Quy trình xây dựng bộ chỉ số

Một phần của tài liệu ây dựng và Thử nghiệm Bộ chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động quản lý sinh viên tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 43)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.Quy trình xây dựng bộ chỉ số

Qui trình nghiên cứu để thu thập thông tin sơ cấp bao gồm hai bước: (1) nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp với chuyên gia giáo dục và lãnh đạo, cán bộ quản lí công tác HSSV và chuyên viên trường ĐHKHTN. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát các nhóm đối tượng như lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên viên phụ trách công tác HSSV; Ban Chủ nhiệm và trợ lí Khoa; SV các khóa học được lựa chọn theo qui trình chọn mẫu ngẫu nhiên. Bảng 2.1 trình bày tiến độ thực hiện nghiên cứu.

Bảng 2.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu

Bƣớc Phƣơng pháp Kỹ thuật Thời gian

1 Định tính Phỏng vấn trực tiếp 04 cán bộ Tháng 02/2013 2 Định lượng Điều tra với mẫu 01, 02 tại Trường ĐHKHTN Tháng03/2013

* Để thực hiện được công việc đánh giá, chúng tôi thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin cung cấp cho việc xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động CTSV của Trường ĐHKHTN được thực hiện trên 2 kênh đánh giá. Cụ thể:

44

- Lãnh đạo, CBQL, chuyên viên phụ trách công tác quản lý HSSV được xem là kênh đánh giá thứ hai (tham khảo phụ lục 02, trang 114).

2.2.1. Các bƣớc tổ chức thu thập thông tin

* Các bước tổ chức thu thập thông tin:

- Bước 1: Liên hệ với BGH nhà trường đề đạt nguyện vọng, thảo luận mục đích của đợt khảo sát và bố trí lịch thực hiện điều tra;

- Bước 2: Gặp gỡ BGH , CBQL Khoa , CBQL và chuyên viên Phòng CT&CTSV và SV để phổ biến mục đích của đợt khảo sát , phổ biến nội dung đánh giá chất lượng hoạt động QLCTSV;

- Bước 3: Hướng dẫn kỹ thuật trả lời phiếu, bao gồm: + Phát phiếu cho SV (lưu ý SV xem nhưng chưa trả lời); + Hướng dẫn ghi phiếu và nô ̣i hàm từng câu hỏi;

- Bước 4: Thu phiếu trả lời.

2.2.2. Lấy số liệu

- Tiến hành phát phiếu điều tra lần 1 đến SV toàn trường (theo quy trình chọn mẫu).

- Thu phiếu khảo sát lần 1, nếu chưa đảm bảo mẫu tối thiểu 80% thì sẽ tiến hành phát phiếu hỏi lần 2 để thu thập số liệu đến khi đạt tỷ lệ cần thiết.

2.2.3. Thời điểm khảo sát

Bảng hỏi được phát ra vào ngày 7/3/2013 đến ngày 15/03/2013, sau khi nói rõ mục đích khảo sát, tiến hành phát và thu phiếu.

Thời gian hoàn thành bảng hỏi khoảng 30 phút.

2.3. MẪU NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phiếu khảo sát và thang đo

Phiếu khảo sát “Xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động QLCTSV tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN” được thiết kế gồm 03 phần:

 Phần I: Mục đích đợt khảo sát.

 Phần II: Nội dung bộ chỉ số đề xuất đánh giá chất lượng hoạt động QLCTSV (42 chỉ số).

45

 Phần III: Các thông tin chung về đối tượng khảo sát.

Để đánh giá mức độ cần thiết của các tiêu chí, chúng tôi sử dụng thang Likert với 5 mức độ như sau:

Bảng 2.2: Quy ước thang đánh giá

Thang đánh giá Mức Rất cần thiết 5 Cần thiết 4 Phân vân 3 Không cần thiết 2 Rất không cần thiết 1

2.3.2. Qui trình xây dựng bộ tiêu chí

* Trong quá trình chọn mẫu, chúng tôi chọn ra 4 nhóm ngành: Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Khoa học Vật liệu, Khí tượng Thủy văn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1/ Chia theo chất lượng tuyển sinh đầu vào của Trường:

- Nhóm ngành SV dễ tuyển: hầu hết SV chất lượng đầu vào cao, kết quả học tập cao nhằm khảo sát trong đối tượng SV khá, giỏi của Trường là chính.

