Một số biện pháp phòng bệnh xoăn vàng lá cho cà chua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số phương pháp nhân tạo để lây nhiễm virus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua (Trang 25)

3. Nội dung nghiên cứu

1.2.5. Một số biện pháp phòng bệnh xoăn vàng lá cho cà chua

Bệnh xoăn vàng lá cà chua đã đƣợc biết đến nhiều năm, tuy nhiên vẫn chƣa có phƣơng pháp phòng tránh hiệu quả và những thiệt hại do virus này gây ra vẫn rất đáng kể. Tổn thất trung bình từ 5 – 90 % và có thể lên tới 100% khi mật độ quần thể bọ phấn cao. Việc khống chế TYLCV chủ yếu thông kiểm soát qua môi giới truyền bệnh. Các biện pháp truyền thống đã đƣợc sử dụng bao gồm phƣơng pháp cơ học, hóa học và sử dụng các giống kháng với TYLCV. Một số phƣơng pháp phòng chống TYLCV có thể kể đến bao gồm:

- Phương pháp tránh nguồn lây bệnh

Thời gian hoặc hoặc địa điểm canh tác đƣợc bố trí nhằm tránh những nơi hiện diện của quần thể bọ phấn thƣờng sẽ có tác động đáng kể đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh do TYLCV trên đồng ruộng. Ở một số nƣớc nhƣ Israel, TYLCV lây lan chủ yếu trong thời gian cuối mùa hè và đầu mùa thu mật độ bọ phấn cao điểm từ tháng chín đến tháng mƣời một. Do đó, để tránh nguồn bệnh, cà chua đƣợc trồng vào đầu mùa xuân, thƣờng là cuối tháng ba hoặc đầu tháng tƣ, và đƣợc thu hoạch 3 tháng sau đó. Cà chua sẽ đƣợc thu hoạch trƣớc khi các quần thể lớn bọ phấn đƣợc hình thành. Ngoài ra, các khu vực cà chua canh tác mới không nên đặt gần khu vực đã trồng cũ cũng nhƣ không nên ở gần bất kỳ loại cây trồng nào là vật chủ của TYLCV. Điều này đặc biệt đúng khi các giống cà chua kháng TYLCV không có triệu chứng bệnh nhƣng vẫn có thể là nguồn lây nhiễm TYLCV cho cây trồng nhạy cảm.

- Các biện pháp cơ học

Sử dụng tấm phủ phản quang trong việc giảm khả năng lây nhiễm của

TYLCV lên cà chua đã từng đƣợc áp dụng thành công. Tấm phủ phản quang có tác dụng phản xạ hiệu quả hoàn toàn hoặc một phần aluminized và phản ánh của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15

ánh sáng cả ngày. Nó có tính chất phản xạ cả ánh sáng khả kiến và tia cực tím có tác dụng làm mất phƣơng hƣớng của bọ

. Sử dụng phƣơng pháp này có thể khống chế đồng thời các vector của virus khác (các loài rệp và bọ trĩ) và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh với một số virus cà chua khác. Biện pháp này tỏ ra hiệu quả khi đƣợc sử dụng trên đồng ruộng ở Florida và Israel. Bằng cách sử dụng lớp phủ màu vàng, ở các ruộng đƣợc bảo vệ bởi lớp phủ chỉ có 10% xuất hiện các triệu chứng TYLCV so với gần 100% của các ruộng trồng cà chua không che phủ. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng giảm tƣơng ứng với sự tăng lên của những tán cây và các lớp bao phủ.

Nhựa hấp thụ tia cực tím đƣợc sử dụng dƣới dạng nhƣ nhà kính hoặc lƣới

chống côn trùng đã thu đƣợc thành công trong việc khống chế bọ phấn ở cánh đồng thuộc Israel. Nhựa hấp thụ UV có thể làm giảm mức độ của ánh sáng tia cực tím, gây mù các cá thể bọ phấn mà sử dụng bƣớc sóng ánh sáng tia cực tím để định hƣớng. Những lƣới hấp thụ tia cực tím đã cho thấy hiệu quả trong việc ức chế sự xâm nhập của bọ phấn vào nhà kính và giảm chuyển động của bọ phấn trong nhà kính. Tỷ lệ nhiễm TYLCV của cà chua đƣợc trồng trong các tấm hấp thụ UV chỉ có 1% so với khoảng 80% trong điều kiện không có bất kỳ ứng dụng của thuốc trừ sâu. Điều quan trọng cần lƣu ý là bên cạnh chi phí sản xuất cao hơn, việc sử dụng màn lƣới này cũng có thể dẫn đến tăng nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà lƣới.

