5. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. bình diện chữ viết
Do tiếng Hán và tiếng Anh là khác nhau về chữ viết, cho nên khi từ mượn Anh du nhập vào tiếng Hán phải Hán hóa trên bình diện chữ viết. Tiếng Hán vốn có nhiều chữ đồng âm, hoặc có cách đọc tương tự, các chữ này có ý nghĩa và khả biểu đạt khác nhau. Đây là cơ sở để có nhiều sự lựa chọn cho việc phiên âm, cũng tức là tạo nên việc xuất hiện nhiều biến thể cách đọc, cách viết khác nhau của từ mượn. Dưới đây là một số cách thay đổi.
- Sử dụng những chữ dễ nhớ và kết hợp có ý nghĩa.
Hán hóa các từ tiếng Anh bằng những chữ dễ nhớ hoặc những chữ kết hợp có ý nghĩa, làm cho những từ mượn Anh truyền bá nhanh hơn hoặc còn dễ được người ta tiếp nhận.Ví dụ :
Fans :粉丝. Trong tiếng Hán hai chữ này vốn là một loại thức phẩm
(miến ), do hai chữ này phát âm vừa giống với fans vừa làm cho người dễ nhớ, và có ấn tượng sâu sắc.
Những loại hình thế này còn có nhiều từ như:shopping(血拼),
dacron(的确良), 维他命(vitamin), hacker(黑客) v.v
- Sử dụng những chữ làm cho người ta có thể liên tưởng tới thuộc tính của khái niệm mà từ biểu đạt.(sử dụng những chữ tượng hình tăng thêm ý nghĩa).
Tiếng Hán là văn tự tượng hình, nên khi tham gia vào cấu tạo từ nó dần hình thành cho người đọc thói quen tư duy ―từ chữ sang nghĩa‖. Bộ thủ của chữ Hán thường mang tính biểu nghĩa. Đặc biệt là bộ thủ có thể biểu thị loại hình của nghĩa từ, như bộ thủy, bộ mộc, bộ mịch,...Cho nên, khi từ mượn Anh được du nhập vào tiếng Hán được viết bằng chữ Hán với các bộ thủ sẽ làm cho từ mượn Anh còn nổi bật hơn, dễ nhớ hơn.Ví dụ:
Lemon 柠檬:Hai chữ Hán này đều mang bộ mộc ―木‖. Nhờ có bộ
thủ này có thể biết từ này liên quan đến thực vật.
Ice-cream 冰激凌: ba chữ Hán này đều có bộ thủy, có liên quan với
nước.
Những từ được tiếp nhận kiểu này, do khả năng ―hội ý‖ và ―liên tưởng ‖ phụ hợp với đặc trưng của tiếng Hán, nên được gọi là đã Hán hóa một cách sâu sắc nhất.
- Sử dụng chữ Hán có cách phát âm giống nhau (đồng âm) để biểu thị một từ mượn Anh .
Trong tiếng Hán, hiện tượng đồng âm rất phổ biến, thường là một âm tiết có thể sử dụng các chữ Hán khác nhau để biểu thị. Hiện tượng này được áp dụng vào trong việc chuyển dịch từ mượn Anh.
Ví dụ : Jacket : 夹克,茄克 Ice-cream : 冰淇淋,冰激凌
AIDS : 艾滋病,爱滋病
tiếng Anh.
Hình thức này xuất hiện nhiều sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, thường là các danh từ và từ chỉ tên riêng. Các từ này cũng hầu hết là những từ mang tính quốc tế, do chữ cái Latin được sử dụng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, cho nên khi đi vào tiếng Hán nó cũng được chấp nhận nhanh chóng. từ mượn tiếng Anh kiểu này gồm hai loại: Từ viết tắt chữ cái đầu đơn thuần và từ viết tắt thêm chữ Hán.
