6. Bố cục của Luận văn
3.1.1. Đặc điểm địa bàn huyện Lâm Thao
Lâm Thao là một huyện trung du miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ gồm 2 thị trấn và 12 xã khác: Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng, Cao Xá, Thanh Đình. Tổng diện tích tự nhiên là 120,61Km2, dân số 114000 người mật độ dân số trung bình 941 người/km2
.
Về điều kiện tự nhiên, Lâm Thao có lợi thế về vị trí địa lý: Huyện Lâm Thao tiếp giáp với Thành phố Việt Trì ở phía Đông, huyện Phù Ninh ở phía Bắc và Đông Bắc, thị xã Phú Thọ phía Tây Bắc và huyện Tam Nông ở phía Tây và Nam (ngăn cách bởi sông Hồng), gần khu công nghiệp, gần các trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục của tỉnh nên chịu sự tác động lớn về giao lưu trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội,có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây- Đông Bắc, đó là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những lợi thế tiềm ẩn cần được phát huy một cách triệt để phục vụ cho phát triển KT- XH của huyện. Với đặc trưng của vùng đất trung du miền núi, huyện Lâm Thao có thế mạnh về nông nghiệp, địa bàn lại nằm tiếp giáp với thành phố Việt Trì có đường quốc lộ 32 đi qua, nên đây là điều kiện thuận lợi để huyện tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản của mình. Trên địa bàn huyện có sông Hồng chảy qua hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn, có nhiều khu vực đất bằng phẳng, các khu ruộng nối liền với nhau thành một cánh đồng lớn. Nhìn chung với tiềm năng đất đai và các nguồn lực khác thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lâm Thao có nhiều điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm tới.