Hình 30: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

Một phần của tài liệu xây dựng các mô phỏng cho các kỹ thuật khác ngoài critical path - so sánh tập dữ liệu đầu ra của các kỹ thuật trên cùng tập dữ liệu đầu vào (Trang 44)

Kho “Dự án”chứa danh sách các dự án của công ty từ các dự án đã được thực hiện đến những dự án đang thực hiên hoặc đang chờ duyệt, kho này nhằm lưu những thông tin tổng quát nhất, mang tính đặc thù của một dự án.

Kho “Nhóm tài nguyên” nhằm chỉ ra kiểu của tài nguyên, chẳng hạn nếu tài nguyên là con người thì kho “Nhóm tài nguyên” ở đây mang ý nghĩa là kho lưu các thông tin về các phòng ban trong công ty.

Kho “Tài nguyên” là kho lưu trữ các thông tin về từng tài nguyên đơn lẻ, cụ thể các tài nguyên này khi được nhập sẽ được cho phép chọn nhóm tài nguyên của nó.

Kho “Nhiệm vụ” lưu trữ các thông tin về các nhiệm vụ của dự án, các thông tin này bao gồm hai loại thông tin là: thông tin của nhiệm vụ theo kế hoạch và thông tin của nhiệm vụ trong quá trình thực hiện.

Kho “Loại lịch biểu” lưu các kiểu lịch làm việc. Một tài nguyên sẽ làm việc với một kiểu lịch biểu nhất định. Ví dụ tài nguyên là con người thì sẽ làm việc trong những ngày không phải là ngày nghỉ ví dụ như kiểu lịch đó quy định các ngày thứ bảy chủ nhật hằng tuần và một số ngày lễ tết trong năm như ngày Quốc Khánh, Tết Nguyên Đán … là ngày nghỉ . Như vậy kho “Loại lịch biểu” sẽ lưu trữ các kiểu lịch biểu chỉ ra các ngày nghỉ trong năm, các tài nguyên khi cập nhật sẽ được chọn các lịch biểu gắn với mình. Dựa vào thông tin này và các thông tin từ kho “Nhiệm vụ” (như ngày bắt đầu công việc và thời gian thực hiện của nhiệm vụ) mà hỗ trợ cho việc lập lịch nhằm tránh cho việc lập lịch rơi vào các ngày nghỉ.

Kho “Lịch” lưu lịch làm việc của dự án. Thông tin lưu ở đây là ngày bao nhiêu tài nguyên gì làm nhiệm vụ gì.

IV-2-3- Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh – Chức năng “Quản lý kế hoạch”.

Giải thích: Trong biểu đồ này miêu tả các tiến trình như sau: Đầu tiên người quản

lý dự án sẽ cập nhật các thông tin để lập kế hoạch như các nhiệm vụ phân bổ tài nguyên cho các nhiệm vụ. Từ kế hoạch đã có người quản lý dự án có thể tính toán

Critical Path nhờ vào chức năng “Tính Critical Path” (các bước cụ thể của việc tính toán này đã được trình bày trong phần lý thuyết I-6). Người quản lý dự án có thể yêu cầu lập lịch bằng tay hoặc tự động. Chức năng”Cập nhật lịch”sẽ cập nhật các thông tin về lịch biểu vào cơ sỏ dữ liệu. Chức năng “Tự đông lập lịch” sẽ lập lịch tự động theo kỹ thuật”Critical Path”, chức năng này yêu cầu thông tin “Critical Path” từ chức năng “Tính Critical Path” sau đó sẽ sinh ra lịch một cách tự động (chi tiết về thuật toán lập lịch tự động được chỉ ra trong phần thiết kế thuật toán) thông tin về kế hoạch mới được hiệu chỉnh sẽ được gửi trở lại cho chức năng “Lập kế hoạch” để chức năng này cập nhật trở lại các nhiệm vụ vào cơ sở dữ liệu, thông tin về lịch sẽ được chuyển cho chức năng “Cập nhật lịch” để cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Tất cả các thông tin là đầu ra của các chức năng “Lập kế hoạch”, “Tính Critical Path” có thể hiển thị một cách đồ họa bằng việc gửi các thông tin này cho chức năng “Hiển thị đồ họa” xử lý.

