Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lâm Thao

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ (Trang 50)

6. Bố cục của Luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lâm Thao

Kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cùng với cả nước, Phú thọ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Có thể nói nền KT - XH trong 15 năm qua dần ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Xuất hiện nhân tố mới ở nhiều thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng nhân lực có linh hoạt hơn, đòi hỏi cao hơn về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề. Công nghiệp ngoài quốc doanh có biểu hiện sa sút. Nông, lâm nghiệp được xác định là lĩnh vực quan trọng nhất để giải quyết việc làm. Trong những năm qua Lâm Thao đã tập trung khai thác và sử dụng có hiêu quả đất trống, đồi núi trọc, diện tích hoang hoá, khả năng tăng vụ, tăng diện tích đất nông nghiệp, sử dụng mặt nước ao hồ nuôi trồng thuỷ sản,phát triển đàn gia súc gia cầm. Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, Huyện đã chú trọng công tác đổi mới tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý. Đối với hợp tác xã nông nghiệp tuy công tác chuyển đổi chưa làm được nhiều nhưng do chủ trương mở cửa nên phần lớn các hợp tác xã đã tự chuyển đổi về chất: Đất đai và các tư liệu sản xuất chủ yếu đều được giao lâu dài cho nông dân, ban quản lý hợp tác xã tự thu gọn làm dịch vụ là chính... Nhờ có cách làm đúng, kết quả về kinh tế làm tăng giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp từ 721.284 triệu (năm2009 ) lên 9.040 triệu đồng (năm 2011),về việc làm đã tạo thêm nhiều chỗ làm mới, tăng thêm việc làm những lúc nông nhàn, giảm tỷ lệ thiếu việc làm trong nông thôn từ 37,5% xuống còn 25,84% bình quân mỗi năm giảm 0,41%.

Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn huyện Lâm Thao tính đến nay có 11 ngân hàng thương mại: Ngân hàng Đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB); Ngân hàng TMCP quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP quốc tế (VIB); Ngân hàng TMCP ngoại thương (Vietcombank); Ngân hàng TMCP hàng hải (Martimebank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (CCF), Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Lienviet Post Bank). Do đó, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn từ dân cư. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2008 - 2011 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và của NHNo&PTNT nói riêng.

Tốc độ tăng GDP trung bình của huyện trong 3 năm qua (2009- 2011 ) là 8,3% năm, đây là tốc độ tăng GDP tương đối khá, thể hiện sự tăng trưởng rõ rệt của huyện Lâm Thao. Tuy nhiên, thu nhập GDP bình quân đầu người còn thấp.

Bảng 3.1. Giá trị và cơ cấu GDP theo ngành kinh tế huyện Lâm Thao

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2011/2009

I. Cơ cấu ngành

Công nghiệp- xây dựng Nông lâm nghiệp. Thương mại - dịch vụ 27,6 45,9 26,5 33,2 30,4 31,9 36 29,7 34,3 + 8,4 - 16,2 +7,8 II. GDP/ người - 2.427.012

(Nguồn: Quy hoạch phát triển KT- XH tỉnh Phú Thọ)

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)