liệu của hệ thống ở bộ nhớ ngoài. Các dữ liệu này phải được tổ chức theo hai tiêu chí:
-Hợp lý, nghĩa là đủ dùng không dư thừa.
-Truy cập thuận lợi, nghĩa là tìm kiếm, cập nhật, bổ sung và loại bỏ các thông tin sao cho nhanh chóng và tiện dùng
Ở giai đoạn phân tích hệ thống ta đã nghiên cứu dữ liệu theo tiêu chí hợp lý (đủ và không thừa), kết quả là đã thành lập được một lược đồ dữ liệu theo mô hình thực thể liên kết và mô hình quan hệ. Hai biểu đồ đó thường được gọi là lược đồ khái niệm về dữ liệu, vì nó chỉ dừng lại ở yêu cầu đủ và không thừa, mà bỏ qua yêu cầu nhanh và tiện.
Sang giai đoạn thiết kế hệ thống ta phải biến đổi lược đồ khái niệm nói trên thành lược đồ vật lý, tức là một cấu trúc lưu trữ thật sự của dữ liệu trong bộ nhớ ngoài. Sau đây là các bước để xây dựng lược đồ vật lý
.
VII-1- Thành lập lược đồ logic
Căn cứ vào lược đồ quan hệ đã xác định ở giai đoạn phân tích hệ thống,xác định được lược đồ logic xuất phát của toàn hệ thống như sau:
Hình 38: Lược đồ cơ sở dữ liệu logic xuất phát
VII-1-2- Điều chỉnh lược đồ
*Đến đây, sang giai đoạn thiết kế, để bảo đảm tiêu chí truy cập thuận lợi (nhanh chóng và tiện dùng) ta cần điều chỉnh lược đồ logic xuất phát. Với đặc thù bài toán phải tính toán và xử lý khá phức tạp, chẳng hạn mỗi lần phân tích mạng phải tính toán rất nhiều để tính ra thời gian bắt đầu sớm,thời gian bắt đầu muộn,thời gian thả nổi, thời gian thực hiện của một nhiệm vụ và kiểm tra xem nhiệm vụ có thuộc Critical Path không, do đó ta sẽ lưu các thông tin này lại trong cơ sở dữ liệu để tính toán, chứ không thực hiện lại việc phân tích lại mạng nữa,chỉ khi nào người dùng thay đổi bản kế hoạch họ sẽ yêu cầu việc tính toán lại để cập nhật các giá trị này. Như vậy ta sẽ bổ sung các thuộc tính này vào thực thể NhiemVu.
Hình 39: Lược đồ cơ sở dữ liệu logic của hệ thống
VII-2- Thành lập lược đồ vật lý
-Việc thiết kế cơấu trúc lưu trữ vật lý cho cơ sở dữ liệu được tiến hành như sau:Mỗi bảng trong lược đồ logic chuyển đổi trực tiếp thành một quan hệ, trong đó mỗi trường thành một thuộc tính của quan hệ.
Lược đồ logic của toàn hệ thống được chuyển đổi thành tập 11 quan hệ sau:
1/DuAn(MaDA,TenDA,NgayBDDAKH,NgayKTDAKH,NgayBDDANgayKTDA ,MucUTDA,TrangThaiDA) 2/NhiemVu(MaNV,MaDA,TenNV,MaWBS,KieuNV,NhiemVuChinh,MucUTNV ,NgayBDNVKH,NgayKTNVKH,NgayB,NV,NgayKTNV,PhanTram,RangBuoc,T rangThaiNV,LoaiNV, BatDausom,BatDauMuon,ThaNoi,CriticalPath) 3/LichLamViec(MaNV,MaTN,NgayLamViec,LamViec) 4/TaiNguyen(MaTN,TenTN,LoaiTN,NhomTN) 5/NhomTaiNguyen(MaNTN,NhomTN,MaLich)
6)LoaiLich(MaLich,TenLich) 7)LienKet(MaNV,MaNVPT,LoaiQuanHe) 8)NguonLucDuAn(MaDA,MaTN,PhanTramTDA,VaoRa,NgayVao,NgayRa) 9)NguonLucNhiemVu(MaNV,MaTN,UocLuong). 10)NgayNghi(MaLich,Thu,NgayNghi). 11)NgayLe(MaLich,Ngay,NgayLe).
Chương VIII Thiết kế module chương trình
Có thể nói thiết kế các module chương trình là công việc chính của giai đoạn thiết kế hệ thống, nó liên quan đến việc điều khiển hệ thống và cơ sở dữ liệu đã hình thành ở chương 2(mô hình thực thể liên kết và mô hình quan hệ), nó sẽ giải quyết các chức năng hỗ trợ cần thiết như đối thoại với người dùng, xử lý lỗi xử lý vào ra, tra cứu cơ sở dữ liệu ….
Đầu vào cho việc thiết kế module chương trình là biểu đồ luồng dữ liệu của từng hệ thống con (đã xác định trong thiết kế tổng thể) cùng với các quyết định về giao diện,và cơ sở dữ liệu đã được chọn trong các bước thiết kế chi tiết ở trên.
Đầu ra của thiết kế module chương trình là một miêu tả về nội dung chương trình sẽ được cài đặt, bao gồm một lược đồ chương trình cho mỗi hệ thống con. Lược đồ chương trình được trình bày dưới dạng đồ thị có hướng, thường được gọi là Lược đồ cấu trúc, trong đó mỗi nút là một module chương trình, mỗi cung là một lời gọi của module ở gốc với module ở ngọn của cung.
VIII-1 Các lược đồ cấu trúc của chương trình
Sau đây là các lược đồ cấu trúc của chương trình:
VIII-1-1 Lược đồ tổng quát:Bao gồm Module chính (là module khởi động điều khiển dẫn dắt quá trình xử lý, các module vào /ra là các giao diện với người dùng (chức năng để người dùng chọn). Lược đồ này được xem là sự chuyển đổi (có tinh chỉnh) từ biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh.
Tiếp theo là ba lược đồ cấu trúc chi tiết:là sự chuyển đổi từ ba biểu đồ luồng dữ liệu của ba hệ thống con (mức đỉnh)
VIII-1-2- Lược đồ LCT chi tiết”Cập nhật”
Được chuyển đổi từ biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống con “Cập nhật” và có tinh chỉnh để đạt được tính tương liên và tính cố kết.
Hình 41: Lược đồ cấu trúc chi tiết, chức năng “Cập nhật”
VIII-1-3- Lược đồ LCT chi tiết “Quản lý kế hoạch”: Được chuyển đổi từ
biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống con “Quản lý kế hoạch” và có tinh chỉnh để đạt được tính tương liên và tính cố kết.
Hình 42: Lược đồ cấu trúc chi tiết, chức năng “Quản lý kế hoạch”
VIII-1-4- Lược đồ LCT chi tiết “Báo cáo”: Được chuyển đổi từ biểu đồ luồng
dữ liệu của hệ thống con “Báo cáo”và có tinh chỉnh để đạt được tính tương liên và tính cố kết.
Hình 43: Lược đồ cấu trúc chi tiết, chức năng “Báo cáo”
Cuối cùng là lược đồ cấu trúc chi tiết của chức năng lập kế hoạch
VIII-1-5- Lược đồ LCT chi tiết “Lập kế hoạch”: Được chuyển đổi từ biểu đồ
luồng dữ liệu của chức năng”Lập kế hoạch”và có tinh chỉnh để đạt được tính tương liên và tính cố kết.
Chương IX: Thiết kế giao diện
Chương X Thiết kế thuật toán cho