Hình 31: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh, chức năng “Quản lý kế hoạch”

Hình 32: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh, chức năng “Cập nhật”

Giải thích: Biểu đồ luồng dữ liệu này tương đối đơn giản. Các chức năng cập nhật chỉ việc cập nhật dữ liệu vào các kho tương ứng.

IV-2-4- Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh – Chức năng “Báo cáo”.

Hình 33: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh, chức năng “Báo cáo”

Giải thích: Biểu đồ luồng dữ liệu này tương đối đơn giản. Người quản lý dự án yêu cầu lập báo cáo vào khoảng thời gian nào đó. Các chức năng báo cáo lấy thông tin tư các kho, kết xuất và gửi báo cáo đến người quản lý dự án.

Hình 34: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh, chức năng “Lập kế hoạcht”

Giải thích: Trong biểu đồ này xuất hiện thêm các kho”Liên kết”,”Nguồn lực dự

án”, “Nguồn lực nhiệm vụ”. Kho “Liên kết” lưu các thông tin về mối liên hệ giữa các nhiệm vụ. Kho “Nguồn lực dự án” lưu các tài nguyên được phân công cho một dự án. Kho “Nguồn lực nhiệm vụ” lưu các thông tin về các tài nguyên được phân công cho nhiệm vụ. Trong biểu đồ này các tiến trình tuần tự như sau: Người quản lý dự án sẽ xem thông tin từ kho “Tài nguyên”và “Nguồn lực dự án” rồi từ đó phân bổ tài nguyên cho dự án và lưu các thông tin này vào kho. Người quản lý dự án cập nhật thông tin về các kế hoạch nhiệm vụ thông qua chức năng “Cập nhật nhiệm vụ”. Sau đó họ sẽ tạo liên kết cho các nhiệm vụ bằng chức năng “Tạo liên kết giữa các nhiệm vụ”. Chức năng này sẽ lấy thông tin từ kho “Nhiệm vụ” và kho “Liên kết” để họ chọn các nhiệm vụ liên kết với nhau và cập nhật các liên kết, sau đó cập nhật các liên kết này trở lại kho “Liên kết”. Sau đó người quản lý dự án sử dụng chức năng “Phân bổ tài nguyên cho nhiệm vụ” để thực hiện việc phân công. Chức năng này sẽ truy cập để lấy các thông tin về tài nguyên và nhiệm vụ, từ đó chỉ ra các tài nguyên cho nhiệm vụ đó và cập nhật trở lại vào kho “Nguồn lực nhiệm vụ”. Kho này là một kho mới được tách ra từ kho “Nhiệm vụ” nhằm lưu trữ các thông tin về tài nguyên cho mỗi nhiệm vụ. Chức năng “Cập nhật tiến độ” cập nhật các thông tin về tiến độ nhiệm vụ vào kho “Nhiệm vụ”. Do giới hạn của đề tài, hệ thống sẽ không hỗ trợ các chức năng theo dõi và phân tích các thông tin dự án trong quá trình thực hiện, tuy nhiên ta đưa chức năng này vào nhằm giải phóng tài nguyên một cách tự động cao hơn, để việc lập lịch được chính xác. Chức năng “Cập nhật tiến độ” sẽ kiểm tra xem nhiệm vụ được cập nhật đã hoàn thành chưa, nếu đã hoàn thành thì gửi yêu cầu cho chức năng “Phân bổ tài nguyên cho nhiệm

vụ” đề nghị giải phóng tài nguyên, sau đó kiểm tra xem dự án kết thúc chưa, nếu đã kết thúc thì gửi yêu cầu cho chức năng “Phân bổ tài nguyên cho dự án” đề nghị giải phóng tài nguyên cho toàn dự án.

Chương V Phân tích hệ thống về mặt dữ liệu

Một phần của tài liệu xây dựng các mô phỏng cho các kỹ thuật khác ngoài critical path - so sánh tập dữ liệu đầu ra của các kỹ thuật trên cùng tập dữ liệu đầu vào (Trang 44)