Đối với NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lâm Thao

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ (Trang 98)

6. Bố cục của Luận văn

4.3.4. Đối với NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lâm Thao

Nhu cầu vốn trong kinh tế nông nghiệp và thị trường nông thôn là rất lớn. Thực tế cho thấy tại địa bàn huyện có rất nhiều đất nông - lâm nghiệp chưa được khai thác. Cơ sở hạ tầng ở các xã cũng đang cần một lượng vốn lớn. Đặc biệt là các xã ở phía tây của huyện đường xá gập ghềnh rất khó đi.

Việc hướng nông dân làm thủ tục lập dự án vay vốn cho hiệu quả và phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên của từng vùng nhằm vừa nâng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao đời sống cho người dân vừa đảm bảo trả nợ đi vay là một việc làm hết sức cấp bách.

Chi nhánh cần tăng cường thêm vốn trung và dài hạn cho các hộ nông dân. Đây là điều hết sức cần thiết bởi nếu như không có vốn trung và dài hạn thì những dự án sản xuất kinh doanh của các hộ sẽ bị thu hẹp không phát triển được. Chi nhánh hiện chưa có cơ quan chuyên trách giúp đỡ nông dân lập dự án phát triển kinh doanh. Chính vì vậy chi nhánh cần cử cán bộ tín dụng đi học các khóa đào tạo để thành thạo trong từng lĩnh vực nhằm giúp người dân làm tốt công tác này.

Chi nhánh cần phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để xử lý nghiêm những hộ vay vốn theo Nghị định 41/CP của thủ tướng chính phủ chây ỳ trong vấn đề trả nợ.

Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên ở chi nhánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng đã đem lại lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các ngân hàng buộc phải khắc phục những khó khăn trước mắt, nâng cao chất lượng tín dụng, loại bỏ các hoạt động kém hiệu quả khỏi danh mục, tái cấu trúc lại nguồn vốn, tỷ trọng nguồn thu… Tuy nhiên việc loại bỏ rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng là không thực tế. Vì vậy, trong quá trình hoạt động mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định để có được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Cho nên, vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro là hoàn toàn cần thiết. Để thực hiện mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình, việc hạn chế rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Lâm Thao. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Lâm Thao, đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất, Đề Tài đã tìm hiểu những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng trong ngân hàng và kinh nghiệm của một số ngân hàng, tập đoàn trên thế giới để từ đó rút ra được những bài học cho ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ hai, Đi sâu phân tích và đánh giá thực trang rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Lâm Thao.

Thứ ba, Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại NHNo&PTNT chi nhánh Lâm Thao như: Hoàn thiện chính sách tín dụng, chú trọng hơn nữa vào công tác cán bộ, hoàn thiện hệ thống thu thập, xử lý thông tin, đẩy mạnh công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thẩm định tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đồng thời, để hỗ trợ ngân hàng tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng, một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam cũng đã được đề cập trong nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2011), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2- Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

3- Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4- ISO (2005), ISO9000:2005 Quality management systems, Fundamentals and vocabulary 3rd.

5- TS. Lưu Văn Nghiêm (2008), Giáo trình Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6- TS Tô Ngọc Hưng (2004), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

7- PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà

xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8- Nguyễn Đăng Dờn (2003), Tín dụng - Ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê. 9- Học viện ngân hàng(2003), Giải pháp sử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

10- Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam (2009, 2010, 2011), Báo cáo thường

niên - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2009, 2010, 2011,

Hà Nội.

11- Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam, Việt Nam (2007), Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT/TCCB về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa chi nhánh Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam.

12- Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2009, 2010, 2011,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (2008, 2009, 2010), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010, Phú Thọ.

14- Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại - Commercial bank management (Xuất bản lần thứ tư), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

15- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

16- Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

17- Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

18- GS Nguyễn Quang Thái (2011), “Vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”,

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)