Ví dụ: CD (compact disc), VCD ( video campact disc), KTV (karaoke television), MTV (music television), SOS (save our soul), TV (television), UFO (unidentified flying object),
- Chữ cái đầu viết tắt + chữ Hán
CT检查, BP机, T恤衫, IC卡, PHS电话机, B 超…
2.3. Nguyên tắc vay mƣợn từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán
Khi chúng ta du nhập một số từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hán có phải là không có nguyên tắc gì mà cứ tiếp nhận? Rõ ràng là không phải. Bởi khi từ mượn Anh gia nhập vào trong hệ thống tiếng Hán thì sẽ dần dần trở thành một bộ phận tổ thành của hệ thống từ vựng tiếng Hán. Cho nên khi chúng ta tiếp nhận từ mượn Anh vào sẽ phải suy nghĩ về hiện trạng của hệ thống từ vựng tiếng Hán hiện nay, bởi nó có tác dụng hạn chế đối với tiếp nhận từ mượn Anh. Nói cụ thể phải phù hợp với 3 nguyên tắc như sau:
- Nguyên tắc cần phải
Một ngôn ngữ có cần thiết phải vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác hoặc phải mượn những từ gì, đầu tiên phải xem ngôn ngữ này có phải là thực sự cần từ này hay không. Thông thường một loại ngôn ngữ phải mượn từ của ngôn ngữ khác là do hệ thống ngôn ngữ tự mình không có phương thức biểu đạt tương ứng, nhưng mà trong giao tiếp vẫn phải sử dụng khái niệm đó để biểu đạt. Lúc này vay mượn từ vựng của ngôn ngữ khác sẽ dễ dàng và tự nhiên hơn. Ví dụ khi ―choco ate‖ mới xuất hiện trong xã hội Trung Quốc chúng ta không biết phải dừng khái niệm gì biểu đạt sự vật này. Tùy theo sự thực phẩm này ngày càng được người ta ưa thích, chúng ta rất bức thiết phải tìm được một từ xưng hô thích hợp để biểu đạt cái thực phẩm này. Cho nên mượn từ ―chocolate‖ vào và cải tạo
thành từ ―巧克力‖ là một lựa chọn thích hợp. Bởi vì trong tiếng Hán
trước đây không có từ nào có thể hình dung được thực phẩm này. bây giờ chúng ta cần phải miêu tả nó, cho nên phải mượn từ vào.
Ngược lại, khi mượn những từ nước ngoại vào nếu trong quá trình ngôn ngữ giao tiếp thường ngày ít sử dụng, những từ được mượn vào sẽ dần dần biến mất.
-Nguyên tắc biểu đạt ngữ nghĩa rõ ràng
Trong hệ thống từ vựng tiếng Hán đã tiếp nhận một lượng lớn từ mượn Anh. Nhưng khi tiếp nhận những từ mượn này chúng ta không thể tiếp nhận tùy ý, chúng ta phải đảm bảo nguyên tắc biểu đạt ngữ nghĩa rõ ràng.
―Ý nghĩa rõ ràng ‖ ít nhất phải bao gồm hai hàm ý như sau:
(1)Sự lựa chọn chữ Hán có thể phản ánh ý nghĩa từ gốc tương đối
chính xác. Bất cứ ngôn ngữ nào đều có ba yếu tố:ngữ âm, ngữ nghĩa, chữ
viết. Khi chúng ta mượn từ tiếng Anh áp dụng phương thức nào phải theo tình hình cụ thể. Trong tiếng Hán đã tiếp nhận nhiều từ thông qua phương thức dịch âm, dịch nghĩa và kết hợp dịch âm và dịch nghĩa. Nhưng một số từ dịch âm này có nhiều cách đọc phức tạp, gây khó khăn cho việc tiếp nhận. Những từ dịch âm lại là chữ viết không có liên hệ về mặt ý nghĩa với từ gốc. Cho nên có nhiều từ ý nghĩa biểu đạt không rõ ràng. Ví dụ:
梵阿玲(violin)—— 小提琴
德谟克拉西(democracy)—— 民主
赛因斯(science)—— 科学
德律风(telephone)—— 电话
Những từ như trên trong quá trình sử dựng được thay thế bằng một phương thức đơn giản, làm cho người sử dung dễ tiếp nhận hơn và có ngữ nghĩa rõ ràng hợn.
