Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng /tổng lợi nhuận từ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ (Trang 48)

6. Bố cục của Luận văn

2.3.4.Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng /tổng lợi nhuận từ

2.3.2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng qua từng giai đoạn, từ đó biết được sự phát triển về mặt doanh số của dư nợ tín dụng.

2.3.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay /tổng dư nợ

Tỷ lệ này phản ánh dư nợ cho vay trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng cao có nghĩa là dư nợ cho vay của ngân hàng đó càng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển về lượng của hoạt động tín dụng.

2.3.4. Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng /tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tín dụng

Mục tiêu hoạt động của các NH là lợi nhuận và lợi nhuận của các NH chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, do đó nếu tỷ lệ lợi nhuận này càng cao điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận cao gắn với rủi ro cao, do đó cần phải xem xét các yếu tố trong mối tương quan nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT

CHI NHÁNH HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Đặc điểm địa bàn huyện Lâm Thao

Lâm Thao là một huyện trung du miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ gồm 2 thị trấn và 12 xã khác: Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng, Cao Xá, Thanh Đình. Tổng diện tích tự nhiên là 120,61Km2, dân số 114000 người mật độ dân số trung bình 941 người/km2

.

Về điều kiện tự nhiên, Lâm Thao có lợi thế về vị trí địa lý: Huyện Lâm Thao tiếp giáp với Thành phố Việt Trì ở phía Đông, huyện Phù Ninh ở phía Bắc và Đông Bắc, thị xã Phú Thọ phía Tây Bắc và huyện Tam Nông ở phía Tây và Nam (ngăn cách bởi sông Hồng), gần khu công nghiệp, gần các trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục của tỉnh nên chịu sự tác động lớn về giao lưu trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội,có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây- Đông Bắc, đó là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những lợi thế tiềm ẩn cần được phát huy một cách triệt để phục vụ cho phát triển KT- XH của huyện. Với đặc trưng của vùng đất trung du miền núi, huyện Lâm Thao có thế mạnh về nông nghiệp, địa bàn lại nằm tiếp giáp với thành phố Việt Trì có đường quốc lộ 32 đi qua, nên đây là điều kiện thuận lợi để huyện tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản của mình. Trên địa bàn huyện có sông Hồng chảy qua hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn, có nhiều khu vực đất bằng phẳng, các khu ruộng nối liền với nhau thành một cánh đồng lớn. Nhìn chung với tiềm năng đất đai và các nguồn lực khác thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lâm Thao có nhiều điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm tới.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao

Kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cùng với cả nước, Phú thọ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Có thể nói nền KT - XH trong 15 năm qua dần ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Xuất hiện nhân tố mới ở nhiều thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng nhân lực có linh hoạt hơn, đòi hỏi cao hơn về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề. Công nghiệp ngoài quốc doanh có biểu hiện sa sút. Nông, lâm nghiệp được xác định là lĩnh vực quan trọng nhất để giải quyết việc làm. Trong những năm qua Lâm Thao đã tập trung khai thác và sử dụng có hiêu quả đất trống, đồi núi trọc, diện tích hoang hoá, khả năng tăng vụ, tăng diện tích đất nông nghiệp, sử dụng mặt nước ao hồ nuôi trồng thuỷ sản,phát triển đàn gia súc gia cầm. Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, Huyện đã chú trọng công tác đổi mới tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý. Đối với hợp tác xã nông nghiệp tuy công tác chuyển đổi chưa làm được nhiều nhưng do chủ trương mở cửa nên phần lớn các hợp tác xã đã tự chuyển đổi về chất: Đất đai và các tư liệu sản xuất chủ yếu đều được giao lâu dài cho nông dân, ban quản lý hợp tác xã tự thu gọn làm dịch vụ là chính... Nhờ có cách làm đúng, kết quả về kinh tế làm tăng giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp từ 721.284 triệu (năm2009 ) lên 9.040 triệu đồng (năm 2011),về việc làm đã tạo thêm nhiều chỗ làm mới, tăng thêm việc làm những lúc nông nhàn, giảm tỷ lệ thiếu việc làm trong nông thôn từ 37,5% xuống còn 25,84% bình quân mỗi năm giảm 0,41%.

Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn huyện Lâm Thao tính đến nay có 11 ngân hàng thương mại: Ngân hàng Đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB); Ngân hàng TMCP quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP quốc tế (VIB); Ngân hàng TMCP ngoại thương (Vietcombank); Ngân hàng TMCP hàng hải (Martimebank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (CCF), Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Lienviet Post Bank). Do đó, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn từ dân cư. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2008 - 2011 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và của NHNo&PTNT nói riêng.

Tốc độ tăng GDP trung bình của huyện trong 3 năm qua (2009- 2011 ) là 8,3% năm, đây là tốc độ tăng GDP tương đối khá, thể hiện sự tăng trưởng rõ rệt của huyện Lâm Thao. Tuy nhiên, thu nhập GDP bình quân đầu người còn thấp.

Bảng 3.1. Giá trị và cơ cấu GDP theo ngành kinh tế huyện Lâm Thao

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2011/2009

I. Cơ cấu ngành

Công nghiệp- xây dựng Nông lâm nghiệp. Thương mại - dịch vụ 27,6 45,9 26,5 33,2 30,4 31,9 36 29,7 34,3 + 8,4 - 16,2 +7,8 II. GDP/ người - 2.427.012

(Nguồn: Quy hoạch phát triển KT- XH tỉnh Phú Thọ)

3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ

NHNo & PTNT huyên Lâm Thao là một chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ được thành lập ngày 01/01/1999, tiền thân là ngân Ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng Nhà nước huyện Lâm Thao, trụ sở chính đặt tại thị trấn Lâm Thao là trung tâm của huyện, nơi tập trung đông dân cư nên đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Ngân hàng thu hút khách hàng.

Năm 1977 Ngân hàng có thông tư số 81/NH cải tiến mô hình tổ chức mới, tỉnh Vĩnh Phú tiến hành tổ chức sát nhập các huyện với nhau. Huyện Lâm Thao sát nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu, trụ sở đóng tại thị trấn Phú Lộc huyện Phù Ninh cũ. Ngày 26/03/1998 Hội đồng bộ trưởng ( nay là Chính phủ) ban hành nghị định số 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Việt Nam với mô hình mới. Ngân hàng nhà nước có quy chế về tổ chức hoạt động, hình thành hội đồng Ngân hàng, NHNo&PTNT huyện Lâm Thao đượng hình thành cùng với việc hình thành cấp huyện. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 48 cán bộ.

Được hình thành từ rất sớm, từ khi nền kình tế còn trong thời kỳ nền kinh tế bao cấp cho đến nền kinh tế thị trường hiện nay, NHNo&PTNT huyện Lâm Thao nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn cho huyện nhà. NHNo&PTNT huyện Lâm Thao đã nhanh chóng khai thác các nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế, trước hết là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Nhờ có cán bộ dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết với nghề cùng với quyết sách táo bạo,sáng suốt của ban lãnh đạo Ngân hàng mà trong suốt thời gian hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT Lâm Thao luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng là người bạn tin cậy của mọi người dân và mọi tổ chức kinh tế của huyện nhà.

Để đứng vững, tồn tại và không ngừng phát triển từ khi mới thành lập cho đến nay NHNo&PTNT huyện Lâm Thao đã chủ động mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng thêm 04 phòng giao dịch về các xã trọng điểm, có tiềm lực phát triển, đó là phòng giao dịch Supe, phòng giao dịch Tứ Xã, phòng giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dịch Cao Xá và phòng giao dịch Xuân Lũng nhằm giao dịch và đáp ứng tối đa nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện.

Là một Ngân hàng có quy mô hoạt động chưa lớn, nhân sự còn hạn chế, bởi vậy phương châm hoạt động của Ngân hàng là gọn nhẹ, hiệu quả và an toàn. Chính phương châm này đã giúp chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao tự hoàn thiện mình và luôn có được những kinh nghiệm mới, vận dụng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để chi nhánh ngày càng phát triển và kinh doanh có lãi.