- Nhóm ngành SV khó tuyển: Số lượng SV có sự biến động cao, trong điều kiện như vậy bộ chỉ số đánh giá kết quả như thế nào?

2/ Chia theo kết cấu các nhóm ngành của Trường:

- 2 nhóm ngành thuộc Công nghệ Kỹ thuật liên quan tới kỹ năng, kỹ xảo trong thực nghiệm thực hành;

- 01 nhóm ngành thuộc nhóm “liên ngành” của công nghệ nguồn trong khoa học cơ bản đại diện được cho nhiều Khoa trong trường, nhất là khoa học vật liệu Nano đang phổ biến hiện nay;

- 01 nhóm ngành đại diện cho Khối Khoa học Trái đất của Trường.

Với cách lựa chọn như vậy, đối tượng SV gần như được phủ kín trong các chuyên ngành, lĩnh vực, trình độ và mức độ tương tác với các hoạt động QLCTSV của Trường.

46

2.4. ĐỀ XUẤT PHIẾU KHẢO SÁT XÂY DỰNG - THỬ NGHIỆM BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN.

Căn cứ vào cơ sở lý luận đã nêu tại Chương 1 và phần căn cứ đề xuất đã nêu tại Mục 2.1 của Chương 2, chúng tôi đề xuất bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động QLCTSV với 3 nhóm: đầu vào, quá trình, đầu ra (tham khảo Phụ lục 1).

Trước khi tiến hành thử nghiệm, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của chuyên gia và đồng nghiệp phu ̣ trách QLCTSV để trao đổi thông tin về các chỉ số mà chúng tôi đưa ra trong phiếu khảo sát. Tất cả ý kiến khi được hỏi đều cho rằng những câu hỏi trong phiếu khảo sát hoàn toàn phù hợp và dễ hiểu đối với người được khảo sát.

Bộ chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động QLCTSV của Trường ĐH KHTN, ĐHQGHN được tiến hành khảo sát thử nghiệm trên 02 nhóm đối tượng:

 Lãnh đạo - CBQL, chuyên viên chuyên trách làm công tác QLSV: 34cán bộ  SV: 335 SV thuộc hai nhóm ngành dễ tuyển và khó tuyển.

Kết quả khảo sát ý kiến của nhóm CBQL nhƣ sau (tham khảo phụ lục 2):

Nhóm về công tác giáo dục chính trị tư tưởng:

Qua kết quả đánh giá của nhóm lãnh đạo, CBQL có 05 tiêu chí có tỉ lệ đánh giá mức cần thiết trên 90%. Cụ thể:

- ĐV1 = “Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục chính trị hàng năm cho SV”

- ĐV7 = “Thái độ, tác phong làm việc của cán bộ đối với SV” - ĐV5 = “Việc sử dụng CNTT trong trao đổi thông tin với SV”

- ĐV12 = “Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các hoạt động khác…”

- ĐV3 = “Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho SV”

Duy nhất có tiêu chí ĐV4 “Việc cấp sổ tay SV” chỉ có 65% cán bộ lựa chọn mức cần thiết nhưng lại có đến 27% lựa chọn mức phân vân. Do đó tiêu chí này cần được xem xét lại trong quá trình thăm dò ý kiến SV.

47  Nhóm về công tác QLSV

Qua kết quả đánh giá của nhóm lãnh đạo, CBQL toàn bộ 18 tiêu chí đều có tỉ lệ đánh giá mức cần thiết trên 75%.

Nhóm về công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm

Qua kết quả đánh giá của nhóm lãnh đạo, CBQL toàn bộ 18 tiêu chí đều tỉ lệ đánh giá mức cần thiết trên 85%.

2.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Các phiếu thu về được mã hóa, làm sạch dữ liệu trước khi nhập liệu vào phần mềm thống kê SPSS V15. Kết quả các phiếu khảo sát được nhập vào dữ liệu của phần mềm SPSS với tên file honghoa.sav. Một số thông tin trên thang đo được mã hóa như sau:

Bảng 2.3: Mã hóa thông tin

Tên biến Mô tả Giá trị và ý nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giới tính Nam 1 Nữ 2 Mức độ các lựa chọn Rất cần thiết 5 Cần thiết 4 Phân vân 3 Không cần thiết 2 Rất không cần thiết 1

Nội dung đánh giá chất lượng hoạt động QLCTSV tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:

48

Bảng 2.4: Bảng mã hóa biến theo các nhóm

STT Chỉ số

I. Nội dung 1: Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng

1 ĐV1 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục chính trị hàng năm cho SV 2 ĐV2 Nội dung chương trình giáo dục chính trị hàng năm

3 ĐV3 Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho SV 4 ĐV4 Việc cấp sổ tay SV

5 ĐV5 Việc sử dụng CNTT trong trao đổi thông tin với SV

6 ĐV6 Hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ chuyên trách với SV 7 ĐV7 Thái độ, tác phong làm việc của cán bộ đối với SV

8 ĐV8 Việc tổ chức các hoạt động xã hội, tình nguyện (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, ...)