Hàng rào vật lý nhƣ lƣới chống côn trùng đã đƣợc sử dụng trong lƣu vực Địa Trung Hải từ năm 1990 để bảo vệ cây trồng từ TYLCV. Kết hợp với một vài đợt phun thuốc trừ sâu, tỷ lệ nhiễm TYLCV trong các khu vực đƣợc bảo vệ trong 18 tuần sau khi trồng chỉ còn 1% .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

16

Sử dụng chất hóa học

Phƣơng pháp sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt bọ phấn nhằm làm giảm thiệt hại do TYLCV ở cây trồng đƣợc sử dụng nhiều nhất. Một số các lớp hóa chất khác nhau đã đƣợc sử dụng để tiêu diệt bọ phấn bao gồm các hydrocarbon clo, organophosphates, neonicotinoids, pyridin-azomethines, và pyrethroids. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thƣờng xuất hiện các tác động không mong muốn. Các hóa chất ngoài tác dụng diệt bọ phấn, thƣờng có tác động gây hại lên môi trƣờng và các côn trùng có ích. Ngoài ra, trong nhiều trƣờng hợp sử dụng, bọ phấn đã phát triển đề kháng với rất nhiều các hóa chất này và hiệu quả đã giảm theo thời gian. Mặt khác, việc sử dụng lặp đi lặp lại và thƣờng xuyên của các thuốc bảo vệ thực vật trong việc kiểm soát bọ phấn đã gây ra sự bùng phát của sâu bệnh thứ cấp ví dụ nhƣ sâu ăn lá.

- Sử dụng giống kháng

Việc sử dụng các giống cà chua kháng TYLCV là cách tiếp cận tốt nhất để giảm thiệt hại do TYLCV. Với trên 30 năm nỗ lực của nhiều chƣơng trình về giống đã thu đƣợc một số giống cà chua với mức độ kháng nhất định bằng cách sử dụng các gen kháng có nguồn gốc từ các loài họ hàng cà chua hoang dại [26]. Tuy nhiên, cho đến nay số gen kháng phân lập đƣợc từ nguồn này rất hạn chế. Một số gen kháng đã đƣợc sử dụng nhƣ TY-1 trên nhiễm sắc thể số 6 của L. chilense). Gen kháng với TYLCV khác có nguồn gốc từ L. pimpinellifolium trên nhiễm sắc thể số 6 nhƣng khác locus với TY-1 đã đƣợc xác định bằng phản ứng RAPD dựa vào marker phân tử. Gen kháng với TYLCV-Thái lan đƣợc tìm thấy trên nhiễm sắc thể số 8 và 11 của L. hirsutun.

Giống cà chua kháng TYLCV đầu tiên đƣợc tạo ra là kết quả của lai giống gen kháng TY20 có nguồn gốc từ L. peruvianum Ngoài ra, gen kháng TY-1 cũng đã đƣợc sử dụng thành công để kháng lại Tomato yellow mosaic virus (ToYMV) và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

17

Tomato mottle virus (ToMoV). Tuy nhiên, những giống kháng thƣơng mại tạo ra bằng lai giống bị hạn chế bởi trong kiểu gen thƣờng mang những gen không mong muốn và quá trình đƣa một gen kháng từ một giống hoang dại vào một giống thƣơng mại thƣờng rất mất thời gian và phức tạp do liên quan đến cơ chế di truyền của toàn bộ genome.

Hiện nay, chuyển gen tạo cây kháng đang là giải pháp hiệu quả nhất. Cây kháng đƣợc tạo ra bằng kỹ thuật di truyền có nhiều lợi thế hơn các cây kháng thu đƣợc từ lai giống các gen của bộ gen thực vật. Trong thực tế, một số cây trồng chuyển gen kháng virus đã đƣợc phát triển bằng cách sử dụng một trình tự của genome virus trong thay đổi vật chất di truyền cây trồng. Khái niệm này đƣợc gọi là tính kháng có nguồn gốc từ tác nhân gây bệnh (PDR). Cho đến nay, sử dụng PDR trong việc nâng cao sức đề kháng của cà chua chống lại TYLCV cũng nhƣ các

Begomovirus khác đã cho thấy đây là một phƣơng pháp triển vọng. Để tạo cây trồng kháng với TYLCV có thể tác động vào các đích sau: (1) tác động đến protein vỏ (2) tạo cây kháng thông qua ức chế protein vận chuyển (3) làm thay đổi DNA, (4) sử dụng các gene antisense và (5) sử dụng các gen chức năng đã bị cắt ngắn hoặc đột biến để chuyển vào cây trồng. Trong thực tế, một số giống kháng đã đƣợc tạo ra bởi cách tiếp cận này đã cho thấy khả năng xây dựng tính kháng có thể trở thành nền tảng cho các chƣơng trình quản lý Begomovirus trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số phương pháp nhân tạo để lây nhiễm virus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua (Trang 25)