- Khả năng có thai ở những bệnh nhân bị QKƯBT tăng gấp 2 lần so với những bệnh
4.3.3. Bàn luận về phương pháp điều trị
Trên cơ sở rối loạn cơ bản trong hội chứng QKƯBT là có sự thoát dịch từ lòng mạch vào các khoang của cơ thể, nguyên tắc xử trí là điều trị triệu chứng bảo tồn, làm tăng khối lượng máu, chống đông máu nếu có hiện tượng cô đặc máu hoặc tắc mạch khối. Truyền dịch, đặc biệt là truyền albumin cho kết quả rất tốt, chỉ định phẫu thuật khi có dấu hiệu chảy máu trong do vì nang, xoắn nang hoặc chửa ngoài tử cung.
- Vấn đề điều trị nội khoa:
Theo P. G. Crosignani [26] việc điều trị hàng ngày được điều chỉnh bởi kết quả xét nghiệm. Lượng dịch đưa vào dựa trên cân bằng nước, điện giải. Số lượng dịch hàng ngày nên < 1000ml.
Nước tiểu > 500ml/24 giê Htc < 40%
Nước tiểu = 300-500ml/24 giê
Albumin + Furosemit Htc ≤ 45%
Nước tiểu < 500ml/24 giê
Dopamin ± Albumin
Tại Cairo - Aicập, nhóm tác giả M.Aboulghar, J.H.Evers và cộng sự [53] nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch albumin đối với việc điều trị 378 phụ nữ xuất hiện HCQKƯBT (193 trong nhóm điều trị bằng albumin, 185 ở nhóm chứng) cho thấy: việc sử dụng albumin có giá trị rõ ràng trong việc phòng chống QKƯBT nặng ở những bệnh nhân nguy cơ cao.
Bùi Văn Êm [1] đưa ra số liệu 104/113 số bệnh nhân quá kích độ II và III đã sử dụng dung dịch albumin. Sè chai albumin (loại 20% - 50ml) dùng Ýt nhất là 4 chai, nhiều nhất là 118 chai, trung bình 31,73 chai/bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 87.9% chỉ điều trị nội khoa đơn thuần với các loại dịch truyền, thuốc an thần, chống đông máu. Số lượng chai albumin đã dùng trung bình là 12.8 chai/bệnh nhân, bệnh nhân dùng nhiều nhất là 54 chai.
Tác dụng làm tăng áp lực keo trong lòng mạch, giảm sự thoát dịch vào khoang "thứ 3" của dung dịch albumin rất rõ ràng, nhưng giá tiền lại quá đắt nhất là đối với những bệnh nhân kinh tế hạn hẹp thì đây là một vấn đề khó khăn. Vậy sử dụng phối hợp dịch thế nào để giảm chi phí cho bệnh nhân ?
Toshiaki Endo và cộng sự [42] (2004) nghiên cứu 50 bệnh nhân QKƯBT thể nặng sau IVF - ET tại trung tâm điều trị vô sinh Sapporo, Nhật Bản đưa ra nhận xét dung dịch dextran 40 có tác dụng làm loãng máu mạch,
chống hiện tượng tắc mạch tốt. So sánh với dung dịch albumin, thì dextran 40 giá rẻ hơn, tác dụng vẫn tốt. Nh vậy việc chọn loại dịch gì có tác dụng điều trị, giá thành rẻ là vấn đề cần được nghiên cứu để bệnh nhân QKƯBT ngày càng được điều trị tốt hơn.
Việc sử dụng heparin trong điều trị tuy phải thận trọng nhưng cũng rất cần thiết khi bệnh nhân có biểu hiện Htc cao > 42%, hồng cầu > 5 x 1012/L, Hb > 14g/dl phòng biến chứng tắc mạch do tăng đông máu.
- Vấn đề điều trị ngoại khoa:
Điều trị ngoại khoa đối với các trường hợp QKƯBT cần rất thận trọng vì cơ chế sinh lý bệnh của QKƯBT là thoát dịch từ lòng mạch vào khoang "thứ ba" của cơ thể, kèm theo thoát mạch albumin dẫn đến giảm khối lượng tuần hoàn, cô đặc máu và hàng loạt các rối loạn khác.
Theo D. Navot [35] khi thực hiện các thủ thuật chọc, chích cần được làm dưới hướng dẫn của siêu âm.
+ Chọ c hút dịch bụng là một điều trị cần thiết, nó chỉ được thực hiện mỗi khi lượng dịch nhiều, gây chèn Ðp tạng. Đường qua thành bụng cũng có thể thực hiện một cách dễ dàng, Ýt tốn kém. Nếu trường hợp buồng trứng quá to, chọc hút dưới siêu âm đường âm đạo là phương pháp an toàn nhất chi phí cao.
+ Chọc hút nang qua siêu âm đường âm đạo được thực hiện khi buồng trứng quá to với nhiều nang > 90mm, gây chèn Ðp tạng nhằm giải áp lực bụng và mức độ quá kích. Tuy nhiên phải thật thận trọng vì có thể gặp các biến chứng nh vì nang, chảy máu trong ổ bụng hay nguy cơ phôi chết. Những trường hợp phôi phát triển tốt hay đa thai thì mức độ quá kích càng tăng, dịch bụng, phổi càng nhiều lại phải chọc nhiều lần hơn.
+ Chọc hút dịch màng phổi được đặt ra khi có biểu hiện chèn Ðp phổi, bệnh nhân khó thở nhiều. Thực hiện thủ thuật này nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn và dùng kháng sinh điều trị sau mỗi lần chọc.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 13 bệnh nhân chọc dịch bụng (1 bệnh nhân phải chọc đến 7 lần), 3 bệnh nhân phải chọc dịch màng phổi (1bệnh nhân chọc dịch màng phổi đơn thuần 2 lần), không có trường hợp nào phải phẫu thuật vì chảy máu hay vì nang buồng trứng. Tất cả các lần thủ thuật này đều thực hiện an toàn.
- Việc can thiệp phẫu thuật chỉ thực hiện khi có dấu hiệu chảy máu trong do vì nang, nang xoắn hay chửa ngoài tử cung. Khi phẫu thuật cần chú ý bảo tồn buồng trứng, cầm máu là chính.