9 ĐV9 Việc tuyên truyền, tổ chức những hoạt động truyền thống của trường thông qua các phương tiện truyền thong đại chúng.

10 ĐV10

Việc tổ chức các hoạt động giao lưu hợp tác giữa cán bộ, SV nhà trường với các tổ chức, các trường đại học trong nước và ngoài nước.

11 ĐV11 Việc lưu giữ tư liệu và việc tổ chức hoạt động của phòng truyền thống phục vụ khách và SV

12 ĐV12 Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các hoạt động khác…

II. Nội dung 2: Công tác QLSV

13 QT13 Việc tổ chức đón tiếp SV nhập học

14 QT14 Việc tổ chức học tập nội quy, quy chế và giới thiệu truyền thống của nhà trường cho SV

15 QT15 Phổ biến và thực hiện các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước và ĐHQGHN đối với SV

16 QT16 Việc tổ chức chăm sóc sức khỏe cho SV hàng năm

17 QT17 Việc tiếp nhận và giải quyết các công việc liên quan đến CTSV 18 QT18 Việc quản lý hồ sơ SV.

19 QT19 Việc tổ chức và hướng dẫn đánh giá điểm rèn luyện cho SV. 20 QT20 Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật SV.

21 QT21 Các thông tin về xử lý học vụ được triển khai kịp thời.

22 QT22 Giới thiệu và hướng dẫn SV làm thủ tục xét và nhận học bổng.

23 QT23 Việc khai thác, quản lý và sử dụng các học bổng ngoài ngân sách cho SV.

49

STT Chỉ số

24 QT24 Tổ chức các hội nghị, hội thảo và các câu lạc bộ học thuật cho SV. 25 QT25 Việc thực hiện các chế độ chính sách cho SV theo quy định hiện

hành của Nhà nước cũng như của Đại học Quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26 QT26 Công tác hỗ trợ SV (như cấp giấy giới thiệu, giấy chứng nhận, làm thẻ SV, xe buýt…)

27 QT27 Công tác QLSV nội trú 28 QT28 Công tác QLSV ngoại trú 29 QT29 Công tác QLSV nước ngoài

30 QT30 Việc thực hiện chế độ chính sách cho SV nước ngoài

III. Nội dung 3: Công tác hƣớng nghiệp và tƣ vấn việc làm

31 ĐR31 Tư vấn, giới thiệu về ngành, chuyên ngành đào tạo của nhà trường cho học sinh THPT

32 ĐR32

Tổ chức các hoạt động tư vấn về phương pháp học tập, nội dung đặc điểm của ngành nghề và trình độ đang được đào tạo; các vấn đề về chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến ngành nghề được đào tạo cho người học.

33 ĐR33

Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế, kỹ năng nghề nghiệp.

34 ĐR34 Thiết lập mạng lưới thông tin về việc làm giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động.

35 ĐR35 Tổ chức, tham gia các cuộc giao lưu, hội thảo, hội nghị, hội chợ về việc làm.

36 ĐR36 Hỗ trợ cho SV trong quá trình thực tập tốt nghiệp.

37 ĐR37 Hỗ trợ đào tạo các kỹ năng xin việc làm cho SV (như làm hồ sơ, phỏng vấn khi xin việc làm)

38 ĐR38 Tạo điều kiện thuận cho SV tìm kiếm công việc làm thêm trong quá trình học

39 ĐR39 Tổ chức giao lưu giữa cựu SV và SV chuẩn bị tốt nghiệp trao đổi về kinh nghiệm làm việc.

40 ĐR40 Xây dựng mạng lưới Cựu SV

41 ĐR41 Việc tư vấn kịp thời về các vấn đề liên quan đến việc làm sau tốt nghiệp

42 ĐR42 Cung cấp đầy đủ các thông tin về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm tại nhà trường

50

Tổng số câu hỏi khảo sát là 42 câu, sẽ được phân tích trong bảng kết quả khảo sát dưới đây.

