Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA)

Một phần của tài liệu Dự báo kết quả đàm phán hiệp định thương mại xuyên thái bình dương (tpp) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Cơ hội và thách thức với việt nam (Trang 29)

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

2.1.1Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA)

(AANZFTA)

2.1.1.1 Tổng quan về Hiệp định AANZFTA

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand là một hiệp định kinh tế toàn diện giữa 10 quốc gia ASEAN ( Brunei, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) với Australia và New Zealand. Hiệp định mở ra cho khu vực kinh tế năng động với quy mô dân số 623 triệu dân (2010) và GDP 3,2 tỷ USD (2010) (Australian Government - Department of Foreign Affairs and Trade, 2012) này nhiều cơ hội mới dựa trên nền tảng cơ chế tiếp cận thị trường và cơ chế đầu tư tự do, minh bạch và thuận lợi hơn.

Hiệp định được kí kết vào ngày 27/02/2009 tại Thái Lan, và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2010 sau khi được phê chuẩn bởi 8 bên bao gồm: 6 quốc gia ASEAN (Brunei, Malaysia, Myanmar, Phillipines, Singapore, Việt Nam), Australia và New Zealand. Sau đó, Hiệp định AANZFTA bắt đầu có hiệu lực với Thái Lan từ

ngày 12/03/2010. AANZFTA có hiệu lực với Lào và Campuchia lần lượt vào ngày 01/01/2011 và 04/01/2011. Indonesia đã phê chuẩn Hiệp định vào ngày 06/05/2011 và đang trong quá trình ban hành các quy phạm pháp luật cần thiết để thực hiện các cam kết thuế quan theo AANZFTA. Đây là lần đầu tiên Australia và New Zealand cùng kết hợp tham gia đàm phán một FTA với bên thứ ba, và cũng là lần đầu tiên các nước ASEAN bắt tay vào đàm phán một FTA bao gồm tất cả các lĩnh vực: hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ đồng thời. Điều này làm cho AANZFTA trở thành FTA toàn diện nhất mà các nước ASEAN từng đàm phán.

Thông qua Hiệp định AANZFTA:

 Thuế quan sẽ giảm dần kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, và loại bỏ ít nhất 90% tất cả các dòng thuế trong thời hạn quy định.

 Quy tắc xuất xứ hiện đại, linh hoạt hơn, đơn giản hóa thủ tục hải quan và nhiều cơ chế minh bạch hóa sẽ tạo điều kiện cho dòng lưu chuyển hàng hóa thuận lợi hơn.

 Những rào cản thương mại dịch vụ sẽ dần được tự do hóa, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tiếp cận gần hơn với các thị trường trong khu vực.

 Sự di chuyển thể nhân, những người tham gia vào các hoạt động thương mại và đầu tư, sẽ được tạo điều kiện thuận lợi.

 Đầu tư được bảo vệ trong một phạm vi nhất định, bao gồm cả khả năng giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của nước nhà đầu tư.

2.1.1.2 Những cam kết chung về thương mại dịch vụ trong Hiệp định AANZFTA

Được xây dựng dựa trên cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ của WTO, chương Thương mại dịch vụ của Hiệp định AANZFTA tiếp tục cải thiện và phát triển các cam kết và nghĩa vụ về thương mại dịch vụ. Các cam kết về thương mại dịch vụ của Hiệp định AANZFTA mang tính chất “WTO +” (có nghĩa là Hiệp định AANZFTA có mức độ cam kết mở rộng mà mạnh mẽ hơn so với cam kết của các

bên tại Hiệp định GATS của WTO). Những cam kết cải tiến về tiếp cận thị trường, đãi ngộ quốc gia, quy định về đối xử tối huệ quốc (MFN) và hàng loạt các biện pháp và cam kết khác sẽ tăng cường sự chắc chắn và minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu dịch vụ của các quốc gia trong khu vực.

a) Tiếp cận thị trường và Đãi ngộ quốc gia

Khoản 2 điều 4 chương 8 Hiệp định AANZFTA quy định rằng trong các ngành được cam kết mở cửa thị trường toàn bộ, các quốc gia thành viên không được áp đặt các rào cản như:

 Hạn chế số lượng người cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;

 Hạn chế về tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;

 Hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế;

 Hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một ngành dịch vụ cụ thể hoặc một người cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;

 Các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ; và

 Hạn chế về tỷ lệ vốn góp của Bên nước ngoài bằng việc quy định giới hạn phần trăm tối đa cổ phần của Bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp.

