PHẦN II PHÂN TÍCH HỆ THỐNG Chương IV Phân tích hệ thống về mặt xử lý

Một phần của tài liệu xây dựng các mô phỏng cho các kỹ thuật khác ngoài critical path - so sánh tập dữ liệu đầu ra của các kỹ thuật trên cùng tập dữ liệu đầu vào (Trang 41)

Phân tích hệ thống theo nghĩa chung nhất là khảo sát nhận diện và phân định các thành phần của một phức hợp và chỉ ra các mối liên quan giữa chúng.

Chương IV Phân tích hệ thống về mặt xử lý

Sự phân tích hệ thống về mặt xử lý nhằm mục đích lập một mô hình xử lý của hệ thống để trả lời câu hỏi “Hệ thống làm gì?”, tức là đi sâu vào bản chất, đi sâu vào chi tiết của hệ thống về mặt xử lý thông tin,và chỉ diễn tả ở mức độ logic,tức là trả lời câu hỏi “Làm gì?” mà gạt bỏ câu hỏi “Làm như thế nào?”, chỉ diễn tả mục đích, bản chất của quá trình xử lý mà bỏ qua các yếu tố về thực hiện, về cài đặt (là các yếu tố về vật lý).

Giai đoạn này gọi là giai đoạn thiết kế logic, phải được thực hiện một cách hoàn chỉnh để chuẩn bị cho giai đoạn thiết kế vật lý.

Đường lối thực hiện: Đề tài này chọn hướng phân tích “Top-Down” là phân tích từ trên xuống, từ đại thể đến chi tiết. Cách làm: xây dựng hai loại biểu đồ là biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu

IV-1- Biểu đồ phân cấp chức năng

Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) là công cụ khởi đầu do công ty IBM phát triển. Nó diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng của hệ thống từ đại thể đến chi tiết. Mỗi chức năng có thể gồm nhiều chức năng con. Quan hệ duy nhất giữa các chức năng được diễn tả bởi các cung nối liền các nút là quan hệ bao hàm. Như vậy BPC tạo thành một cấu trúc cây chức năng.

Mục đích của BPC là:

-Tiếp cận logic tới hệ thống mà trong đó các chức năng được làm sáng tỏ để sử dụng cho các mô hình sau này.

Đặc điểm của BPC là:

-Có tính chất “tĩnh”, bởi chúng chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấy trình tự xử lý. Các chức năng không bị lặp lại và không dư thừa.

-Thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng, không có mô tả dữ liệu hoặc mô tả các thuộc tính.

-Trong biểu đồ, các nút có nhãn có tên các chức năng.

Việc phân tích liệt kê các chức năng có dạng như sau:

Mức 1: nút gốc, là chức năng tổng quát của hệ thống.

Các mức tiếp theo được phân rã (Decomposition) tiếp tục, và mức cuối cùng là chức năng nhỏ nhất không phân chia được nữa.

Sau đây là biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống “Tự động hóa lập kế hoạch dự án”

IV-2- Biểu đồ luồng dữ liệu

Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) nhằm diễn tả (ở mức logic) tập hợp các chức năng của hệ thống trong các mối quan hệ trước sau trong tiến trình xử lý, trong việc bàn giao thông tin cho nhau.

IV-2-1- Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh

Giải thích: Biểu đồ này chỉ có tác nhân ngoài là người quản lý dự án . Người

quản lý dự án có thể yêu cầu hệ thống thực hiện các công việc sau: yêu cầu lập kế hoạch, yêu cầu xem báo cáo tình trạng dự án và lịch làm việc, yêu cầu lập lịch bao gồm việc lập lịch tự động và lập lịch bằng tay, yêu cầu xem kế hoạch một cách đồ họa bao gồm việc hiển thị kế hoạch và đường găng (critical path).

Hình 29: Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh

Hình 30: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

Một phần của tài liệu xây dựng các mô phỏng cho các kỹ thuật khác ngoài critical path - so sánh tập dữ liệu đầu ra của các kỹ thuật trên cùng tập dữ liệu đầu vào (Trang 41)