Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Hoa Kỳ (KORUS)

Một phần của tài liệu Dự báo kết quả đàm phán hiệp định thương mại xuyên thái bình dương (tpp) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Cơ hội và thách thức với việt nam (Trang 40)

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

2.1.2 Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Hoa Kỳ (KORUS)

2.1.2.1 Tổng quan về Hiệp định KORUS

Hoa Kỳ và Hàn Quốc kí kết Hiệp định thương mại tự do KORUS vào ngày 30/06/2007. Ngày 03/12/2010, 2 nước tiếp tục đưa ra những cam kết mới, được kí kết chính thức trên văn bản vào ngày 10/02/2011 trong đó liên quan đến những cơ hội mới về tiếp cận thị trường và sân chơi cho các nhà sản xuất và người lao động Hoa Kỳ. Hiệp định KORUS được Quốc hội Mĩ thông qua vào tháng 10/2011. Chính phủ Hoa Kỳ và Hàn Quốc thông báo các thỏa thuận của Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lựa từ ngày 15/03/2012. Hiệp định KORUS là hiệp định thương mại tự do lớn thứ hai mà Hàn Quốc tham gia, sau hiệp định với Liên minh Châu Âu. Đây cũng là hiệp định lớn thứ hai với Hoa Kỳ, sau Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

Bên cạnh việc chia sẻ một số mục tiêu chung khi đàm phán kí kết Hiệp định KORUS, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Hàn Quốc cũng tiếp cận hiệp định từ những quan điểm khác nhau, điều này được phản ánh trong việc tiến hành và kết quả của các cuộc đàm phán. Mục tiêu chính của Hoa Kỳ đó là tiếp cận thị trường Hàn Quốc ở các lĩnh vực: sản phẩm nông nghiệp, dược phẩm và trang thiết bị y tế, một số hàng hóa công nghệ cao và lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính và dịch vụ nghề nghiệp – những lĩnh vực mà các nhà sản xuất Hoa Kỳ có thể cạnh tranh trên toàn cầu nhưng những rào cản ở thị trường Hàn Quốc lại rất cao. Đối với Hàn Quốc, mục tiêu về tiếp cận thị trường không phải là ưu tiên hàng đầu bởi hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc đã có sự hiện diện quan trọng trong những ngành mà nước này có sức cạnh tranh lớn, ví dụ như hàng điện tử tiêu dùng và ô tô, và những ngành mà nước này chỉ phải chịu mức thuế rất thấp hoặc bằng không từ phía Hoa Kỳ. Thực tế, mục tiêu chính của Hàn Quốc là bảo vệ thị phần tại thị trường Hoa Kỳ, khi mà họ phải chịu sự cạnh trang gia tăng từ những nhà sản xuất mới nổi đến từ Đông Á như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và có thể là cả Trung Quốc.

Thông qua Hiệp định KORUS, gần 80% các loại hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp của Hoa Kỳ xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ được miễn thuế từ ngày 15/03/2012; và gần 95% các hàng hóa tiêu dùng và hàng công nghiệp thương mại song phương giữa 2 bên sẽ được miễn thuế trong vòng 5 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Hầu hết các loại thuế còn lại sẽ được loại bỏ trong vòng 10 năm. Hiệp định cũng loại bỏ các rào cản phi thuế quan, kể cả trong lĩnh vực ô tô.

Đối với hàng nông nghiệp, Hiệp định KORUS ngay lập tức sẽ loại bỏ thuế quan và hạn ngạch trên một loạt các sản phẩm, với gần 2/3 (theo giá trị) hàng nông nghiệp Hàn Quốc nhập khẩu từ Hoa Kỳ sẽ được miễn thuế kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Với lĩnh vực dịch vụ, Hiệp định KORUS đưa ra nhiều cam kết mở rộng trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ chính, bao gồm cả những quy tắc tiếp cận an toàn và mở rộng hơn đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế và mở cửa thị trường Hàn Quốc đối với dịch vụ tư vấn pháp luật nước ngoài. Hiệp định mở ra cơ hội việc làm cho người lao động Hoa Kỳ trong các lĩnh vực từ chuyển phát đến dịch vụ viễn thông, dịch vụ giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Chính vì mức độ cam kết mở rộng và tính cấp thiết như vậy, nên tuy Hàn Quốc không phải là thành viên đàm phán Hiệp định TPP nhưng những cam kết của Hiệp định KORUS được coi là nền tảng để Hoa Kỳ áp dụng tham gia đàm phán Hiệp định TPP. Theo các báo cáo, có một số Chương mà Hoa Kỳ đề xuất quy định trong TPP giống hệt với nội dung đã ký kết trong KORUS FTA, nội dung những chương khác có thể giống tới 80%-90%.

