Hỗ trợ DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 95)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Hỗ trợ DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch sử dụng đất phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng hoá thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, trong đó chú trọng nội dung phát triển doanh nghiệp ở nông thôn cả về số lƣợng và chất lƣợng.

- Rà soát, lồng ghép các giải pháp trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chiến lƣợc phát triển ngành, chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngƣ và các chƣơng trình trọng điểm khác của ngành nông nghiệp.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển thủ công nghiệp, làng nghề; bƣớc đầu khôi phục, hình thành và phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở nông thôn.

- Tạo mặt bằng tại khu (điểm) thuộc quy hoạch, Đề án nông thôn mới để cho các doanh nghiệp vào đầu tƣ tại các xã.

- Thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ.

KẾT LUẬN

Đề tài “Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố

Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận

và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố trong thời gian vừa qua. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố trong thời gian tới. Với mục tiêu nhƣ trên, đề tài đã đạt đƣợc các kết quả sau:

- Hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm khái niệm, đặc điểm, tiêu chí xác định, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. Khái niệm và các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, đề tài cũng đƣa ra kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với Việt Nam và kinh nghiệm của một số tỉnh trong nƣớc để rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với thành phố Tuyên Quang

- Thông qua việc phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Tuyên Quang, đề tài đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó làm cơ sở để đề tài đƣa ra giải pháp.

- Xuất phát từ những yếu kém và nguyên nhân trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, dựa vào định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến 2015, đề tài đƣa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Tuyên Quang trong thời gian tới.

Với kết quả nghiên cứu nhƣ trên, đề tài đã đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các nhà nghiên cứu khoa học để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang từ năm 2008 đến năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Cúc (2000), Đổi mới cơ chế và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2008 đến 2013.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang đến 31 tháng 12 năm 2012.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 2/8/2013 về Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2015.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang,Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2014 về Kế hoạch hành động cải thiện chỉ số năng lực cấp tỉnh (PCI) Tuyên Quang năm 2014.

7. Website của Sở kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bắc Ninh, Sở kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)