Tại Khoản 1 điều 3 chương 8, trong cam kết về đãi ngộ quốc gia, các thành viên cam kết “mỗi Bên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Bên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử được Bên đó dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của chính mình”

Tuy nhiên, trong lịch trình cam kết của mỗi bên vẫn có thể bao gồm một số hạn chế về tiếp cận thị trường hoặc đãi ngộ quốc gia theo chiều ngang (áp dụng trên tất cả các ngành) hoặc trên từng ngành cụ thể.

Hiệp định AANZFTA có một số quy định quan trọng về quy định trong nước đối với các quốc gia thành viên. Các quy định và việc thực hiện có hiệu quả các quy định này là vấn đề rất đáng lưu tâm đối với các doanh nghiệp.

Ví dụ Khoản 1 điều 10 chương 8 Hiệp định quy định: “Trong những ngành dịch vụ đã có các cam kết, mỗi Bên phải đảm bảo rằng tất cả các biện pháp áp dụng chung tác động đến thương mại dịch vụ được điều hành một cách hợp lý, khách quan và bình đẳng”.

Tương tự như vậy, trong các lĩnh vực mà có những cam kết cụ thể, các biện pháp liên quan tới yêu cầu chuyên môn, thủ tục, tiêu chuẩn kĩ thuật và yêu cầu cấp phép phải đảm bảo không trở thành những trở ngại không cần thiết cho thương mại dịch vụ. Các bên sẽ cùng nhau rà soát lại các kết quả đàm phán về các nguyên tắc của các biện pháp này, nhằm đưa các biện pháp này vào nội dung Hiệp định. Các bên ghi nhận những nguyên tắc đó nhằm đảm bảo rằng các yêu cầu này, không kể các nguyên tắc khác:

 Dựa trên những tiêu chí khách quan và minh bạch, như năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ;

 Không phiền hà hơn mức cần thiết để bảo đảm chất lượng dịch vụ;

 Trong trường hợp áp dụng thủ tục cấp phép, không trở thành hạn chế cung cấp dịch vụ.

Điều trên được quy định tại Khoản 2 điều 10 chương 8 Hiệp định AANZFTA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp có yêu cầu về thủ tục phê duyệt đối với việc cung cấp một dịch vụ đã có cam kết cụ thể trong khuôn khổ của Hiệp định, Khoản 5 điều 10 chương 8quy định các cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia sẽ:

 Trong trường hợp hồ sơ xin cấp phép chưa hoàn chỉnh, theo yêu cầu của người nộp hồ hơ, chỉ rõ mọi thông tin bổ sung cần thiết để hoàn chỉnh hồ sơ và tạo cơ hội để bổ sung các thiếu sót trong một khoảng thời gian hợp lý;

 Trong thời gian phù hợp, sau khi nộp đơn được xem là đã hoàn thành theo đúng quy định và luật pháp trong nước, phải thông báo cho người nộp đơn quyết dịnh liên quan đến hồ sơ;

 Theo yêu cầu của người nộp hồ sơ, cung cấp không chậm chễ các thông tin có liên quan đến tình trạng của hồ sơ; và

 Nếu hồ sơ bị đình chỉ hoặc từ chối, trong mức tối đa có thể, người nộp hồ sơ sẽ được thông báo bằng văn bản không chậm chễ về nguyên nhân của việc đình chỉ hoặc từ chối đó. Người nộp hồ sơ có thể nộp lại, theo nguyện vọng của mình, hồ sơ mới.

c) Minh bạch hóa

Các doanh nghiệp được tạo cơ hội để tìm hiểu về các quy tắc, quy định và các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ nhờ quy định của Hiệp định AANZFTA yêu cầu những thông tin này và tất cả các hiệp định quốc tế khác ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ - cần phải được công bố rộng rãi trên internet. Các chính phủ cũng cần thiết lập các đầu mối liên lạc để giải đáp kịp thời những thắc mắc của các bên.

