp và doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào quá trình ban hành chính sách, phản biện và giám sát thực hiện chính sách hay không.Theo bảng xếp hạng về chỉ số tính minh bạch của tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua luôn có chiều hƣớng đi xuống. Năm 2010 chỉ số này đạt 6,86 điểm, đứng ở vị trí thứ 3/63 tỉnh thành. Năm 2012 chỉ số này sụt giảm mạnh trong bối cảnh cả nƣớc có sự cải thiện, điểm số này bị sụt xuống còn 4,98 điểm, giảm 55 bậc xuống vị trí 58/63 tỉnh thành. Đến năm 2013, chỉ số minh bạch của tỉnh là 5,09 điểm, tăng nhẹ so với năm 2012 là 0,09 điểm tuy nhiên vẫn đứng ở vị trí thấp nhất.
Để đánh giá chỉ số minh bạch, các doanh nghiệp tham gia điều tra PCI đánh giá khả năng tiếp cận qua 13 loại tài liệu của chính quyền để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh theo thang điểm từ 1-5 (trong đó 1 là không thể tiếp cận đƣợc và 5 là rất dễ tiếp cận). Theo điều tra thông qua các doanh nghiệp trong tỉnh năm 2013, mức tiếp cận nhóm các tài liệu quy hoạch đạt 2,57/5 điểm. Mức tiếp cận các tài liệu pháp lý nhƣ luật, nghị định, văn bản pháp luật cấp tỉnh là 3,28/5 điểm. Đây là mức điểm thấp so với mức trung bình của các tỉnh thành. Cũng theo khảo sát thì doanh nghiệp cần có mối quan hệ để có đƣợc tài liệu của tỉnh lên tới 72,73%. Các doanh nghiệp cho rằng phải thƣơng lƣợng với cán bộ thuế là phần tất yếu trong kinh doanh năm 2011
là 20,91% thì đến năm 2013 là 57,5%. Doanh nghiệp có thể dự đoán đƣợc thực thi pháp luật của tỉnh năm 2010 là 18,21% thì năm 2013 giảm xuống còn 6,45%. Độ mở trang web của tỉnh năm 2010 là 15 điểm thì năm 2013 còn 11,5 điểm trong khi đó số doanh nghiệp truy cập website của tỉnh là 66,67%, tăng 25% so với năm 2012. Chỉ có 20% doanh nghiệp đánh giá vai trò của hiệp hội doanh nghiệp trong việc phản biện chính sách quy định của tỉnh.
Đánh giá chỉ số gia nhập thị trƣờng: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập thị trƣờng, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện Đề án 30 của Chính phủ và triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”.Từ ngày 01/11/2007, các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện quy định về giải quyết thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp giấy phép khắc dấu theo cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại Thông tƣ Liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 và triển khai thực hiện Thông tƣ Liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 kể từ ngày 15/9/2008. Tuy nhiên thời gian đầu triển khai theo cơ chế một cửa liên thông có hiệu quả hơn so với thời gian sau này, cụ thể: Theo bảng xếp hạng chỉ số gia nhập thị trƣờng của tỉnh Tuyên Quang, thì năm 2008 chỉ số này đạt 8,83 điểm, đứng ở vị trí thứ 9/64 tỉnh thành, đến năm 2013 chỉ số này sụt giảm mạnh xuống còn 6,7 điểm, xuống vị trí 59/63 tỉnh thành.Điều này cho thấy trong quá trình triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách chƣa thật sự đủ mạnh và đóng vai trò làm đòn bẩy kích thích, tạo điều kiện cho kinh tế tƣ nhân và DNNVV phát triển.
Đánh giá về chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp: Trong những năm qua tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể: Trong 2 năm 2009-2010, Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh đã cho 32 dự án của doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với số vốn cho vay là 79,46 tỷ đồng; trong giai đoạn 2008-2012 đã tổ chức đƣợc 36 hội chợ thƣơng mại tại địa bàn các huyện,
thành phố trong tỉnh, tạo điều kiện cho 2.904 lƣợt doanh nghiệp tham gia.Tuy nhiên theo bảng xếp hạng chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Tuyên Quang luôn ở mức thấp và có xu hƣớng đi xuống. Năm 2008 chỉ số này đạt 7,08 điểm, đây là năm có số điểm cao nhất trong giai đoạn 2008-2013, thấp nhất là năm 2012với chỉ số 2,39 điểm xếp vị trí thứ61/63 tỉnh thành.Đến năm 2013 chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh là 4,02 điểm, tăng so với năm 2012 là 1,63 điểm tuy nhiên vẫn đứng ở vị trí gần cuối bảng xếp hạng.
