3. Nội dung nghiên cứu
3.5. Đánh giá hiệu quả lây nhiễmTYLCV của các phƣơng pháp lây
nhân tạo
Để đánh giá tìm ra phƣơng pháp lây nhiễm nhân tạo TYLCV vào cà chua hiệu quả nhất, chúng tôi dựa vào việc phân tích kết quả các phƣơng pháp lây nhiễm
Hình 3.7 Ảnh điện di sản phẩm PCR kiểm tra TYLCV sau 50 ngày lây nhiễm bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
43
nhân tạo về các mặt nhƣ : Thời gian lây nhiễm bệnh, mức độ biểu hiện của bệnh, ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp.
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả theo dõi biểu hiện bệnh trung bình của thí nghiệm lây nhiễm TYLCV vào cây cà chua bằng 3 phương pháp
Phương pháp lây nhiễm
Mức độ biểu hiện bệnh của các giống cà chua sau lây nhiễm TYLCV(Ngày theo dõi)
15 20 25 30 35 40 45 50 Bọ phấn 0,00 0,00 0,10 ± 0,05 0,50 ± 0,05 0,60 ± 0,20 0,90 ± 0,14 1,20 ± 0,20 1,50 ± 0,20 Ghép áp 0,00 0,35 ± 0,18 0,73 ± 0,19 1.08 ± 0.25 1,35 ± 0,38 1,84 ± 0,37 2,24 ± 0,37 2,64 ± 0,44 Agro inoculation 0,00 0,00 0,00 0,11 ± 0,04 0,38 ± 0,12 0,55 ± 0,10 0,64 ± 0,08 0,82 ± 0,12 Bảng 3.6 là bảng tổng hợp kết quả theo dõi biểu hiện bệnh trung bình của thí nghiệm lây nhiễm TYLCV vào các giống cà chua PT8; GM 2008; DV2962 bằng 3 phƣơng pháp. Từ kết quả ở bảng 3.6 chúng tôi nhận thấy: (1) Phƣơng pháp lây nhiễm qua bọ phấn mang virus mức độ biểu hiện bệnh ở cây thí nghiệm không rõ, trung bình chỉ ở mức 1,50 ± 0,20. Thời gian chuyển bệnh chậm sau 25 – 30 ngày mới bắt đầu có một số cây biểu hiện. (2) Trong phƣơng pháp lây nhiễm virus TYLCV vào cà chua bằng ghép cây lành với cây bệnh hiệu quả lây nhiễm cao nhất so với 2 phƣơng pháp còn lại sau 20 ngày lây nhiễm đã có những cây biểu hiện bệnh ở mức 1 và đến 45, 50 ngày sau số cây chuyển bệnh tăng lên trung bình ở mức 2, 3. (3) Ở phƣơng pháp Agro- inoculation chúng tôi đã tiến hành nuôi khuẩn để lây nhiễm trên 3 giống cà chua thu thập đƣợc, tuy nhiên kết quả lây nhiễm bằng
Agro inoculation phải sau 30 – 35 ngày sau lây nhiễm mới có triệu chứng bệnh và thƣờng rất nhẹ trung bình chỉ ở mức 1, sau 50 ngày lây nhiễm nên khó phân biệt để phân loại mức độ biểu hiện bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
44
So với các công bố trƣớc, chúng tôi nhận thấy : phƣơng pháp lây nhiễm qua bọ phấn trắng , dùng để đánh giá khả năng kháng TYLCV của cây chuyển gen hoặc các giống cà chua chọn tạo theo hƣớng kháng virus TYLCV thƣờng đƣợc các nhóm nghiên cứu trên thế giới sử dụng [1], [116], [38]. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng nhận định để chủ động nguồn bọ phấn sử dụng lây nhiễm thì các nhóm nghiên cứu phải tiến hành nuôi bọ phấn, việc nuôi bọ phấn là công việc phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian. Mặt khác bọ phấn là loại côn trùng rất nhỏ, có sức sống yếu nên rất dễ chết nếu môi trƣờng sinh thái không phù hợp với bọ phấn [38].
Phƣơng pháp ghép áp giữa cây lành với cây bệnh để lây nhiễm virus TYLCV cũng đã đƣợc áp dụng để đánh giá khả năng kháng virus TYLCV trong cây chuyển gen [38]. Kết quả tác giả cũng đánh giá phƣơng pháp này cũng có thể sử dụng để lây nhiễm TYLCV.
Phƣơng pháp chuyển gen thông qua Agro - inoculation cũng đã đƣợc sử dụng [24], [38]. Các tác giả cũng nhận định hiệu quả của phƣơng pháp này rất thấp, công việc đƣa cấu trúc virus vào Agro - inoculation rất phức tạp. Bên cạnh đó triệu chứng biểu hiện bệnh không rõ rệt dẫn tới khó nhận biết và phân loại mức độ bệnh [38]. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi, khi lây nhiễm vào các giống cà chua PT18, GM2008, DV2962.
Nhƣ vậy cả ba phƣơng pháp trên đều có thể áp dụng để lây nhiễm virus TYLCV vào cà chua. Nhƣng mỗi phƣơng pháp lây nhiễm TYLCV cho cà chua đã nêu trên đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm khác nhau. Do vậy, tùy thuộc vào từng điều kiện thí nghiệm mà có thể sử dụng phƣơng pháp này hay phƣơng pháp khác, để nghiên cứu về khả năng kháng TYLCV ở các giống cà chua trong công tác chọn tạo giống cây trồng và nghiên cứu.
Dựa trên các kết quả lây nhiễm nhân tạo virus TYLCV vào cà chua mà chúng tôi đã tiến hành, kết hợp với tham khảo kết quả các công trình nghiên cứu của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
45
nhà khoa học đã công bố, chúng tôi đề xuất phƣơng pháp lây nhiễm nhân tạo virus TYLCV vào cà chua có hiệu quả nhất, đó là áp dụng phƣơng pháp ghép áp giữa cây lành với cây bệnh, có thể áp dụng rộng rãi trong thực nghiệm để đánh giá khả năng kháng virus TYLCV của các giống cà chua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