3.1.4. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ Tỉnh Phú Thọ

3.1.4.1. Sơ đồ, bộ máy tổ chức

Ngân hàng No&PTNT huyện Lâm Thao gồm trung tâm huyện và 4 Phòng giao dich trực thuộc. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao là 48 cán bộ.

Cán bộ đại học và trên đại học là 39 người chiếm tỷ lệ 81,3% tổng số cán bộ.

Cán bộ được bố trí công việc căn cứ vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn, hoàn cành gia đình…một cách phù hợp. Lãnh đạo Ngân hàng gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và hệ thống các trưởng, phó phòng được tổ chức theo mô hình sau:

Mô hình quản lý, tổ chức của NHNo&PTNT huyện Lâm Thao

Giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính – Nhân sự Phòng kế toán – Ngân quỹ Phòng kế hoạch – Kinh doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.4.2. Chức năng của các phòng ban Phòng Kế hoạch, Kinh doanh

- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Lâm Thao.

- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định kế hoạch đến các Phòng giao dịch trực thuộc.

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh của chi nhánh.

- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết.

- Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Lam Thao giao.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ

- Trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.

- Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương của toàn chi nhánh.

- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

- Thực hiện các khoản nộp NSNN.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.

- Thực hiện nghiệp vụ an toàn kho quỹ và định mức tồn kho theo quy định.

- Quản lý sử dụng thiết bi thông tin điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phòng Hành chính - Nhân sự

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.

- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh và các giao dịch trực thuộc. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc Chi nhánh.

- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan.

- Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao.

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc, chế độ về chính sách kế toán của nhà nước, ngành Ngân hàng.

Bốn phòng giao dịch trực thuộc

NHNo&PTNT huyện Lâm Thao hiện có 4 Phòng giao dịch trực thuộc nhiệm vụ chính của 4 Phòng giao dịch này là:

- Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh do Ban giám đốc ngân hàng huyện giao và hạch toán theo quy định.

- Báo cáo kết quả kinh doanh và các nghiệp vụ theo tháng, quý và tổng kết kết quả Kinh doanh hàng năm lên Ngân hàng huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ

3.1.5.1. Tình hình huy động vốn

Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng VHĐ 481,763 100 553,831 100 659,950 100 1.Theo TPKT -Dân cư -TCKT -TG TCTD 380,54 87,01 19,213 78,99 18,06 2,05 451,039 97,972 48,183 81,44 17,69 0,87 544,063 110,146 57,42 82,44 16,69 0,87 2.Loại tiền -VND

-Ngoại tệ quy đổi

471,643 15,12 97,09 2,91 519,66 34,171 93,83 6,27 612,632 47,99 92,83 7,27 3.Theo kỳ hạn -Không kỳ hạn -KH<12 tháng -KH12-24 tháng 88,926 300,867 92 18,46 62,45 19,09 111,21 368,353 74,268 20,08 66,51 13,41 139,118 439,395 81,438 21,08 66,58 12,34

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ)

Với chiến lược “đi vay để cho vay”, NHNo&PTNT chi nhánh Lâm Thao đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn, coi huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển trong điều kiện có tính cạnh tranh cao giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, lãi suất đòn bẩy phù hợp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm tốt việc quảng bá, tiếp thị kết hợp với việc nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt, chi nhánh còn áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào giao dịch, đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ, phong cách giao dịch của nhân viên. Kết quả đạt được:

Tính đến 31/12/2012, thị phần nguồn vốn chiếm tỷ lệ: 15.36% tổng huy động các Ngân hàng và TCTD trên địa bàn Lâm Thao. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng dần qua các năm. Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động tiền gửi năm 2010 là 481,763 tỷ đồng. Năm 2011 là 553,831 tỷ đồng. Năm 2012 là: 659,950 tỷ đồng. Trong điều kiện công tác huy động vốn có tính

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ (Trang 48)