2.1.2.2 Các cam kết chung về thương mại dịch vụ trong Hiệp định KORUS

Cốt lõi của tự do hóa là Hiệp định KORUS đưa ra một Danh mục các biện pháp không tương thích và một Danh sách các lĩnh vực và hoạt động đặc biệt trong Chương thương mại dịch vụ qua biên giới, theo đó hai bên cam kết cho nhau hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia, đãi ngộ tối huệ quốc, quyền tiếp cận thị trường mở và quyền thực hiện tất cả các dịch vụ từ xa.

a) Đãi ngộ quốc gia

Về chế độ đãi ngộ quốc gia, Điều 12.2 Chương 12 Hiệp định quy định: ”Mỗi Bên phải dành cho nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia đãi ngộ không kém thuận lợi

hơn, trong cùng hoàn cảnh, dành cho nhà cung cấp dịch vụ của chính Bên đó.” Điều này có nghĩa là, đối với cùng một thị trường nội địa, chế độ đãi ngộ không được kém thuận lợi hơn chế độ đãi ngộ thuận lợi nhất, trong những trường hợp như vậy, tại thị trường nội địa đó của chính phủ, dành cho nhà cung cấp dịch vụ nội địa.

b) Đãi ngộ tối huệ quốc

Về chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, Điều 12.3 Chương 12 Hiệp định quy định: “Mỗi Bên phải dành cho nhà cung cấp dịch vụ của bên kia đãi ngộ không kém thuận lợi hơn đãi ngộ, trong cùng trường hợp, mà Bên đó dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của các Bên không nằm trong Hiệp định”.

c) Tiếp cận thị trường

Về tiếp cận thị trường, Điều 12.4 Chương 12 Hiệp định KORUS quy định: “Không bên nào được thông qua hoặc duy trì, trên cơ sở một khu vực, hoặc toàn bộ lãnh thổ của nó, những biện pháp áp đặt những hạn chế về:

 Số lượng nhà cung cấp dịch vụ, cho dù dưới hình thức hạn ngạch số lượng, độc quyền, nhà cung cấp dịch vụ độc quyền, hay yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế.

 Tổng giá trị giao dịch dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch số lượng hay yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế.

 Tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu kiểm tra kinh tế.

 Tổng số lượng thể nhân hoạt động trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc số lượng một nhà cung cấp dịch vụ có thể tuyển dụng và người cần thiết, và liên quan trực tiếp đến việc cung cấp một dịch vụ cụ thể, dưới hình thức hạn ngạch số lượng hoặc yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế.”

d) Không có sự hiện diện địa phương

Nội dung hiệp định cấm mỗi bên yêu cầu bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào của bên kia cần phải duy trì một văn phòng đại diện hoặc bất kì hình thức nào của doanh nghiệp, hoặc thường trú, như là một điều kiện để tiến hành cung cấp dịch vụ qua biên giới.

e) Quy định trong nước

Hiệp định KORUS không ngăn việc một trong hai quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải có được giấy phép để tiến hành cung cấp dịch vụ,

hoặc để tránh khỏi những quy định địa phương. Bất kỳ quy định trong nước nào như vậy phải dựa trên những tiêu chí minh bạch và khách quan, ví dụ như năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ. Thủ tục cấp phép bản thân không thể là một hạn chế về cung cấp dịch vụ.

f) Minh bạch hóa

Tại Hoa Kỳ, khái niệm “minh bạch hóa” trong quy định của chính phủ bắt nguồn từ khái niệm của Hiến pháp “quyền được xét xử theo trình tự luật pháp” và từ khuôn khổ Luật lệ hành chính theo Luật thủ tục hành chính liên bang. Ngoài việc có hẳn một chương riêng về Minh bạch hóa, Hiệp định KORUS cũng có những quy định riêng mạnh mẽ về minh bạch hóa trong thương mại dịch vụ. Chính phủ hai bên cam kết trong phạm vi cho phép có thể công khai trước các quy định được đề xuất, cho phép một cơ hội hợp lý để nhận xét, giải quyết những ý kiến nhận được, công bố quy định cuối cùng trên một tạp chí chính thức được lưu thông ở nước đó, và cung cấp khoảng thời gian hợp lí giữa việc công bố quy định cuối cùng và thực hiện các quy định để các bên liên quan có thể điều chỉnh.