Hơn nữa khi chữ Hán tham gia vào việc Hán hóa từ mượn Anh, do chữ Hán là văn tự tượng hình, người đọc vốn có thói quen tư duy ―từ chữ sang nghĩa ‖, nếu lựa chọn chữ viết phiên âm có tính tượng hình cao sẽ làm cho khả năng biểu đạt của từ mượn thêm sâu sắc. khiến cho người ta khi nhìn vào chữ viết sẽ thấy ngay khái niệm mà nó biểu đạt thuộc phạm trù nào, có đặc tính gì. ví dụ:
版克(bank)——银行 马杀鸡(massage)——按摩
Những từ bị thay thế như trên là do nhìn con chữ còn dễ lý giải nghĩa của từ gốc.
Chúng tôi sử dụng những phương thức như trên để tiếp nhận từ mượn Anh, nguyên nhân căn bản là đảm bảo nguyên tắc biểu đạt ngữ nghĩa rõ ràng.
(2)Từ ngữ được tiếp nhận không thể phá hoại hệ thống từ vừng ngữ
nghĩa của tiếng Hán.
Các thành viên trong hệ thống từ vựng của các loại ngôn ngữ đều phân công rõ rằng về mặt ngữ nghĩa. Cho nên khi mượn từ nước ngoài vào không được phá hoại hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của nó.
Ví dụ: ―Sydney‖ là một thành phố của Australia, ở Hồng Kông người
ta dịch từ này thành ―雪梨‖,nhưng ở Trung Quốc đại lục ―雪梨‖ là một
loại quả lê, cho nên không thể dụng từ này để dịch, nếu không thì sẽ làm cho ý nghĩa biểu đạt không rõ ràng trong tiếng phổ thông, mà phá hoại hệ thống từ vựng trong tiếng Hán. Cho nên ở Trung Quốc đại lục người ta
dịch từ này thành ―悉尼‖.
-Nguyên tắc hài hoà về mặt ngữ âm
Nguyên tắc này đối với từ mượn tiếng Anh, chủ yếu là giảm hóa số lượng âm tiết, Trong tiếng Anh số lượng âm tiết thường có nhiều, đặc biệt như một số tên người hoặc địa danh, khi thông qua dịch âm vào trong
托尔斯泰‖,―布宜诺斯艾利斯‖ ... Nhưng trong tiếng Hán số lượng âm tiết tương đối ít, các từ ngữ đơn âm tiết, song âm tiết và ba âm tiết chiếm đại đa số, các từ bốn âm tiết phần lớn là thành ngữ tục ngữ. Nhưng vượt qua cái số lượng này như từ năm âm tiết thì tương đối ít. Đặc điểm này của tiếng Hán khiến người ta không thích sử dụng những từ mượn đa âm tiết. Cho nên khi thu nhập từ mượn Anh trong tiếng Hán dưới điều kiện ngữ nghĩa rõ ràng sẽ giảm bớt số lượng âm tiết để làm cho các từ mượn dễ dùng, dễ nhớ.
Ví dụ: ―modem‖ khi mượn vào tiếng Hán được dịch nghĩa thành ―调
制解调器‖ do âm tiết quá nhiều, hiện nay người ta thích gọi nó là ―猫‖
(dụng phương thức dịch âm), còn có 德谟克拉西(democracy), có năm
âm tiết, không tiện cho người ta nhớ và sử dụng. Cho nên cuối cùng dùng
―民主‖ để dịch từ này, giản hóa thành 2 âm tiết.
Nói chung căn cứ vào những nguyên tắc như trên chúng ta có thể rút ra một số quy luật khi mượn từ tiếng Anh vào trong tiếng Hán. Nắm bắt những nguyên tắc này có thể làm cho chúng ta khi sử dụng các từ ngoại lai này còn chính xác và dễ dàng hơn.