d) Công nhận

Một phần quan trọng trong chương thương mại dịch vụ của Hiệp định AANZFTA đó là việc khuyến khích các bên công nhận những yêu cầu về giáo dục và/hoặc kinh nghiệm liên quan đến giấy phép và giấy chứng nhận để cung cấp những dịch vụ cụ thể. Các bên được khuyến khích đàm phán để hài hòa hóa những yêu cầu này hoặc thiết lập các thỏa thuận chung để các nhà cung cấp dịch vụ từ các quốc gia thuộc Hiệp định AANZFTA có thể tiến hành giao thương dễ dàng hơn với các quốc gia khác trong khu vực của hiệp định.

Trường hợp có hai hoặc nhiều quốc gia AANZFTA tham gia vào các thỏa thuận về công nhận này, họ có nghĩa vụ phải cho phép các quốc gia khác thuộc khu vực của Hiệp định AANZFTA đàm phán gia nhập thỏa thuận.

e) Vấn đề độc quyền và thông lệ kinh doanh

Trong trường hợp một chính phủ cho phép cung cấp độc quyền một dịch vụ nào đó trên thị trường, Hiệp định AANZFTA quy định chính phủ đó có nghĩa vụ đảm bảo rằng sự độc quyền sẽ không làm suy yếu các cam kết về thương mại dịch vụ trong phạm vi Hiệp định. Tương tự như vậy, nếu một chính phủ bị cáo buộc cho phép một nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh theo những cách làm hạn chế cạnh tranh và hạn chế thương mại bởi một nước khác, Hiệp định quy định cần có những buổi tham vấn để loại bỏ các hành vi chống cạnh tranh.

Tương tự như các hiệp định thương mại ưu đãi khác, Hiệp định AANZFTA được thành lập nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong khu vực và các nhà cung cấp dịch vụ. Để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp, Điều 21 Chương Thương mại dịch vụ cho phép các bên có quyền từ chối lợi ích từ Hiệp định này.

2.1.1.3 Cam kết cụ thể về các lĩnh vực thương mại dịch vụ của các thành viên Hiệp định AANZFTA

Với cam kết về việc mở cửa các lĩnh vực thương mại dịch vụ, các quốc gia thành viên của Hiệp định AANZFTA có rất nhiều cơ hội mới tiếp cận với các lĩnh vực dịch vụ tại các nước khác.

a) Cách tiếp cận tự do hóa thương mại dịch vụ của Hiệp định AANZFTA

Tương tự như Hiệp định GATS, Hiệp định AANZFTA sử dụng cách tiếp cận “tích cực” hay còn gọi là phương pháp “chọn – cho”. Các quốc gia đưa ra một danh sách các lĩnh vực dịch vụ và quyết định mức độ cam kết dựa trên “phương thức cung ứng” và tùy theo việc các cam kết đó sẽ ảnh hướng như thế nào đến việc kinh doanh tại một nước (tiếp cận thị trường) hoặc phản ánh các biện pháp phân biệt đối xử với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (đãi ngộ quốc gia). Trong một vài trường hợp, các cam kết sẽ được ghi là “Không” (có nghĩa là không có bất kì rào cản hoặc sự phân biệt đối xử nào) hoặc “Không bị ràng buộc” (có nghĩa là không có cam kết của các quốc gia liên quan).

Ngoài ra, mỗi thành viên của Hiệp định AANZFTA cũng đưa ra một lịch trình cam kết cụ thể trong đó liệt kê ra những cam kết về tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia mà quốc gia thành viên đó đã chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện đối với từng ngành và tiểu ngành theo các phương thức cung ứng dịch vụ khác nhau được sử dụng trong Hiệp định.

b) Dịch vụ nghề nghiệp

Trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, Malaysia cam kết cho phép tỷ lệ tổng số vốn chủ sở hữu nước ngoài tham gia vào các quan hệ đối tác tại nước này hoặc các công ty kế toán của Malaysia lên đến 40%; Lào cũng cam kết cho phép ủy quyền tạm thời của các nhà kế toán Australia; và Philippines cũng bị ràng buộc bằng các cam

kết cho phép các nhà kế toán nước ngoài có thể hành nghề ở Philippines dưới những giấy phép tạm thời được cấp bởi Ủy ban quy chế nghề nghiệp của nước này.

Trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, Indonesia cam kết sẽ cho phép các luật sư nước ngoài làm việc ở các công ty luật Indonesia với tư cách là nhân viên hoặc các chuyên gia luật quốc tế. Việt Nam cũng cam kết cho phép các tổ chức luật gia quốc tế tuyển dụng các luật sư Việt Nam và cho phép các luật sư nước ngoài làm việc tại các công ty luật Việt Nam để tư vấn về luật quốc tế.

Trong lĩnh vực dịch vụ kĩ thuật, Malaysia cam kết cho phép tỉ lệ vốn chủ sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp liên doanh đa ngành lên tới 30%; Lào cho phép tỉ lệ vốn chủ sở hữu nước ngoài lên đến 70% trong quá trình xây dựng các dự án chìa khóa trao tay về sản xuất, cấp nước và vệ sinh môi trường; trong khi đó Philippines cũng cam kết cho phép các kĩ sư nước ngoài trong các lĩnh vực dân dụng, cơ khí, luyện kim và vệ sinh có thể làm việc ở Philippines dưới những giấy phép tạm thời được cấp bởi Ủy ban quy chế nghề nghiệp Philippines.

Trong lĩnh vực dịch vụ kiến trúc, Brunei cho phép tỉ lệ tối đa vốn chủ sở hữu nước ngoài tại các công ty kiến trúc nước này là 40%; Malaysia cho phép tỉ lệ này tại các doanh nghiệp liên doanh đa ngành là 30%; Lào cam kết cho phép doanh nghiệp kiến trúc với 100% vốn chủ sở hữu nước ngoài; tương tự như các lĩnh vực khác, Phillipines cũng cho phép các kiến trúc sư nước ngoài làm việc tại Philipines dưới những giấy phép tạm thời do Ủy ban quy chế nghề nghiệp nước này cấp.

c) Dịch vụ giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục đại học:

 Lào cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập các hiện diện thương mại với vốn chủ sở hữu nước ngoài lên tới 100%.

 Malaysia cam kết cho phép các doanh nghiệp liên doanh với các tổ chức trong nước và giới hạn vốn chủ sở hữu nước ngoài tối đa là 51% (tùy thuộc vào mức độ phù hợp của các khóa học với các mục tiêu giáo dục của Malaysia). Malaysia cũng cam kết cho phép nhập cảnh tạm thời và ở lại với thời gian lên đến 10 năm đối với đối tượng là các giảng viên, chuyên gia, giáo sư và các nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.

 Philippines cho phép tỉ lệ vốn chủ sở hữu nước ngoài là 40% đối với các tổ chức giáo dục tham gia vào các chương trình liên kết trong các lĩnh vực:

nông nghiệp, công nghiệp, môi trường quản lý tài nguyên thiên nhiên, kĩ thuật, kiến trúc, khoa học và công nghệ và các chương trình liên quan đến sức khỏe; đồng thời cho phép thời gian nhập cảnh tạm thời và ở lại của các chuyên gia trong những lĩnh vực này là 1 năm, ngoài ra có thể được kéo dài thêm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Indonesia cam kết cho phép các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài hợp tác với các đối tác địa phương và thành lập các cơ sở giáo dục tại các thành phố: Jakarta, Surabaya, Bandung, Yogyakarta và Medan.

 Việt Nam cam kết giảm các yêu cầu về kinh nghiệm đối với giáo viên nước ngoài ở bậc đại học và trung học phổ thông (giảng dạy những học sinh đã hoàn thành 9 năm học bậc phổ thông) và các dịch vụ giáo dục khác từ 5 đến

Một phần của tài liệu Dự báo kết quả đàm phán hiệp định thương mại xuyên thái bình dương (tpp) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Cơ hội và thách thức với việt nam (Trang 29)