Hiệp định cũng bao gồm những quy định chống tham nhũng mạnh mẽ, yêu cầu các bên thông qua và duy trì các biện pháp chống hối lộ trong thương mại quốc tế và đầu tư. Các bên cam kết tiếp tục duy trì các hình phạt thích hợp và thủ tục để thực thi các quy tắc chống tham nhũng này, và để bảo vệ những người đã tố cáo bất kì hành vi phạm tội nào, và công bố trên một tờ báo chính thức được lưu thông quốc gia.

g) Từ chối lợi ích

Tương tự như hầu hết các điều ước quốc tế của Hoa kỳ về thuế thu nhập, Hiệp định KORUS quy định một bên có thể từ chối những lợi ích của những thỏa thuận song phương đối với các nhà cung cấp dịch vụ của một bên “được sở hữu hoặc điều hành bởi người của một bên không thuộc hiệp định”. Tuy nhiên, loại trừ này chỉ áp dụng khi chính phủ từ chối những lợi ích và bên từ chối:

 Không duy trì mối quan hệ kinh tế bình thường với bên không thuộc hiệp định (ví dụ như Bắc Triều Tiên)

 Có các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại bên không thuộc hiệp định. h) Công nhận

Hiệp định KORUS cũng khuyến khích các bên công nhận sự giáo dục, kinh nghiệm thu được, đáp ứng yêu cầu, giấy phép hoặc chứng nhận được cấp ở một quốc gia cụ thể. Việc công nhận này có thể đạt được thông qua quá trình hài hòa hóa hoặc nếu không, có thể được dựa trên thỏa thuận chung giữa các quốc gia liên quan hoặc có thể được tự phù hợp.

Một Bên, nếu tham gia một thỏa thuận như đã nói, dù là hiện tại hay tương lai, sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho Bên kia, nếu Bên kia quan tâm, để đàm phán tham gia vào thỏa thuận đó, hoặc một thỏa thuận có thể so sánh được với nó. Trường hợp một bên định công nhận tự động, phải dành cơ hội cho các bên khác chứng minh rằng sự giáo dục, kinh nghiệm, giấy phép, chứng nhận, hoặc đáp ứng yêu cầu trong lãnh thể của Bên kia cũng phải được công nhận.

2.1.2.3 Cam kết cụ thể về các lĩnh vực thương mại dịch vụ của Hiệp định KORUS

Thương mại dịch vụ có vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại song phương Hàn Quốc – Hoa Kỳ. Năm 2009, giá trị các dịch vụ xuất khẩu của Mỹ qua biên giới tới Hàn Quốc là 12,6 tỉ đô la, trong khi đó giá trị nhập khẩu là 6,4 tỉ đô la, thặng dư thương mại dịch vụ của Hoa Kỳ là 6,2 tỉ đô la (Office of the United States Trade Representative, 2012). Hiệp định KORUS tạo ra cho cả hai bên nhiều cơ hội mới về thương mại và đầu tư, bảo vệ nhà đầu tư, minh bạch hóa các quy định và rất nhiều lợi ích khác. Hiệp định đã đưa ra những cam kết quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực thương mại dịch vụ, bao gồm: dịch vụ nghề nghiệp, viễn thông, dịch vụ nghe nhìn, và đặc biệt là dịch vụ tài chính,v..v

a) Cách tiếp cận tự do hóa thương mại dịch vụ của Hiệp định KORUS

Hiệp định KORUS sử dụng cách tiếp cận theo phương pháp “tiêu cực” (negative list) hay còn gọi là phương pháp “chọn – bỏ”. Hoa Kỳ và Hàn Quốc, mỗi bên đưa ra các Phụ lục, bao gồm các biện pháp được coi là không tương thích với thương mại dịch vụ theo quy định của Hiệp định. Các mục sẽ được mô tả bao gồm các yếu tố:

 Lĩnh vực: là lĩnh vực mà sự thâm nhập thị trường được thực hiện.

 Nghĩa vụ liên quan: quy định cụ thể điều khoản nào không áp dụng cho các khía cạnh không phù hợp của pháp luật, quy định hoặc các biện pháp khác được quy định trong phụ lục.