2.4. Chức năng của từ mƣợn Anh trong tiếng Hán hiện đại
Chức năng của từ mượn Anh trong tiếng Hán đứng trong các góc độ khác nhau. Chúng ta có thể chia từ mượn Anh trong tiếng Hán hiện đại có bốn công năng như sau: chức năng ngôn ngữ, chức năng văn hóa, chức năng xã hội và chức năng tâm lý.
2.4.1. Chức năng ngôn ngữ
Chức năng ngôn ngữ của từ mượn Anh, biểu hiện nổi bật là nó đáp ứng nhu cầu của hệ thống từ vựng tiếng Hán khi sử dụng những từ vựng này có hai mặt biểu hiện cụ thể như sau:
- Kích thích và phát triển phương thức cấu tạo từ. Từ mượn Anh khi du nhập vào tiếng Hán thông qua Hán hóa, một số trở thành từ tố, có thể tham gia vào cấu tạo từ mới trong tiếng Hán.
Như: Mini :迷你,từ này có thể tham gia vào cấu tạo từ mới trong
tiếng Hán, hình dung rất nhỏ bé. Như ―迷你电视‖(TV bé),―迷你汽
车‖(xe bé).
Từ tố cấu tạo từ ―的‖ trong từ mượn 的士(taxi)đã tham gia vào một
loạt các từ trong tiếng Hán có liên quan đến taxi như:的哥,的姐,打的...
- Làm cho địa vị từ dịch âm và từ viết bằng hình thức chữ cái được tăng cường.
Khi tiếng Anh du nhập vào tiếng Hán thì tạo nên nhiều ảnh hưởng đối với tiếng Hán, đặc biệt là một số hàng hóa của Âu Mỹ khi tiến vào thị trường Trung Quốc ngay lập tức được người ta ưa thích kèm theo cái tên
dịch âm như:McDonald’s麦当劳, Cocacola 可口可乐, Sprite雪碧, 批
萨(pizza)v.v.
Hiện tượng này kích thích những xí nghiệp, công ty, các cửa hàng, thầm chí trung tâm thương mại của Trung Quốc ... Cho nên dâng lên một
làn sóng tức là những sản phẩm và nhãn hiệu đặt tên bằng hình thức dịch
âm của từ mượn Anh như:―海尔 Haier‖,―美的 Midea‖, ―海信
Hisense ‖,
Sức ảnh hưởng của tiếng Anh rất lớn, đã làm cho vị trí của chữ cái Latin được tăng cường. Cho nên các từ mượn Anh viết bằng nguyên chữ hoặc viết tắt chữ cái đầu của tiếng Anh trong tiếng Hán có rất nhiều, như: KTV, MTV, CD, Email, Office ... Thậm chí những tên gọi viết bằng phiên âm của tiếng Hán, người ta đều thích dùng chữ cái tiếng Anh để viết tắt
như: ―汉语水平考试 (hàn yǚ shǔi píng kǎo shì)‖ viết bằng ―HSK‖, và
được dùng phổ biến.