2.5.1. Các thông tin về đối tƣợng hồi đáp trong khảo sát

- Tổng số phiếu phát ra: 340 phiếu (SV) và 40 phiếu (Cán bộ) - Tổng số phiếu thu về: 335 phiếu (SV) và 34 phiếu (Cán bộ) - Số phiếu hợp lê ̣: 311 phiếu (SV) và 34 phiếu (Cán bộ)

Toàn bộ phiếu hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu đánh giá xây dựng bô ̣ công cu ̣.

Cơ sở đánh giá

Thang đo mức độ cần thi ết được kiểm định bằng độ tin cậy, phân tích nhân tố và độ phân biệt của từng câu hỏi. Cụ thể:

- Một là, độ tin cậy được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha. Các biến có tương quan biến tổng (item total corelation) < 0.3 được xem là biến rác và bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha > 0.60.

- Hai là , trong phân tích nhân tố, phương pháp được dùng là principal component đo mức độ cần thiết là đơn hướng. Các biến có trọng số < 0.45 cũng bị loại. Điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 và thang đo được chấp nhận khi phương sai rút trích >50%.

- Ba là , các câu hỏi có độ phân biệt dương và có giá trị lớn hơn 0,3.

- Bốn là , các câu hỏi phải có giá trị Mean và SD phù hợp với mô hình Rasch, các câu hỏi phải nằm trong khoảng đồng bộ cho phép để kiểm tra mức độ phù hợp của câu hỏi với thái độ của người trả lời.

2.5.2. Đá nh giá thang đo đƣơ ̣c kiểm đi ̣nh bằng đô ̣ tin câ ̣y Cronbach’s Alpha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thang đo được đánh giá thông qua công cụ chính là hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại bỏ biến rác. Các biến có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.

Độ tin cậy Cronbach ’s Alpha càng cao có nghĩa là các kết quả phân tích đa ̣t đươ ̣c có ý nghĩa thống kê tốt . Mô ̣t câu hỏi chưa tốt có nghĩa là bản thân câu hỏi ấy

51

không phù hợp với các câu hỏi khác trong Phiếu , thâ ̣m chí làm nhiễu các câu hỏi khác. Các câu hỏi chưa tốt loại này thường có những nguyên nhân sau:

- Câu hỏi mang tính ước đoán không chắc chắn hoă ̣c quá khó để trả lời; - Câu hỏi ta ̣o ra mô ̣t cái bẫy dễ gây hiểu nhầm;

- Câu hỏi yêu cầu mô ̣t kỹ năng trả lời quá khó so với mức trung bình của toàn bộ các câu hỏi trong Phiếu.

2.5.2.1. Kết quả thang đo ở thành phần về công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng Bảng 2.5: Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm tiêu chí về

công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng

Nhóm các tiêu chí về công tác giáo dục chính tri ̣ tư tưởng có 12 biến quan sát, từ ĐV1 đến ĐV12, có hệ số độ tin cậy Alpha rất cao 0,814 (> 0,60). Trong đó có 03/12 biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3, đồng thờ i nếu loa ̣i bỏ 3 biến này thì hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alphacủa thành phần này tăng lên đáng kể . Đó là các biến ĐV1, ĐV2, ĐV3. Cụ thể:

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến thang đo nếu Phƣơng sai loại biến Tƣơng quan biến tổng Alpha nếu loại biến này ĐV1 45,22 36,571 0,224 0,824 ĐV2 45,15 37,705 0,224 0,818 ĐV3 44,95 37,791 0,216 0,819 ĐV4 45,42 34,690 0,360 0,812 ĐV5 45,21 33,332 0,566 0,791 ĐV6 45,25 33,576 0,540 0,793 ĐV7 45,13 33,291 0,548 0,792 ĐV8 44,98 36,197 0,475 0,801 ĐV9 45,30 33,128 0,594 0,788 ĐV10 45,29 32,418 0,654 0,782 ĐV11 45,54 33,572 0,584 0,790 ĐV12 45,38 33,262 0,630 0,786 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha 0,814

52

ĐV1 = “Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục chính trị hàng năm cho SV” (Alpha của thành phần 0,814 -> 0,824)

Một phần của tài liệu ây dựng và Thử nghiệm Bộ chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động quản lý sinh viên tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 43)