 Biện pháp: xác định các luật, quy định, hoặc các biện pháp khác mà sự thâm nhập thị trường được thực hiện.

 Mô tả: thiết lập các cam kết, nếu có, để tạo ra cam kết tự do hóa vào một ngày nhất định sẽ có hiệu lực và những khía cạnh không phù hợp còn lại của biện pháp mà sự thâm nhập thị trường được thực hiện.

b) Dịch vụ tài chính

Hàn Quốc và Hoa Kỳ có mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ thương mại nhờ những cam kết mạnh mẽ và cải cách về dịch vụ tài chính. Những cam kết về dịch vụ tài chính trong Hiệp định KORUS là những cam kết mạnh mẽ nhất cho đến nay của Hoa Kỳ với các đối tác trong các hiệp định thương mại tự do. Trong ngắn hạn, Hiệp định KORUS sẽ tạo ra những tiêu chuẩn cho thị trường dịch vụ tài chính Hàn Quốc ở một mức độ giúp tối đa hóa sự minh bạch hóa các quy định quản trị rủi ro và thúc đẩy hợp tác pháp lý giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Hiệp định KORUS thúc đẩy sự ổn định trong khu vực thương mại dịch vụ và hợp tác quốc tế. Đặc biệt sau những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây, các thỏa thuận quốc tế, bao gồm các FTA, là một phương tiện quan trọng để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác qua biên giới, minh bạch hóa, khả năng dự báo trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, điều này đặc biệt rất quan trọng để tiếp tục phục hồi kinh tế toàn cầu. Hiệp định KORUS sẽ đảm bảo để xây dựng một hệ thống tài chính an toàn và lành mạnh, đồng thời cũng đảm bảo khả năng điều chỉnh để bảo đảm thực hiện các quy định trong nước. Đồng thời nó cũng thúc đẩy sự cạnh tranh và đổi mới kinh tế toàn cầu một cách lành mạnh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Hơn nữa, Hiệp định KORUS bao gồm những cam kết hiện đại, tiên tiến lần đầu tiên trong một FTA và nó sẽ là mô hình quan trọng về dịch vụ tài chính cho các nước châu Á khác.

Hiệp định thiết lập những cuộc đối thoại song phương thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Hàn Quốc để tạo ra sự hợp tác hiệu quả hơn. Thêm vào đó, các biện pháp bảo đảm an toàn ngoại lệ trong chương dịch vụ tài chính là một phần quan trọng của thỏa thuận, tạo ra nền tảng cho việc tiếp cận các quy định và chủ quyền trong các giao dịch với đối tác. Các ngoại lệ ghi nhận quyền và nhu cầu của các nước để điều chỉnh lợi ích của quốc gia và người tiêu dùng nước đó một cách tốt nhất, đồng thời cũng ngăn cản một quốc gia phân biệt đối xử để tránh cam kết bằng những cách khác.

Hiệp định KORUS cũng là hiệp định đầu tiên bao gồm những quy định về truyền dữ liệu, cho phép các công ty Hoa Kỳ chuyển dữ liệu khách hàng của họ vào và ra khỏi Hàn Quốc, đảm bảo quy định về minh bạch hóa, quản trị rủi ro và chi phí một cách hiệu quả. Cam kết này đã phá vỡ nền tảng ở châu Á, và là yếu tố cần thiết cho sự hoạt động rộng khắp thế giới của các công ty dịch vụ tài chính Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hiệp định cũng cho phép các bộ phận “back-office” tại Hoa Kỳ hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp mình tại Hàn Quốc. Điều quan trọng là, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã đồng ý để một giai đoạn 2 năm trong cam kết nŕy để xác định, đánh giá, vŕ sửa đổi thực tiễn chuyển giao dữ liệu để đảm bảo bảo hộ tại Hŕn Quốc không kém nghięm ngặt hőn so với bảo hộ tại Hoa Kỳ.

Hiệp định KORUS cung cấp đầy đủ quyền thành lập, bao gồm cả liên doanh, công ty con hoặc chi nhánh sở hữu hoàn toàn, cũng như một loạt các tiêu chuẩn về

Một phần của tài liệu Dự báo kết quả đàm phán hiệp định thương mại xuyên thái bình dương (tpp) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Cơ hội và thách thức với việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w