2.4.2. Chức năng văn hóa
Tùy theo cải cách mở cửa của Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc và Anh Mỹ có thể thông qua nhiều phương thức nhiều tầng lớp để giao lưu và tiếp xúc, quan hệ của những nước này cũng ngày càng mật thiết. Cho nên những quan niệm truyền thống của người Trung Quốc ngày càng biến đổi, nhiều sự vật mới và kỹ thuật mới của phương tây ồ ạt vào xã hội Trung Quốc. Việc này thể hiện trên ngôn ngữ là nhiều từ mượn Anh hội nhập vào cuộc sống của chúng ta. Từ mượn Anh là một sản phẩm tiếp xúc ngôn ngữ và sự giao lưu của văn hóa, là một vị sứ giả để thực hiện củng cố và truyền bá các văn hóa ngoại lai, mang đến phong thổ nhân tình phương tây cho xã hội nói tiếng Hán, cũng mang đến các loại tin tức về khoa học kỹ thuật hiện đại và nghệ thuật văn hóa. Nói hẹp lại, văn hóa là
một khả năng tinh thần và thành quả hoạt động của nhân loại, Ngay từ đầu đã có mối duyên tỏ bền chặt với ngôn ngữ. Ngôn ngữ mang lại văn hóa trong hệ thống của mình, là một phương thức truyền bá trực tiếp nhất, chính xác nhất, toàn diện nhất. Tùy theo sự giao lưu đối ngoại của Trung Quốc ngày còn cấp tập, số lượng tiếp nhận và thu nhập từ mượn Anh trong tiếng Hán cũng ngày càng tăng thêm, hơn nữa còn thấm vào các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, mang lại sức sống mới cho ngôn ngữ giao tiếp. Thực sự ngôn ngữ chúng ta chính nhờ thu nhập nhiều chất dinh dưỡng từ các bình diện mà làm nó phong phú thêm. Công năng văn hóa của từ mượn Anh thể hiện nổi bật ở hai phương diện như sau:
- Từ mượn Anh là một phương tiện chuyển tải văn hóa ngoại lai. Văn hóa ngoại lai còn được nhân dân đại chúng quen thuộc, tiếp nhận hình thức ngôn ngữ của nó, thì từ mượn Anh còn có cơ sở văn hóa xã hội vững chắc và còn được người ta sử dụng quen thuộc. Hiện nay khi chúng ta ăn KFC, McDonala’s, mặc áo Nike, Adidas, mua những hàng hóa của LV, CK, thưởng thức múa ballet, đi Taxi, Bus. Chúng ta đã thích ứng và quen thuộc phương thức cuộc sống này, hình như đã không thể cảm nhận được những phương thức cuộc sống là do văn hóa ngoại lai mang lại. Hiện tượng này đã chứng minh rằng văn hóa ngoại lai bao gồm từ mượn Anh đã dung hòa vào cuộc sống của chúng ta và đã được người ta tiếp nhận.
điểm văn hóa riêng của nó.
Từ mượn Anh trong một mức độ lớn đã phản ánh ra nhận thức đặc trương văn hóa ngoại lai của xã hội Hán ngữ. Ví dụ khi từ ―Bus‖ du nhập
vào tiếng Hán được dịch thành ―巴士‖,Tùy theo người ta tìm hiểu và
quen thuộc với từ này ―巴‖,dần dần trở thành một từ tố của tiếng Hán và
được dụng để tham gia vào các cấu tạo từ và xuất hiện những từ như ―大
巴‖,―小巴‖ ,―中巴‖ ... Phản ánh xã hội Hán ngữ đối với văn hóa có nhận
thức chỉnh thể, đặc biệt về văn hóa― bus‖ .
Hiện nay trên thế giới khoa học kỹ thuật biến chuyển từng ngày, Trung Quốc muốn thực hiện khoa học kỹ thuật hiện đại hóa, tất nhiên cần phải thu nhập nhiều kỹ thuật mới và khái niệm mới. Cho nên nhiều từ mượn Anh đang mang đặc điểm này đã du nhập vào cuộc sống chúng ta.
như: 基因(gene),克隆(clone),黑客(hacker),艾滋病(AIDS),
B超,CT, UFO ... Đồng thời các từ mượn Anh có liên quan đến quan
niệm mới, tư tưởng mới hoặc cuộc sống kinh tế cũng xuất hiện nhiều
trong cuộc sống chúng ta, như:朋克 ponk, 嬉皮士 hippies, 踢踏舞
tittup,爵士乐 jazz,嘻哈hiphop,OPEC欧佩克, WTO 世界贸易组织
v.v. Những từ trong các ví dụ như trên đều phản ánh đặc điểm văn hóa của nó.
2.4.3. Chức năng xã hội
Ngôn ngữ là kết quả nhu cầu và trí tuệ của nhân loại. Nhân loại có khả năng sáng tạo ra ngôn ngữ cũng có khả năng phát triển ngôn ngữ.