Trƣớc tình hình chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp nhất cả nƣớc thì việc tăng điểm và tăng hạng trong PCI không chỉ là nhu cầu tự thân của tỉnh mà còn là một nội dung đã đƣợc "Nghị quyết hóa", qua đó trở thành một thƣớc đo năng lực những ngƣời lãnh đạo.Năm 2013, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2013 về Chƣơng trình hành động cải thiện chỉ số PCI tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2015. Năm 2014, UBND tỉnh Tuyên Quang đã thông qua kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2014 về Kế hoạch hành động cải thiện chỉ số PCI tỉnh Tuyên Quang năm 2014. Với những hành động quyết liệt nhƣ vậy, hi vọng chỉ số PCI của tỉnh sẽ đƣợc cải thiện và xếp hạng cao hơn trong thời gian tới.
3.3. Đánh giá chung về phát triển DNNVV của thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2008-2012 giai đoạn 2008-2012
3.3.1. Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2008-2012, hoạt động phát triển DNNVV của thành phố Tuyên Quang đạt đƣợc các kết quả sau đây:
* Về phía doanh nghiệp
- Số DNNVV của thành phốTuyên Quang liên tục tăng qua các năm. Số lƣợng doanh nghiệp tăng từ 246 doanh nghiệp năm 2008 lên 487 doanh nghiệp năm 2012.
- Số vốn đăng kí kinh doanh của các DNNVV cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2009, vốn đăng kí kinh doanh tăng tới 10,8% so với năm 2008.
Vốn đăng kí kinh doanh tăng từ 974.970,9 triệu đồng lên 1.652.476,1 triệu đồng năm 2012.
- Các DNNVV của thành phố Tuyên Quang đã giải quyết một lƣợng lớn công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Số lao động năm 2008 là 8.687 ngƣời thì đến năm 2012, các DNNVV đã tạo ra việc làm cho 12.194 lao động. Số lao động tăng thêm trung bình trong mỗi năm là khoảng hơn 800 ngƣời.
- Số DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi chiếm tỷ lệ lớn, từ 84 đến 92% và đang có xu hƣớng tăng dần qua các năm.
* Về phía cơ quan quản lý nhà nước
Để tạo điều kiện thuận lợi và giúp các DNNVV phát triển, thời gian qua cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh và thành phố Tuyên Quang đã đƣa ra nhiều quy định, chính sách nhƣ:
- Triển khai các quy định nhằm đơn giản hóa các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường của doanh nghiệp
+ Thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng. Từ tháng 3/2006, các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” cho doanh nghiệp trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
+ Từ ngày 01/11/2007, các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện quy định về giải quyết thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp giấy phép khắc dấu theo cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại Thông tƣ Liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 và triển khai thực hiện Thông tƣ Liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 kể từ ngày 15/9/2008.
+ Thực hiện Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, từ ngày 01/7/2010 cơ quan đăng ký kinh doanh đã triển khai thực hiện quy trình đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh
+ Các cấp, ngành trong tỉnh đã công khai Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp, ngành mình theo Đề án 30 của Chính phủ và triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính có liên quan và đăng ký gia nhập thị trƣờng.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và hệ thống công báo của tỉnh.
+ Triển khai công bố công khai các quy hoạch xây dựng và tạo nguồn lực, điều kiện để triển khai các chính sách khuyến khích đầu tƣ, các chƣơng trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.
- Tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh
+ Hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 6 huyện, thành phố. Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đơn giá thuê đất và Quy định về quy trình thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh; Giao các ngành hƣớng dẫn công khai trình tự, thủ tục lập hồ sơ xin thu hồi, giao đất, cho thuê đất đối với các doanh nghiệp.
+ Tiếp cận các nguồn vốn để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Khu công nghiệp Long Bình An và các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê mặt bằng triển khai dự án sản xuất kinh doanh.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn
+ Các tổ chức tín dụng đã bố trí nguồn vốn, thực hiện công khai các quy định và điều kiện cho vay; trình tự, thủ tục vay vốn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm hiểu tiếp cận nguồn vốn vay. Tính đến thời điểm 31/12/2012 số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với các Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại, Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh là 509 lƣợt doanh nghiệp so với
thời điểm 31/12/2007 tăng 231 đơn vị. Dƣ nợ cho vay đối với DNNVV là 1.212 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2007 tăng 1.056 tỷ đồng.
+ Trong 2 năm 2009-2010, Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh đã cho 32 dự án của doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với số vốn cho vay là 79,46 tỷ đồng.
- Hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cải thiện khả năng cạnh tranh
+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đăng ký và triển khai thực hiện các